Trên thần kinh giao cảm: thuốc kích thích cả receptor alfa và beta – adrenergic, nhưng tác dụng trên beta mạnh hơn. Biểu hiện tác dụng của adrenalin trên các cơ quan và tuyến như sau: + Trên mắt: gây co cơ tia mống mắt làm giãn đồng tử, làm chèn ép lên ống thông dịch nhẫn cầu gây tăng nhãn áp. + Trên hệ tuần hoàn: Thuốc kích thích receptor beta 1 ở tim, làm tăng nhịp tim, tăng sức co bóp của cơ tim, tăng lưu lượng tim do đó tăng công của tim và tăng mức tiêu thụ oxy của tim. Vì vậy nếu dùng liều cao có thể gây rối loạn nhịp tim. Trên mạch adrenalin kích thích receptor alfa1 gây co mạch một số vùng như mạch ngoại vi, mạch da và mạch phổi, mạch vành, mạch máu tới bắp cơ. + Trên huyết áp: adrenalin làm tăng huyết áp tâm thu, ít ảnh hưởng tới huyết áp tâm trương. Kết quả là huyết áp trung bình chỉ tăng nhẹ. Đặc biệt adrenalin gây hạ huyết áp do phản xạ. + Trên hô hấp: adrenalin gây kích thích nhẹ hô hấp, làm giãn cơ trơn phế quản và làm giảm phù nề niêm mạc nên có tác dụng cắt cơn hen phế quản. + Trên hệ tiêu hoá: thuốc làm giãn cơ trơn tiêu hoá, giảm tiết dịch tiêu hoá. + Trên hệ tiết niệu: làm giảm tiết dịch ngoại tiết như giảm tiết nước bọt , dịch vị, dịch ruột, nước mắt. + Trên chuyển hoá: giảm tiết insulin, tăng tiết glucagon và tăng tốc độ phân huỷ glycogen nên tăng glucose máu. Tăng chuyển hoá cơ bản lên 20 – 30%, tăng tiêu thụ oxy, tăng cholesterol máu, tăng tạo hormon tuyến yên (ACTH) và tuyến tuỷ thượng thận (cortison). Trên hệ thần kinh trung ương: liều điều trị, adrenalin ít ảnh hưởng do ít qua hàng rào máu não. Liều cao, kích thích thần kinh trung ương gây hồi hộp, bứt rứt, khó chịu, đánh trống ngực, căng thẳng, run. Tác dụng kích thích thần kinh đặc biệt rõ ở người bị bệnh Parkinson. Ngoài ra, adrenalin làm tăng khả năng kết dính tiểu cầu. |