www.bachkhoakienthuc.com

Tác dụng thuốc Acid mefenamic và cách dùng đúng nhất

Hướng dẫn sử dụng thuốc Acid mefenamic, khuyến cáo về tác dụng, tác dụng phụ của Acid mefenamic từ nhà sản xuất và thông tin về giá bán, địa chỉ mua thuốc.

- Thuốc Acid mefenamic có tác dụng gì, cách dùng như thế nào, có tác dụng phụ nào nghiêm trọng không, liều dùng, lưu ý khi sử dụng Acid mefenamic đối với người lớn, trẻ em, phụ nữ có thai, cho con bú từ nhà sản xuất.

Nhóm Dược lý:
Dạng bào chế : Viên nén, viên nang
Thành phần : Acid mefenamic
+ Phần thông tin tham khảo + + Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ +
Dược lực :
Acid mefenamic là dẫn xuất cảu acid anthranilique, là một thuốc kháng viêm không steroid có liên quan về cấu trúc và dược lý với meclofenamat natri.
Tác dụng :
Acid mefenamic có hoạt tính kháng viêm, giảm đau và hạ sốt. Acid mefenamic ức chế tổng hợp prostaglandin trong mô bằng cách ức chế cyclooxygenase, một men xúc tác sự hình thành tiền chất prostaglandin (các peroxyde nội sinh) từ acid arachidonnic. Không giống hầu hết các kháng viêm không steroid khác, các fenamat trong đó có acid mefenamic cho thấy có sự tương tranh với prostaglandin tại vị trí gắn của các thụ thể prostaglandin vừa mới hình thành.
Tác động kháng viêm của acid mefenamic là do ngăn chặn sự tổng hợp prostaglandin và phóng thích chất này trong suốt quá trình viêm.
Tác động giảm đau của acid mefenamic có thể do cả hai cơ chế trung ương và ngoại biên. Prostaglandin tỏ ra làm nhạy cảm các thụ thể đau đáp ứng với các kích thích cơ học và các chất trung gian hoá học khác như bradykinin, histamin. Tác dụng giảm đau của acid mefenamic là nhờ tác động ngăn chặn các tác động của prostaglandin cũng như ngăn chặn các tác động của prostaglandin đã hình thành trước đó. Ngoài ra, tác động chống viêm của acid mefenamic có thể cũng tham gia vào tác động giảm đau của nó.
Acid mefenamic làm giảm nhiệt độ của cơ thể bệnh nhân đang lên cơn sốt. Tác động giảm nhiệt có thể do việc ngăn chặn sự tổng hợp prostaglandin ở hệ thần kinh trung ương.
Chỉ định :
Acid mefenamic được chỉ định để làm giảm các chứng đau về thân thể và đau do thần kinh từ nhẹ đến trung bình, nhức đầu, đau nửa đầu, đau do chấn thương, đau sau khi sinh, đau hậu phẫu, đau răng, đau và sốt theo sau viêm các loại, đau bụng kinh, chứng rong kinh có kèm theo đau do co thắt hay đau hạ vị.
Chống chỉ định :
Không dùng cho bệnh nhân suy thận, suy gan.
Thận trọng lúc dùng :
Cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân loét dạ dày.
Tương tác thuốc :
Acid mefenamic gia tăng sự đáp ứng đối với các chất chống đông dạng uống, bằng cách gây dịch chuyển warrfarin ra khỏi vị trí gắn protein của nó.
Các bệnh nhân uống thuốc này đôi khi có bilirubin trong nước tiểu, có thể là do sự can thiệp của các chất chuyển hoá của thuốc lên tiến trình xét nghiệm.
Tác dụng phụ
Các tác dụng không mong muốn thường gặp là: buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng và khó tiêu, nổi ban, ngứa, nhức đầu, chóng mặt, trầm cảm và giảm bạch cầu tạm thời có thể xảy ra đối với các bệnh nhân uống acid mefenamic.
Thuốc cũng có thể làm bệnh hen suyễn trầm trọng hơn. Với liều cao thuốc có thể dẫn đến co giật cơn lớn, do đó nên tránh dùng trong trường hợp động kinh.
Liều lượng :
Mỗi lần uống 1 viên 500 mg x 3 lần/ngày hay theo sự chỉ định của bác sĩ.
Bảo quản:
Bảo quản thuốc trong bao bì kín, để ở nhiệt độ dưới 30 độ C.

- Giá bán thuốc Acid mefenamic: 0 VNĐ

- Địa chỉ mua thuốc Acid mefenamic: Các hiệu thuốc trên toàn quốc.

Lưu ý:

- Toa thuốc Acid mefenamic chỉ mang tính chất tham khảo. Hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng thuốc Acid mefenamic.

- Xem kỹ tờ hướng dẫn về Acid mefenamic được bán kèm theo. Tuyệt đối không dùng Acid mefenamic khi đã hết hạn in trên vỏ hộp.

- Để xa thuốc Acid mefenamic ngoài tầm với của trẻ em.

Nếu không muốn hại con, ngừng ngay những việc này từ hôm nay
Cho trẻ ăn kẹo, uống nước ngọt có gas, sử dụng smartphone, mắng chửi... là những việc khiến cho trẻ tổn thương cả thể chất lẫn tinh thần những chúng ta lại hay mắc phải...