www.bachkhoakienthuc.com

Mang thai tháng thứ 8

22/08/2016 15:14

Mang thai tháng thứ 8, mẹ bầu có thể theo dõi thai kỳ các tuần 29, tuần 30, tuần 31, tuần 32 về sự phát triển của thai nhi theo các giai đoạn sau.

Mang thai tháng thứ 8 thuộc tam cá nguyệt thứ 3. Lúc này mẹ bầu đã vượt qua được hơn 2/3 chặn đường "mang nặng" rồi. Giai đoạn này, mẹ bầu cần hạn chế té ngã, chú ý dấu hiệu của chứng trầm cảm giai đoạn mang thai có thể xuất hiện.

Mang thai tháng thứ 8
Mang thai tháng thứ 8

Có thể hình dung về sự phát triển của bé yêu qua các tuần tuổi như sau:

Mang thai tuần thứ 29

Lúc này bé nặng khoảng 1150g và dài 38,6cm tính từ đỉnh đầu đến gót chân.

Cơ bắp và phổi của bé đang tiếp tục hoàn thiện, phần đầu tăng kích thước để phù hợp với sự phát triển của bộ não.

Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng của thai nhi, bạn sẽ cần rất nhiều protein, vitamin C, axit folic và sắt. Và bởi vì xương của bé "ngậm" rất nhiều canxi, hãy thường xuyên uống sữa (hoặc nguồn thực phẩm chứa nhiều canxi, chẳng hạn như pho mát, sữa chua, nước cam nguyên chất). Ở tam cá nguyệt này, khoảng 250 mg canxi được hấp thụ vào bộ xương cứng cáp của bé mỗi ngày.

Xương: Khung xương của bé đã cứng cáp hơn và hấp thụ hơn 200 milligram canxi mỗi ngày.

Đầu: Phần đầu tăng thể tích lên để chứa bộ não đang phát triển hàng tỉ nơ ron.

Tử cung: Bạn có thể bị chóng mặt nếu nẳm ngửa do tử cung tạo áp lực lên các mạch máu lưu thông từ phần dưới cơ thể lên tim.

Hậu môn: tuần hoàn máu trong cơ thể tăng lên, khiến các tĩnh mạch giãn nở. Thai càng lớn, sự chèn ép của tử cung lên tĩnh mạch càng cao, tĩnh mạch phần dưới trực tràng càng giãn to khiến thai phụ dễ mắc bệnh trĩ.

Những biến đổi trong cuộc sống mẹ bầu khi mang thai tháng thứ tám.

Em bé của bạn hiện giờ rất hiếu động. Bác sĩ sẽ khuyên bạn phải dành thời gian mỗi ngày đếm những cú đạp của con và sẽ tư vấn, hướng dẫn cụ thể phương pháp thực hiện điều này. Hãy báo cho bác sĩ ngay nếu con bạn đang có xu hướng ít cử động hay trở mình hơn. Khi đó, bạn có thể cần kiểm tra nonstress hoặc hồ sơ sinh lý để kiểm tra tình trạng của em bé.

Một số chứng bệnh cũ như ợ nóng và táo bón - có thể xuất hiện thường xuyên hơn. Các hormone progesterone mang thai làm lỏng lẻo các mô cơ và các thành tĩnh mạch khắp cơ thể, bao gồm cả cơ đường tiêu hóa của bạn. Sự giãn nở này kèm theo với đầy bụng, chậm tiêu hóa. Khó tiêu có thể khiến bạn xì hơi và ợ nóng - đặc biệt là sau khi ăn no - gây ra chứng táo bón.

Tử cung ngày càng tăng kích thước cũng góp phần làm tăng nguy cơ bị bệnh trĩ do những mạch máu bị sưng ở vùng trực tràng. Chứng bệnh này là tình trạng phổ biến trong thai kỳ. May mắn thay, chúng sẽ biến mất trong những tuần sau khi sinh.

Nếu bị ngứa hoặc đau hậu môn, bạn có thể bọc đá lạnh trong một túi vải mềm, thực hiện phương pháp chườm lạnh hoặc matxa nhẹ nhàng; tắm nước ấm và ngâm mình trong nước ấm kích thích máu lưu thông dễ dàng. Ngoài ra, bạn tránh ngồi hoặc đứng trong thời gian dài.

Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc không kê theo đơn nào trong thời gian mang thai và báo cho họ biết nếu bạn có dấu hiện chảy máu trực tràng. Để ngăn ngừa táo bón, bạn cần thực hiện chế độ ăn uống nhiều chất xơ, uống nhiều nước và tập thể dục thường xuyên.

Một số thai phụ còn mắc một bệnh gọi là "hội chứng hạ huyết áp khi nằm ngửa" trong thai kì. HIện tượng này xuất hiện khi nằm ngửa làm thay đổi nhịp tim và huyết áp khiến bạn cảm thấy chóng mặt cho đến khi nào đổi tư thế. Bạn cũng có thể bị choáng váng nếu đứng lên quá nhanh. Để tránh bị "lảo đảo", bạn nên nằm nghiêng sang bên phải, thay đổi tư thế từ từ ví dụ như đang nằm rồi ngồi thẳng sau đó mới đứng lên.

Bà bầu cần hạn chế leo cầu thang - Ảnh minh họa
Bà bầu cần hạn chế leo cầu thang - Ảnh minh họa

Mang thai tuần thứ 30

Bây giờ bé dài khoảng 40cm và nặng gần 1,32kg (cỡ kích thước của một cái bắp cải to). Gần 1 lít nước ối đang bao quanh thai nhi nhưng khối lượng này sẽ giảm khi bé phát triển lớn hơn và chiếm nhiều diện tích hơn trong tử cung.

Thị lực của bé tiếp tục phát triển dù vẫn chưa được tinh nhạy (ngay cả sau khi sinh ra) nhưng con bạn phần lớn lại dành thời gian để ngủ. Khi mở mắt ra, trẻ sẽ phản ứng với những biến đổi của ánh sáng nhưng thị lực của bé chỉ có 20/400 - nghĩa là con bạn sẽ nhìn thấy những vật cách xa khoảng 10cm so với khuôn mặt bé. (Thị lực của người lớn bình thường là 20/20.)

Nước ối: Có khoảng gần 1 lít nước ối bao quanh thai nhi. Dung tích sẽ đạt đến cực đỉnh trong vài tuần tới và sau đó giảm dần khi em bé của bạn lớn dần lên và trở nên chật chội trong lòng tử cung.

Mắt: Mắt bé đã có thể phân biệt sáng tối. Khi sinh ra, thị lực của bé chỉ có 40/200 tức là con bạn chỉ có thể nhìn thấy vật cách bé khoảng 10cm đổ lại.

Tử cung: Do sự tăng kích thước của tử cung nên bạn có thể hay bị mất cân bằng và trở nên vụng về.

Những biến đổi trong cuộc sống mẹ bầu khi mang thai tháng thứ tám.

Bạn sẽ cảm thấy một chút mệt mỏi trong những ngày này, đặc biệt là các vấn đề về giấc ngủ như chợt tỉnh giấc, mất ngủ, ngủ không sâu... Bạn cũng có thể nhận ra bản thân mình đang vụng về hơn bình thường, đó là điều hoàn toàn dễ hiểu. Không chỉ là do bạn "nặng" hơn, dồn hầu như trọng lượng vào phần bụng làm trọng tâm của cơ thể thay đổi mà còn do sự thay đổi hormon, dây chằng không còn chặt chẽ nên các khớp xương lỏng hơn. Vì vậy bạn sẽ rất dễ bị mất thăng bằng.

Ngoài ra, việc giãn nở dây chằng của bạn khiến bàn chân to ra, vì vậy mẹ bầu nên "đầu tư" một vài đôi giày mới có kích cỡ lớn hơn.

Sự kết hợp của các chứng bệnh khó chịu và thay đổi nội tiết tố có thể dẫn đến sự trở lại của việc cảm xúc bất ổn. Những nỗi lo lắng, băn khoăn thông thường của các mẹ bầu như cơn đau đẻ sẽ như thế nào hoặc liệu mình có thể làm một người mẹ tốt không...thì hoàn toàn ổn. Nhưng nếu bạn không thể giải tỏa sự căng thẳng, cảm thấy ngày càng khó chịu, cáu kỉnh, hoặc thường xuyên sợ hãi, hãy tâm sự với bác sĩ tư vấn tâm lí. Bạn có khả năng là 1/10 bà bầu đang phải "chiến đấu" với chứng trầm cảm trong thai kỳ.

Mang thai tuần thứ 31

Tuần này, em bé của bạn nếu đo thì đã dài dài gần 41,1cm và nặng khoảng 1,5kg (cỡ một quả dừa) và tập trung phát triển mạnh mẽ. Bé có thể quay đầu sang 2 bên, cánh tay, chân, và cơ thể bắt đầu mập mạp nhờ lượng chất béo cần thiết đang tích lũy đủ dưới da.

Con bạn đang rất "hiếu động" vì vậy bạn có thể bị tỉnh giấc bởi những cú đạp, nhào lộn và trở mình của bé. Hãy thư giãn bởi tất cả cử động này là dấu hiệu cho thấy bé yêu rất hoạt bát và khỏe mạnh.

Lớp mỡ: Bé đang tích lũy lớp mỡ dưới da. Do đó, tay chân và thân trên của bé cũng trở nên mập mạp hơn.

Tử cung: Bạn có thể thấy các cơn co thắt tử cung. Trong đó cơn co thắt Braxton Hicks xuất hiện thường xuyên vào giữa tam cá nguyệt thứ ba.

Những biến đổi trong cuộc sống mẹ bầu khi mang thai tháng thứ tám.

Bạn có nhận thấy các cơn co thắt tử cung lúc này? Nhiều phụ nữ cảm thấy những cơn co thắt ngẫu nhiên - được gọi là co thắt Braxton Hicks (cơn gò sinh lý) - trong nửa cuối của thai kỳ. Cơn đau thường kéo dài khoảng 30 giây, không thường xuyên, và vào tuần này, nó ít xảy ra và cũng không làm bạn quá đau đớn.

Đối với co thắt thường xuyên, kể cả không làm bạn đau cũng có khả năng là một dấu hiệu của việc sinh non. Hãy báo ngay cho bác sĩ nếu mẹ bầu có nhiều hơn bốn cơn co trong một giờ hoặc bất kỳ dấu hiệu khác của sinh non như: tăng tiết dịch âm đạo hoặc khí hư bất thường (lỏng, nhầy giống như hoặc có máu - ngay cả khi đó là màu hồng hoặc dây chút máu); đau bụng, chuột rút; tăng áp lực ở vùng xương chậu; đau lưng (nhất là nếu trước đây bạn không hề bị.)

Mẹ bầu cần phân biệt được cơn gò tử cung thông thường với các dấu hiệu nguy hiểm.

Mẹ bầu cần phân biệt được cơn gò tử cung thông thường với các dấu hiệu nguy hiểm.

Bạn có thể nhận thấy gần đây ngực bạn tiết ra sữa non. Nếu vậy, hãy thử nhét một miếng đệm vào áo ngực dành cho phụ nữ cho con bú để giữ gìn quần áo của bạn. (Và nếu chưa thấy gì, bạn cũng không nên lo lắng vì ngực của bạn cũng đang "âm thầm" tiết sữa non).

Nếu cảm thấy chiếc áo ngực đang dùng quá chật, bạn nên mua loại dành cho các bà mẹ đang cho con bú có kích cỡ lớn hơn ít nhất 1 cúp so với chiếc hiện tại. Khi sữa của bạn về nhiều, bạn sẽ cần cảm ơn vì độ thoải mái và hữu ích của nó.

Nếu bé của bạn mang giới tính nam, bạn và chồng nên dành thời gian suy nghĩ về việc có nên cắt bao quy đầu cho bé không. Tìm hiểu những ưu và khuyết điểm, những thủ tục kèm theo thông qua những tư vấn của bác sĩ.

Mang thai tuần thứ 32

Bây giờ em bé đã nặng khoảng 1,7kg và dài gần 42,4cm tính từ đỉnh đầu đến gót chân (cỡ kích thước một củ đậu lớn), chiếm rất nhiều không gian trong tử cung của bạn. Bạn đang tăng gần 0,5 cân mỗi tuần và khoảng một nửa trong số đó là hấp thu vào bé. Thực tế là trong vòng 7 tuần tới, bé sẽ tăng thêm được từ 1/3 đến ½ cân nặng so với khi sinh ra - bé đang dần mập mạp, khỏe mạnh để có thể tồn tại được sau khi ra khỏi bụng mẹ.

Bây giờ bé đã có móng chân, móng tay và tóc thật (hoặc ít nhất là tóc tơ). Làn da bé trở nên mềm mại và mịn màng cũng như tròn trĩnh hơn để chuẩn bị cho việc sinh nở thuận lợi.

Tóc: Có vài đứa trẻ đã mọc rất nhiều tóc, tuy nhiên một số lại chỉ "lún phún" vài sợi tóc tơ.

Móng chân: móng tay chân của bé vẫn đang mọc.

Tử cung: Tử cung đẩy lên cơ hoành, tăng áp lực lên dạ dày, bạn có thể mắc chứng ợ nóng thường xuyên hoặc thấy hơi khó thở.

Những biến đổi trong cuộc sống mẹ bầu khi mang thai tháng thứ tám.Để đáp ứng nhu cầu của cơ thể bạn và sự phát triển của bé, dung tích máu đã tăng từ 40 đến 50 phần trăm kể từ khi bạn có thai. Do tử cung to dần đẩy lên gần cơ hoành và chèn vào dạ dày, bạn có thể bị khó thở và ợ nóng. Để hạn chế sự khó chịu này, hãy thử ngủ tựa vào một chiếc gối và thường xuyên ăn các bữa nhỏ.

Bạn có thể bị đau thắt lưng suốt các tuần sau của thai kì. Hãy báo cho bác sĩ nếu bạn chưa từng bị đau như vậy vì nó có thể là một dấu hiệu của việc sinh non.

Nếu không phải dấu hiệu gì nghiêm trong thì tình trạng này có thể "đổ lỗi" cho tử cung đang phát triển và các hoóc môn thai kì làm bạn bị đau lưng. Trọng tâm cơ thể thay đổi, dồn hết về phía bụng bầu, các cơ bụng căng dãn và yếu đi. Ngoài ra các hormone thai kì cũng làm lỏng các khớp và dây chằng nối khung xương chậu với xương sống, khiến mẹ bầu bị mất cân bằng và cảm thấy đau khi đi lại, đứng hay ngồi trong thời gian dài, khi trở mình trên giường, khi cúi, nhấc đồ.

Xem clip mang thai tháng thứ 8:

Nếu không muốn hại con, ngừng ngay những việc này từ hôm nay
Cho trẻ ăn kẹo, uống nước ngọt có gas, sử dụng smartphone, mắng chửi... là những việc khiến cho trẻ tổn thương cả thể chất lẫn tinh thần những chúng ta lại hay mắc phải...