www.bachkhoakienthuc.com

Mang thai tháng thứ 6

22/08/2016 15:29

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 6 qua các tuần 21, tuần 22, tuần 23, tuần 24 và những lưu ý đối với mẹ bầu trong giai đoạn này của thai kỳ.

Bước vào tháng thứ 6 của thai kỳ, mẹ bầu cần chú ý đến sự co giãn của tĩnh mạch. Nếu xuất hiện mụn trứng cá, bạn cũng tuyệt đối không được sử dụng thuốc trị mụn...

Mang thai tháng thứ 6
Mang thai tháng thứ 6

Bạn có thể theo dõi sự phát triển của bé yêu ở tháng thứ 6 qua các tuần tuổi như sau.

Mang thai tuần thứ 21

Lúc này bé nặng khoảng 360g và dài 26,7cm tính từ đầu đến chân - cỡ một củ cà rốt. Bạn có thể cảm nhận được những cú đạp và thúc vào bụng mạnh mẽ như đang " tập võ" của con. Ngoài ra, lông mày và mí mắt của bé đã hoàn thiện, và nếu bé của bạn là con gái thì âm đạo đã của con đã bắt đầu hình thành.

Tử cung: bạn có thể bị giãn tĩnh mạch ở chân, một phần là do tử cung ngày càng tăng kích thước gây áp lực lên tĩnh mạch chủ dưới - cản trở lưu thông máu từ chân về tim.

Mí mắt: Mí mắt và lông mày của bé đã hoàn thiện.

Những biến đổi trong cuộc sống mẹ bầu khi mang thai thai tháng thứ sáu.

Có lẽ bạn đang cảm thấy khá thoải mái trong những ngày này. Bụng bạn cũng chưa quá to và hầu như những cảm giác khó chịu của thai kì đã biến mất. Nếu bạn đang thấy khá hơn, hãy thư giãn khi có thể vì đến tam cá nguyệt thứ ba (tuần thứ 27 đến tuần 41) sẽ lại xuất hiện những cơn đau khác.

Tuy nhiên không có nghĩa là bạn sẽ không gặp những khó chịu nho nhỏ khác - ví dụ như mụn. Tăng tiết dầu trên da kích thích sự xuất hiện của mụn trứng cá. Khi đó, các mẹ hãy thường xuyên rửa mặt với xà phòng dịu nhẹ hoặc sữa rửa mặt lành tính cho bà bầu hai lần một ngày. Bạn hãy lưu ý chỉ sử dụng các loại mỹ phẩm dưỡng da hay trang điểm không chứa dầu. Không nên dùng bất cứ loại thuốc trị mụn nào vì một số rất nguy hiểm khi mang thai nếu không có sự tư vấn của bác sĩ.

Bạn sẽ bắt đầu bị giãn tĩnh mạch (còn gọi là phù). Vì phôi thai liên tục phát triển nên tử cung cần lượng máu rất lớn, do đó dung tích máu trong tĩnh mạch khoang chậu tăng, tạo áp lực cho tĩnh mạch. Ngoài ra, việc to lên của tử cung theo thời gian sẽ đè vào tĩnh mạch, gây trở ngại cho việc lưu thông máu, dẫn đến tĩnh mạch bị tắc nghẽn.

Cụ thể, chân thường xuất hiện các búi tĩnh mạch giãn một cách bất thường. Nếu nhẹ thì chỉ làm cho bàn chân to lên và nặng sẽ khiến chân bị tê dại, gây khó khăn cho việc đi lại. Các biểu hiện này dễ nhận thấy ở người có làn da trắng, mỏng.

Khi mang thai, nồng độ hoóc môn sinh dục nữ tăng cao, có ảnh hưởng không tốt đối với cơ trơn, đặc biệt nó làm cho thành tĩnh mạch dễ căng lên. Sau khi sinh con, nồng độ hoóc môn giảm xuống thì triệu chứng này cũng mất dần đi.

Để phòng ngừa chứng giãn tĩnh mạch, thai phụ cần chú ý nghỉ ngơi một cách hợp lý; không nên vác nặng; ngồi lâu, đứng lâu... và nên giữ tư thế thuận lợi cho việc lưu thông máu trong tĩnh mạch. Nếu thấy xuất hiện giãn tĩnh mạch một bên chân, âm hộ... thì nên nằm nghiêng sang bên tĩnh mạch không bị giãn.

Để giảm bớt tê nhức ở chân tốt nhất khi nằm ngủ thai phụ nên kê chân ở vị trí cao. Để cải thiện sự tuần hoàn máu và luyện tập những cơ ở dưới chân, các mẹ nên đi giầy và tất vừa chân và tiếp tục đi ít nhất 4 tuần sau sinh. Tất chun có tác dụng phục hồi áp suất chênh lệch giữa 2 hệ tĩnh mạch nông và sâu thông qua hệ tĩnh mạch nối, giảm đường kính lòng mạch để tăng khả năng vận chuyển khi nghỉ và khi gắng sức. Nên tránh mặc quần áo quá chật, làm cản trở sự lưu thông của các mạch máu.

Mang thai tuần thứ 22

Tuần này bé có kích thước dài khoàng 27,8cm tính từ đỉnh đầu đến gót chân và nặng 430g (cỡ quả bí vàng) và bắt đầu trông giống như một đứa trẻ sơ sinh thu nhỏ. Môi, mí mắt và lông mày dần trở nên rõ ràng hơn, và bé thậm chí còn có những chiếc răng sữa nhỏ mọc bên dưới nướu. Đôi mắt của bé đã hình thành, nhưng đồng tử (phần có màu của mắt) vẫn còn thiếu sắc tố.

Qua hình ảnh siêu âm trong tuần này, bạn sẽ có thể phát hiện ra những sợi lông tơ hay còn gọi là lông măng phủ khắp cơ thể của bé và các nếp nhăn sâu trên bề mặt sẽ vẫn tồn tại cho đến khi bé tích lũy đủ lớp mỡ dưới da. Khi đó con bạn trông sẽ "mũm mĩm", đầy đặn hơn. Trong bụng bé, tuyến tụy vẫn đang được phát triển ổn định để thực hiện sản xuất một số kích thích tố quan trọng.

Da: Da của bé vẫn nhăn nheo cho đến khi bé tăng thêm kg để trở nên mập mạp hơn.

Môi: Miệng bé đã trông rõ ràng và các mầm răng sữa đang nhú lên dưới nướu.

Mắt: Mí mắt vẫn nhắm chặt. Phía bên dưới cầu mắt đã phát triển nhưng tròng mắt vẫn thiếu sắc tố (màu mắt)

Tử cung: Bạn có thể bị xuất hiện nhiều vết rạn da trên bụng do tử cung căng giãn để thích nghi với sự phát triển của em bé và rốn của mẹ bầu cũng sẽ bị lồi ra.

Những biến đổi trong cuộc sống mẹ bầu khi mang thai thai tháng thứ sáu.

Tại thời điểm này, mọi người sẽ bắt đầu có hứng thú xoa bụng bạn. Bạn hoàn toàn có quyền nói với mọi người suy nghĩ và cảm giác của mình về việc bạn có hay không thích bị chạm vào bụng bầu. Và nếu mọi người nói bụng bạn trông có vẻ nhỏ hoặc lớn hơn so với số tuần tuổi thai thì bạn nên biết rằng mỗi phụ nữ có tốc độ phát triển khác nhau, không ai giống ai cả.

Bạn nên thường xuyên đến gặp bác sĩ để theo dõi quá trình phát triển của em bé có bình thường và khỏe mạnh không. Bạn có thể bắt đầu nhận thấy vết rạn da trên bụng của bạn vì tử cung căng giãn ra để chứa thai nhi đang phát triển. Những vết rạn của ít nhất là một nửa số bà bầu sẽ tăng dần kích thước trong suốt thai kì.

Hình thái của các vệt nứt nhỏ khác nhau có thể xê dịch từ màu hồng sang màu nâu sẫm (tùy thuộc vào màu da của bạn). Mặc dù phần lớn các vết rạn xuất hiện trên bụng nhưng ngoài ra còn có thể ở phần mông, đùi, hông và ngực. Không có nghiên cứu nào cho thấy kem dưỡng da giúp ngăn ngừa vết rạn da, nhưng việc dưỡng ẩm da có thể giúp giảm cảm giác ngứa ngáy.

Bôi kem dưỡng ẩm có thể giúp các vết rạn bớt ngứa ngáy.

Bà bầu nên chú ý có chế độ dinh dưỡng hợp lý
Bà bầu nên chú ý có chế độ dinh dưỡng hợp lý

Mang thai tuần thứ 23

Bạn hãy mở một bài nhạc yêu thích và lắc lư theo giai điệu vì ở thời điểm này bé có thể cảm nhận được những bước đi của bạn. Vào tuần thai thứ 23, con bạn sẽ phát triển khả năng nhận biết các chuyển động. Kích thước của bé bây giờ là dài 28,9cm và nặng 500g (cỡ quả xoài to) và bạn có thể nhìn thấy bàn chân bé đang đạp dưới lớp da bụng.

Các mạch máu trong phổi của bé đang phát triển để chuẩn bị cho quá trình hô hấp và việc cải thiện thính giác nhằm giúp bé hòa nhập với thế giới bên ngoài. Những tiếng ồn xung quanh dần trở nên quen thuộc - như tiếng chó sủa hay tiếng kêu của máy hút bụi sẽ không còn làm ảnh hưởng đến bé sau khi sinh ra.

Da: Da của bé vẫn còn đỏ và nhăn nheo, hiện tượng này là hoàn toàn bình thường và sẽ không ảnh hưởng gì đến màu da của bé sau khi sinh ra.

Tai: Những tiếng ồn bé thường được nghe khi còn trong bụng mẹ, ví dụ như tiếng chó sủa, sẽ trở nên quen thuộc với bé sau khi sinh.

Tử cung: Tử cung đang phát triển làm tăng áp lực lên các mạch máu lưu thông ở phần dưới cơ thể gây ra hiện tượng sưng phù ở mắt cá chân và bàn chân.

Những biến đổi trong cuộc sống mẹ bầu khi mang thai thai tháng thứ sáu.

Bạn có thể nhận thấy rằng mắt cá chân và bàn chân bắt đầu sưng lên một chút trong tuần hoặc tháng tới, đặc biệt là vào cuối ngày hoặc trong cái nóng của mùa hè. Do máu lưu thông chậm dần trong chân cùng với biến đổi các chất trong máu có thể gây ra khả năng giữ nước, dẫn đến hiện tượng sưng hay được gọi là phù nề. Cơ thể bạn sẽ đào thải những chất lỏng dư thừa sau khi sinh em bé, đó là lý do tại sao bạn sẽ đi tiểu thường xuyên và đổ mồ hôi rất nhiều trong một vài ngày sau lâm bồn.

Vì vậy, bạn nên nằm nghiêng sang bên trái hoặc gác chân lên một cái gối, duỗi chân khi ngồi, và tránh ngồi hoặc đứng một chỗ trong thời gian dài. Ngoài ra, hãy cố gắng tập thể dục thường xuyên để tăng cường lưu thông, và sử dụng tất hỗ trợ (vào buổi sáng) cùng đôi giày rộng rãi thoải mái. Bạn nên uống nhiều nước để đào thải độc tố ra ngoài, tránh phù nề.

Trong khi một số chứng phù nề ở chi dưới là bình thường trong quá trình mang thai, nhưng sưng phù quá mức có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng gọi là tiền sản giật. Hãy đến bệnh viện ngay nếu bạn bị sưng nặng hoặc quá đột ngột ở bàn chân, mắt cá chân; sưng tay, sưng mặt hoặc bọng quanh mắt.

Mang thai tuần thứ 24

Em bé của bạn đang phát triển đều đặn, sau khi tăng khoảng 100g so với tuần trước. Lúc này bé đã nặng khoảng 600g và dài 30cm tính từ đỉnh đầu đến gót chân (cỡ một bắp ngô). Cơ thể bé dần phát triển cân đối và thân hình mập mạp hơn.

Bộ não của bé giờ đang phát triển nhanh chóng, các mầm vị giác cũng đang tiếp tục phát triển. Phổi đang tăng cường các nhánh trong hệ hô hấp, các tế bào sẽ sản sinh một chất hoạt động bề mặt giúp những túi khí nhỏ căng phồng một khi bé bước ra hít thở bầu không khí ngoài bụng mẹ. Làn da của bé vẫn còn mỏng và mờ, nhưng điều đó sẽ bắt đầu biến đổi trong những tuần tiếp theo.

Mầm vị giác: Mầm vị giác của bé giờ đang phát triển.

Phổi: Phổi đang phát triển các nhánh trong hệ hô hấp cũng như các tế bào sản sinh các chất hoạt động bề mặt giúp những túi khí nhỏ dễ dàng phồng lên khi hít thở.

Da: Bạn có thể bị ngứa và khô rát ở các vết rạn. Lúc này việc sử dụng kem dưỡng ẩm sẽ làm bạn dễ chịu hơn.

Tử cung: Đỉnh tử cung giờ cao hơn rốn khoảng 2,5cm và có kích cỡ như quả bóng.

Những biến đổi trong cuộc sống mẹ bầu khi mang thai thai tháng thứ sáu.

Trong vài tuần vừa qua, đỉnh tử cung của bạn đã nhô cao lên trên rốn bạn và có kích thước như một quả bóng.

Hầu hết thai phụ sẽ làm xét nghiệm sàng lọc glucose (còn được gọi là thử nồng độ đường trong máu hoặc GCT) từ nay đến tuần thứ 28.

Thử nghiệm này để phát hiện một loại bệnh tiểu đường mà chỉ xảy ra trong thai kỳ. Nếu không điều trị bệnh tiểu đường, nó sẽ khiến thai to dẫn đến sang chấn lúc sinh; tỉ lệ mổ lấy thai cao hơn, đồng nghĩa nguy cơ do phẫu thuật cũng tăng lên. Ngoài ra còn làm tăng tỷ lệ biến chứng khác như hạ đường huyết ngay sau khi sinh.

Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh tiểu đường thai kì là giữ lượng đường trong máu ở mức cân bằng, tránh nguy cơ tăng đường huyết trong khi mang thai. Bước đầu tiên để ngăn chặn bệnh tiểu đường thai kì là tìm hiểu các nguy cơ phát triển bệnh như béo phì, tiền sử bệnh ở lần mang thai trước hay có người thân trong gia đình mắc bệnh tiểu đường...

Xem clip mang thai tháng thứ 6

Nếu không muốn hại con, ngừng ngay những việc này từ hôm nay
Cho trẻ ăn kẹo, uống nước ngọt có gas, sử dụng smartphone, mắng chửi... là những việc khiến cho trẻ tổn thương cả thể chất lẫn tinh thần những chúng ta lại hay mắc phải...