www.bachkhoakienthuc.com

Mang thai tháng thứ 4

22/08/2016 16:28

Trong tháng thứ 4, mẹ bầu có thể theo dõi sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 13, tuần thứ 14, tuần thứ 15, tuần thứ 16 và chú ý những vấn đề sau...

Ở tháng thứ 4 của thai kỳ, bạn đừng ngạc nhiên khi bầu vú bắt đầu thay đổi theo hướng chảy xệ. Thời điểm này, rất có thể bác sĩ siêu âm đã nói giới tính của bé đối với bạn. Vào những ngày cuối của tháng thứ 4 thai kỳ, bạn có thể bắt đầu cảm nhận được cử động của bé yêu mà người ta vẫn thường gọi là thai máy...

Mang thai tháng thứ 4
Mang thai tháng thứ 4

Bạn hãy theo dõi thai kỳ qua các tuần sau nhé.

Mang thai tuần thứ 13

Dấu vân tay đã được hình thành trên đầu ngón tay nhỏ xíu của bé, tĩnh mạch và các bộ phận có thể thấy rõ qua làn da mỏng manh, cơ thể đang phát triển để bắt kịp với kích cỡ của phần đầu đang chiếm một phần ba kích thước.

Nếu em bé của bạn mang giới tính nữ thì giờ trong tử cung bé đã có hơn 2 triệu quả trứng. Thai nhi giờ dài gần 7,5cm tính từ đỉnh đầu đến mông (khoảng chiều dài của đậu que) và nặng gần 23g.

Ngón tay: Bé giờ đã có dấu vân tay riêng.

Đầu: phần đầu của bé đã cân đối hơn - có kích thước bắng một phần ba cơ thể.

Túi nước ối: Hệ bài tiết của bé đang thực hiện chức năng - đào thải nước ối mà bé đã nuốt vào.

Những biến đổi trong cuộc sống mẹ bầu khi mang thai thai tháng thứ tư.

Đây là tuần cuối cùng của tam cá nguyệt đầu tiên (từ khi thụ tinh đến tuần thứ 13) và nguy cơ sảy thai đã thấp hơn rất nhiều so với những tuần trước. Tuần tới đánh dấu sự khởi đầu của tam cá nguyệt thứ hai - khoảng thời gian tương đối thoải mái cho nhiều thai phụ vì ốm nghén và mệt mỏi giảm dần.

Tin tốt là các cặp vợ chồng có thể sinh hoạt tình dục nhẹ nhàng trong khoảng thời gian này.

Dù còn một khoảng thời gian dài nữa mới sinh nhưng bộ ngực của bạn có thể đã bắt đầu tiết ra sữa non - chất lỏng giàu dinh dưỡng cho em bé bú trong vài ngày đầu sau khi sinh, trước khi sữa mẹ bắt đầu chảy.

Mang thai tuần thứ 14

Biến đổi lớn trong tuần này: bây giờ bé của bạn đã có thể nheo mắt, cau mày, nhăn mặt, đi tiểu, và có thể mút ngón tay của mình. Nhờ xung thần kinh của não bộ, các cơ trên khuôn mặt của bé đang luyện tập cho những hình thái biểu lộ cảm xúc khác nhau.

Thận của bé đang tiếp tục bài tiết nước tiểu vào túi ối cho đến lúc sinh. Em bé cũng có thể nắm hoặc túm và nếu bạn xem hình ảnh siêu âm, bạn thậm chí có thể bắt gặp bé đang mút ngón tay cái.

Ngoài ra, bé đang phát triển chiều dài. Từ đầu đến mông, bé có kích thước gần 9cm và nặng 43g (cỡ quả chanh). Cơ thể bé phát triển nhanh hơn phần đầu đang nằm rõ rệt trên cổ. Đến cuối tuần này, cánh tay của bé sẽ dài để cân đối với các bộ phận còn lại. (Chân của bé vẫn còn tiếp tục tăng kích thước).

Bé bắt đầu có lớp lông tơ bao phủ trên khắp cơ thể. Gan đang thực hiện đúng chức năng là tổng hợp ra mật - và lá lách bắt đầu sản sinh tế bào hồng cầu.

Mặc dù bạn không thể cảm thấy những cú thúc hay đá đấm, nhưng tay chân bé càng ngày càng linh hoạt và hiếu động.

Tử cung: tử cung giờ đã nhô lên trên khung xương chậu và có thể đẩy một chút lên dạ dày.

Cánh tay: chiều dài cánh tay tăng lên và tỷ lệ với các bộ phận khác của cơ thể hơn.

Khuôn mặt: nhờ các xung thần kinh của não bộ, các cơ mặt bắt đầu có các cử động như liếc mắt, cau mày, nhăn mặt.

Lông tơ: lớp lông tơ giờ đang bao phủ khắp cơ thể bé.

Những biến đổi trong cuộc sống mẹ bầu khi mang thai thai tháng thứ ba.

Chúc mừng bạn đã đến tam cá nguyệt thứ 2 (từ tuần 14 đến tuần 27). Bạn có thể đã cảm thấy khỏe hơn, các cơn buồn nôn và đau tức ngực giảm dần. Nếu không bạn cứ bình tĩnh vì những khó chịu này sẽ sớm qua (mặc dù một vài trường hợp không may là bạn vẫn sẽ cảm thấy buồn nôn thêm tháng nữa kể từ bây giờ).

Đỉnh tử cung nằm ở trên xương mu khiến bụng bạn bắt đầu to ra một chút. Điều này khiến bạn và chồng rộn ràng hơn vì đây là bằng chứng rõ ràng về sự tồn tại của em bé 2 bạn đang mong đợi.

Dành thời gian để lên kế hoạch tận hưởng khoảnh khắc kì diệu này. Có thể có 1 chút lo lắng nhưng bạn hãy cố gắng tập trung vào chăm sóc sức khỏe bản thân và em bé, chuẩn bị cho quãng thời gian sắp tới.

Mang thai tuần thứ 15

Em bé giờ đang có kích thước dài 10cm tính từ đỉnh đầu đến mông và nặng 70g (cỡ quả táo). Bé liên tục hút nước ối qua mũi và đường hô hấp trên, giúp các túi khí sơ khai trong phổi bắt đầu phát triển.

Cẳng chân của bé tăng kích thước dài hơn cánh tay và bé có thể cử động tất cả các khớp chân tay.

Mặc dù mí mắt vẫn khép chặt nhưng bé đã có thể cảm nhận ánh sáng. Nếu bạn chiếu đèn pin vào bụng, ngay lập tức, em bé sẽ dịch chuyển để tránh các tia sáng.

Không có nhiều "món ăn" cho con bạn nếm mùi vị vào thời điểm này, nhưng bé đang hình thành các mầm vị giác.

Cuối cùng, nếu bạn siêu âm trong tuần này, bạn có thể xác định được giới tính của con mình. (Đừng thất vọng nếu bạn nhìn ra được bé là trai hay gái vì còn phụ thuộc vào chất lượng hình ảnh, vị trí siêu âm hoặc bộ phận sinh dục của bé bị khuất).

Cẳng chân: chân bé đang phát triển dài hơn cánh tay và bé đã có thể cử động tất cả các khớp tay chân.

Túi nước ối: Bé liên tục hít và nhả nước ối. Việc này thúc đẩy túi khí của phổi phát triển.

Mí mắt: Dù mí mắt vẫn nhắm chặt nhưng con bạn đã có thể cảm nhận được ánh sáng. Bằng chứng là khi rọi đèn pin vào bụng, bé dịch chuyển để tránh luồng ánh sáng.

Những biến đổi trong cuộc sống mẹ bầu khi mang thai thai tháng thứ tư.

Giờ bạn có lẽ đã tăng khoảng 2,5kg (nhiều hơn chút hoặc ít hơn cũng tốt), điều này là hoàn toàn bình thường trong thai kì.

Ngoài ra, bạn có thể ngạc nhiên bởi một triệu chứng không mong muốn bắt đầu vào tháng thứ hai thậm chí vài tuần sau sinh, đó là chứng "viêm mũi thai kì" rất phổ biến ở các mẹ bầu. Nguyên nhân là do trong thời kỳ mang thai, hàm lượng estrogen trong cơ thể người mẹ tăng cao khiến các màng mũi bị sưng và đóng dịch nhầy.

Ngoài ra, lượng máu tăng trên toàn cơ thể khi mang thai làm sưng phù những mạch máu nhỏ trong màng mũi và khiến đường thở bị thu hẹp. Một số phụ nữ mang thai cũng bị chảy máu cam do tăng dung tích máu và giãn nở mao mạch mũi.

Nếu bạn định làm xét nghiệm chọc ối: Xét nghiệm này có thể xác định hàng trăm các rối loạn di truyền và nhiễm sắc thể. Nếu bạn rất lo lắng khi chờ đợi kết quả, thì bạn nên biết rằng hầu hết phụ nữ làm xét nghiệm chọc ối đều có kết quả tốt.

Đừng ngạc nhiên nếu bạn và chồng cảm thấy căng thẳng trong những ngày này. Nhiều cặp vợ chồng lo lắng về sức khỏe của em bé của họ và không biết làm thế nào để ứng phó với các biến đổi ở phía trước. Nhưng với sự khó chịu của cơ thể đang suy yếu dần và năng lượng ngày càng tăng, đây cũng là một tam nguyệt cá tuyệt vời cho hầu hết phụ nữ.

Cuối tháng thứ 4 bạn có thể cảm nhận được cử động
Cuối tháng thứ 4 bạn có thể cảm nhận được cử động của bé yêu

Mang thai tuần thứ 16

Bạn hãy sẵn sàng cho sự phát triển mạnh mẽ sắp tới của bé con. Trong vài tuần tiếp theo, em bé của bạn sẽ tăng gấp đôi trọng lượng và dài thêm 2,5cm. Tại thời điểm này, em bé có kích thước của một quả bơ là dài khoảng 11,6cm từ đỉnh đầu đến mông và nặng 100g.

Chân của bé càng ngày càng phát triển, phần đầu dựng thẳng đứng hơn trước, và đôi mắt đã di chuyển gần phía trước của đầu, đôi tai cũng gần về đúng vị trí. Hình thái da đầu đã hình thành, mặc dù mái tóc vẫn mọc rõ.

Bé thậm chí còn bắt đầu phát triển phần móng chân. Và có rất nhiều biến đổi bên trong cơ thể. Ví dụ, trái tim bé bây giờ đã bơm khoảng 25 lít máu mỗi ngày, và sẽ tiếp tục tăng khi bé phát triển.

Đầu: phần đầu của bé dựng thẳng hơn lên, hình thái da đầu vẫn đang phát triển dù bé vẫn chưa mọc tóc.

Ngón chân: Bé bắt đầu mọc móng chân.

Mạch máu: Hệ tuần hoàn của bé đang hoạt động, trái tim bơm khoảng 25 lít máu mỗi ngày.

Những biến đổi trong cuộc sống mẹ bầu khi mang thai thai tháng thứ tư.

Vào tuần thai thứ 16, sờ vào bụng bạn sẽ chạm được vào đỉnh tử cung đã gần với rốn. Có lẽ bạn đang cảm thấy khá hơn rất nhiều trong thời kì mang thai: it buồn nôn, tâm trạng ổn định, và làn da sáng hơn góp phần đem lại cảm giác thoải mái.

Chẳng bao lâu bạn sẽ trải nghiệm một trong những khoảnh khắc tuyệt vời nhất của thai kỳ - những cử động của bé hay còn gọi là "thai máy". Trong khi một số phụ nữ nhận thấy các cú đạp của con sớm nhất là vào tuần thai thứ 16, thì nhiều người không cảm nhận được cho đến khoảng tuần thai thứ 18 hoặc lâu hơn. (Và nếu bạn mang thai con so thì đừng quá nôn nóng - bạn có thể không cảm thấy được cử của bé cho đến khi 20 tuần.)

Thai máy có cảm giác như cánh bướm vờn nhẹ bụng dưới, bong bóng nước vỡ hoặc thậm chí như nổ bỏng ngô. Trong những tuần sau, bé sẽ phát triển mạnh mẽ hơn và bạn sẽ có thể cảm nhận được những cử động của con thường xuyên hơn.

Xem clip mang thai tháng thứ 4

Nếu không muốn hại con, ngừng ngay những việc này từ hôm nay
Cho trẻ ăn kẹo, uống nước ngọt có gas, sử dụng smartphone, mắng chửi... là những việc khiến cho trẻ tổn thương cả thể chất lẫn tinh thần những chúng ta lại hay mắc phải...