www.bachkhoakienthuc.com

Tác dụng thuốc Acid tranexamic và cách dùng đúng nhất

Hướng dẫn sử dụng thuốc Acid tranexamic, khuyến cáo về tác dụng, tác dụng phụ của Acid tranexamic từ nhà sản xuất và thông tin về giá bán, địa chỉ mua thuốc.

- Thuốc Acid tranexamic có tác dụng gì, cách dùng như thế nào, có tác dụng phụ nào nghiêm trọng không, liều dùng, lưu ý khi sử dụng Acid tranexamic đối với người lớn, trẻ em, phụ nữ có thai, cho con bú từ nhà sản xuất.

Nhóm Dược lý:
Dạng bào chế : Dạng viên nén, viên nang
Thành phần : Acid tranexamic
+ Phần thông tin tham khảo + + Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ +
Dược lực :
Acid tranexamic là thuốc cầm máu.
Dược động học :
Khả dụng sinh học của thuốc uống xấp xỉ 35% và không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Sau khi uống liều 1,5g nồng độ đỉnh trong huyết tương của acid tranexamic là xấp xỉ 15 microgam/ml và đạt được sau 3 giờ. Sau khi uống liều 2 gam, nồng độ có hiệu quả của thuốc trong huyết tương duy trì 6 giờ. Độ thanh thải trong huyết tương của thuốc xấp xỉ 7 lit/giờ. Sau khi tiêm tĩnh mạch một liều , nửa đời trung bình trong huyết tương của thuốc là 2 giờ. Thải trừ của thuốc chậm hơn khi điều trị nhắc lại theo đường uống. Hơn 95% liều thuốc tiêm tĩnh mạch dưới dạng không đổi theo nước tiểu. Chức năng thận giảm dễ gây tích tụ acid tranexamic. Acid tranexamic có tác dụng chống phân hủy fibrin mạnh hơn 10 lần acid aminocaproic (tính theo gam), đối với sự phân hủy fibrin gây ra bởi urokinase hoặc chất hoạt hóa plasminogen của mô (TPA).
Tác dụng :
Acid tranexamic có tác dụng ức chế hệ phân hủy fibrin bằng cách ức chế hoạt hóa plasminogen thành plasmin, do đó plasmin không được tạo ra.
Do đó có thể dùng acid tranexamic để điều trị những bệnh chảy máu do phân hủy fibrin có thể xảy ra trong nhiều tình huống lâm sàng bao gồm đa chấn thương và đông máu trong mạch.
Chỉ định :
Acid tranexamic dùng để điều trị và phòng ngừa chảy máu kết hợp với tăng phân hủy fibrin.
Phân hủy tại chỗ: dùng thời gian ngắn để phòng và điều trị ở người bệnh có nguy cơ cao chảy máu trong và sau khi phẫu thuật (cắt bỏ tuyến tiền liệt, cắt bỏ phần cổ tử tử cung, nhổ răng ở người hemophili, đái ra máu, rong kinh, chống máu cam…).
Phân hủy fibrin toàn thân: Biến chứng chảy máu do liệu pháp tiêu hóa khối.
Phù mạch di truyền.
Chống chỉ định :
Quá mẫn với acid tranexamic.
Có tiền sử mắc bệnh huyết khối.
Trường hợp phẫu thuật hệ thần kinh trung ương, chảy máu hệ thần kinh trung ương và chảy máu dưới màng nhện hoặc những trường hợp chảy máu não khác.
Thận trọng lúc dùng :
Người suy thận: Do có nguy cơ tích lũy acid tranexamic.
Người bị huyết niệu từ đường tiết niệu trên, có nguy cơ bị tắc trong thận.
Người có tiền sử huyết khối không nên dùng acid tranexamic trừ khi cùng được điều trị bằng thuốc chống đông. Chảy máu do đông máu rải rác nội mạch không được điều trị bằng thuốc chống phân hủy fibrin trừ khi bệnh chủ yếu do rối loạn cơ chế phân hủy fibrin. Trong trường hợp phân hủy fibrin có liên quan đến sự tăng đông máu trong mạch (hội chứng tiêu hoặc phân hủy fibrin), cần phải thêm chất chống đông như heparin với liều lượng đã được cân nhắc cẩn thận. Xem xét sự cần thiết phải dùng chất kháng thrombin III cho những người bệnh có tiêu thụ những yếu tố những yếu tố đông máu, nếu không, sự thiếu hụt chất kháng thrombin III có thể cản trở tác dụng của heparin.
Thời kỳ mang thai:
Không nên dùng acid tranexamic trong những tháng đầu thai kỳ, vì đã có thông báo về tác dụng gây quái thai trên động vật thí nghiệm. Kinh nghiện lâm sàng về điều trị bằng acid tranexamic cho người mang thai còn rất hạn chế, cho đến nay dữ liệu thực nghiệm hoặc lâm sàng cho thấy không tăng nguy cơ khi dùng thuốc. Tài liệu về dùng acid tranexamic cho người mang thai còn rất ít, do đó chỉ dùng thuốc trong thời kỳ mang thai khi được chỉ định chặt chẽ và khi không thể dùng cách điều trị khác.
Thời kỳ cho con bú:
Acid tranexamic tiết vào sữa mẹ nhưng nguy cơ về tác dụng phụ đối với trẻ em không chắc có thể xảy ra khi dùng liều bình thường, vì vậy có thể dùng acid tranexamic với liều thông thường, khi cần cho người nuôi con bú.
Tương tác thuốc :
Không nên dùng đồng thời acid tranexamic với estrogen vì có thể gây huyết khối nhiều hơn.
Thận trọng khi dùng đồng thời acid tranexamic với các thuốc cầm máu khác.
Tác dụng phụ
Thường gặp:
Rối loạn tiêu hóa có liên quan đến liều dùng: buồn nôn, nôn, ỉa chảy.
Toàn thân: Chóng mặt.
Ít gặp:
Toàn thận: hạ huyết áp sau khi tiêm tĩnh mạch.
Hiếm gặp:
Mắt: Thay đổi nhận thức màu.
Liều lượng :
Liều thông thường:
Tiêm tĩnh mạch: 5 – 10ml (100mg/ml) hoặc 0,5 – 1g (10 – 15mg/kg) 2 – 3 lần/24 giờ. Tiêm tĩnh mạch chậm, không được nhanh hơn 1ml/phút.
Hoặc Uống 2 – 3 viên (1g/viên) hoặc 1 – 1,5g (15-25mg/kg) 2 – 4 lần/24 giờ.
Qúa liều :
Chưa có thông báo về trường hợp quá liều acid tranexamic. Những trường hợp quá liều có thể là: Buồn nôn, nôn, các triệu chứng và/hoặc hạ huyết áp tư thế đứng. Không có biện pháp đặc biệt để điều trị nhiễm độc acid tranexamic. Nếu nhiễm độc do uống quá liều, gây nôn, rửa dạ dày và dùng than hoạt. Trong cả hai trường hợp nhiễm độc do uống và do tiêm truyền, nên duy trì bổ sung dịch để thúc đẩy bài tiết thuốc qua thận và dùng các biện pháp điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ.
Bảo quản:
Bảo quản acid tranexamic trong trong đồ đựng kín, để nơi khô ráo, mát và tránh ánh sáng mạnh.
Thuốc độc bảng B.

- Giá bán thuốc Acid tranexamic: 0 VNĐ

- Địa chỉ mua thuốc Acid tranexamic: Các hiệu thuốc trên toàn quốc.

Lưu ý:

- Toa thuốc Acid tranexamic chỉ mang tính chất tham khảo. Hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng thuốc Acid tranexamic.

- Xem kỹ tờ hướng dẫn về Acid tranexamic được bán kèm theo. Tuyệt đối không dùng Acid tranexamic khi đã hết hạn in trên vỏ hộp.

- Để xa thuốc Acid tranexamic ngoài tầm với của trẻ em.

Nếu không muốn hại con, ngừng ngay những việc này từ hôm nay
Cho trẻ ăn kẹo, uống nước ngọt có gas, sử dụng smartphone, mắng chửi... là những việc khiến cho trẻ tổn thương cả thể chất lẫn tinh thần những chúng ta lại hay mắc phải...