Acetylcholin kích thích trực tiếp trên hệ M và N. Tác dụng trên hệ m chiếm ưu thế hơn nên thực tế tác dụng của acetylcholin biểu hiện là cường phó giao cảm. Tác dụng kích thích hệ M: + Trên mắt: gây co đồng tử do làm co cơ vòng mống mắt, gây co thể mi, giúp mở rộng ống thông dịch nhãn cầu, làm giảm nhãn áp. + Trên tuần hoàn: thuốc làm giảm hoạt động cảu tim (giảm nhịp tim, giảm sức co bóp, giảm dẫn truyền, giảm tính hưng phấn), gây giãn mạch và hạ huyết áp. Tác dụng hạ huyết áp xuất hiện nahnh, mạnh nhưng rất ngắn nên hầu như không dùng trong lâm sàng. + Trên cơ trơn: thuốc làm tăng hoạt động của cơ trơn. Liều thấp có tác dụng kích thích làm tăng co bóp cơ trơn tiêu hoá, tiết niệu, đường mật, hô hấp, giúp phục hồi chức năng cơ trơn khi bị liệt. Liều cao, thuốc gây co thắt cơ trơn mạnh gây khó thở (do co thắt phế quản), đau bụng (do co thắt dạ dày, ruột)… + Trên tuyến ngoại tiết: kích thích các tuyến, ngoại tiết gây tăng tiết dịch, tăng tiết nước bọt, nước mắt, dịch phế quản, dịch dạ dày, ruột. Liều thấp có tác dụng phục hồi chức năng tuyến tiết. Liều cao gây rối loạn bài tiết. Tác dụng kích thích hệ N: Khi dùng liều cao và trên súc vật đã dùng atropin để phong bế hệ M, acetylcholin gây kích thích hệ N ở các hạch giao cảm, phó giao cảm và tuỷ thượng thận gây tác dụng giống như cường giao cảm (kích thích tim, co mạch, tăng huyết áp, tăng hô hấp, giãn đồng tử…). Kích thích hệ n ở bản vận động cơ xương gây tăng co cơ. Kích thích hệ N ở thần kinh trung ương gây tăng hưng phấn. |