www.bachkhoakienthuc.com

Mang thai 3 tháng đầu: Những điều không thể bỏ qua

29/03/2016 18:06

Mang thai tháng thứ 1, 2, 3 mẹ bầu cần lưu ý những gì, nên ăn gì, kiêng gì cũng như lịch khám thai thế nào là những thông tin có trong bài viết này.

Mang thai 3 tháng đầu sẽ thường mệt mỏi
Mang thai 3 tháng đầu sẽ thường mệt mỏi

9 tháng thai nghén của mẹ bầu được chia làm 3 thời kỳ lớn, mỗi thời kỳ 3 tháng.

- Quý thứ nhất (mang thai 3 tháng đầu): Đây là quý mấu chốt, là thời kỳ sản phụ chấp nhận một trạng thái mới, là thời kỳ thai nhi mới hình thành trong bụng mẹ. Trong đại đa số các trường hợp, trứng được cắm chắc và thai sẽ tiến triển tốt.

- Quý thứ hai: Đây là thời kỳ bà bầu cảm thấy thoải mái, quý này thai phát triển dần điều hòa.

- Quý thứ ba: Là giai đoạn thai trưởng thành, là lúc bạn chờ được chuẩn bị cho sinh nở, là thời kỳ thai sắp tách ra để chuyển sang một cuộc sống mới.

Mang thai 3 tháng đầu có sự thay đổi gì?

Mang thai tháng đầu, tháng thứ 2, tháng thứ 3, người phụ nữ rất mệt và không thoải mái. Biểu hiện đầu tiên của sự thay đổi trong cơ thể là mất kinh. Việc thay đổi kỳ kinh nguyệt dẫn tới hàng loạt thay đổi khác khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu kèm theo rối loạn tiêu hóa ở thời kỳ đầu này.

- Sự hình thành, nuôi dưỡng phôi thai

Khi mới thụ thai, máu mẹ đã phải mang đến cho bộ phận sinh dục những nguyên tố cần thiết cho sự phát triển của thai. Tuần hoàn nửa dưới cơ thể được tăng cường. Tim phải làm việc nhiều hơn, lưu lượng máu tăng, hai chân nặng hơn do các tĩnh mạch giãn ra.
Đặc biệt, tử cung được mang đến nhiều máu nên nó to ra rất nhiều và rất nhanh để đáp ứng sự phát triển của phôi thai nằm bên trong.

- Tầm quan trọng của nhau thai

Nhau thai được bám vào tử cung nhận từ mẹ tất cả những nguyên tố cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Nhau biến hóa các nguyên liệu ấy.

Mạch máu trong cuốn rốn vừa mang các nguyên liệu cho thai từ máu mẹ vừa chuyển về nhau các máu của phôi thai để được lọc sạch.

Nhau vừa sản xuất ra những thành phần cơ cấu thai nhi, vừa lọc một phần, chặn các chất độc và vi trùng để bảo vệ thai nhi. Tuy nhiên những bộ phận này rất mỏng manh, có một số độc tố và vi trùng vẫn lọt qua được. Đây còn là phổi của thai nhi, nó mang oxy đến cho thai nhi và thải thán khí ra.

- Sự hình thành đầu tiên của con người

Thời kỳ thai nghén, đứa bé đã được phác tạo nên. Lúc đầu một trứng nhỏ hình tròn, đồng nhất, sau chuyển sang hình bầu dục dày lên rồi phát triển thành phôi và nhau thai.

Phôi có cốt cách, phủ tạng, óc và hệ thần kinh, phác tạo những nét lớn của một con người. Ống tuần hoàn được hình thành nhanh, phác tạo quả tim và tim bắt đầu đập từ ngày thứ 23 của thai với nhịp đập nhanh, đều.

- Hình thành của thai nhi ở tuần thứ 12

Sau tuần thứ 12 thai nhi đã được hình thành, tuy vậy chưa phải tất cả các bộ phận đã được cấu tạo xong.

Thai nhi hình thành tiếp tục phát triển lớn lên, nặng thêm, các cơ hình thành, các phủ tạng cấu tạo hoàn chỉnh và trưởng thành thêm. Trước 3 tháng, các thành phần cấu trúc cơ bản được tạo dựng.

Mang thai 3 tháng đầu kiêng gì?

* Mẹ bầu kiêng ăn gì trong 3 tháng đầu:

– Không nên ăn thịt gia súc, gia cầm sống hoặc tái, thức ăn để lạnh, các loại thực phẩm có chứa thành phần trứng sống, phô mai mềm chưa tiệt trùng, pate đông lạnh vì chúng có chứa vi khuẩn gây hại đến sự phát triển của thai nhi.

– Tránh tối đa các loại cá mập, cá kiếm, cá thu và cá kình vì chúng có thể chứa hàm lượng thủy ngân cao, ảnh hưởng đến sự phát triển não của thai nhi.

– Không nên ăn thực phẩm chứa nhiều muối

– Không nên ăn nhiều rau răm, ngải cứu trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.

– Không nên uống rượu, bia hoặc các loại nước uống có caffein

* Mang thai 3 tháng đầu có quan hệ được không?

Câu trả lời là có nhưng cần kiêng quan hệ trong những trường hợp sau:

– Dọa sảy thai

– Chảy máu âm đạo nhiều

– Nhau tiền đạo

– Có tiền sử sinh non, sảy thai

– Có các bất thường về nước ối, nhau thai

* Nên kiêng làm gì khi mang thai 3 tháng đầu:

Một số việc sau đây mẹ bầu tuyệt đối không được làm:

– Kiêng leo trèo, làm việc nặng.

– Kiêng gập người lên xuống thường xuyên.

– Kiêng bắt chéo chân và gập gối.

– Kiêng đứng quá lâu hoặc đứng lên ngồi xuống đột ngột.

- Tiếp xúc với các hóa chất độc như thuốc xịt muỗi, đuổi côn trùng.

Nếu không muốn hại con, ngừng ngay những việc này từ hôm nay
Cho trẻ ăn kẹo, uống nước ngọt có gas, sử dụng smartphone, mắng chửi... là những việc khiến cho trẻ tổn thương cả thể chất lẫn tinh thần những chúng ta lại hay mắc phải...