www.bachkhoakienthuc.com

Tác dụng thuốc Amiodaron và cách dùng đúng nhất

Hướng dẫn sử dụng thuốc Amiodaron, khuyến cáo về tác dụng, tác dụng phụ của Amiodaron từ nhà sản xuất và thông tin về giá bán, địa chỉ mua thuốc.

- Thuốc Amiodaron có tác dụng gì, cách dùng như thế nào, có tác dụng phụ nào nghiêm trọng không, liều dùng, lưu ý khi sử dụng Amiodaron đối với người lớn, trẻ em, phụ nữ có thai, cho con bú từ nhà sản xuất.

Tên gốc: Amiodaron

Biệt dược: CORDARONE

Nhóm thuốc và cơ chế: Amiodaron được dùng để điều chỉnh các nhịp bất thường của tim (thuốc chống loạn nhịp). Amiodaron được tìm ra năm 1961. Thuốc được FDA cho phép dùng làm thuốc chống loạn nhịp trên lâm sàng vào năm 1985. Mặc dù amiodaron có nhiều tác dụng phụ, một số trong đó nặng và có thể gây tử vong, thuốc đã điều trị thành công nhiều trường hợp loạn nhịp mà các thuốc chống loạn nhịp khác thất bại. Amiodaron được xem là một thuốc chống loạn nhịp "phổ rộng", thuốc có tác dụng phức tạp và đa dạng trên hoạt động điện của tim là nguyên nhân tạo ra nhịp tim. Những tác dụng điện quan trọng nhất là:

1.      Làm chậm tốc độ tái phân cực (tốc độ hệ thống điện của tim nạp lại sau khi tim co).

2.      Kéo dài giai đoạn điện trong đó tế bào cơ tim bị kích thích điện (thời gian tiềm tàng).

3.      Làm chậm tốc độ dẫn điện (tốc độ mỗi xung điện được dẫn truyền qua hệ thống điện của tim).

4.      Giảm tốc độ nóng của máy phát xung điện bình thường ở tim (máy tạo nhịp tim).

5.      Làm chậm dẫn truyền qua những đường truyền điện đặc biệt (đường phụ) gây ra loạn nhịp.

Ngoài việc là thuốc chống loạn nhịp, amiodaron còn làm giãn mạch. Tác dụng này có thể gây tụt huyết áp. Vì tác dụng này nên thuốc cũng có lợi trên những bệnh nhân bị suy tim ứ huyết.

Kê đơn: có

Dạng dùng: viên nén (màu hồng), hình tròn 200mg.

Bảo quản viên nén cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng, dưới 30oC.

Chỉ định: Amiodaron được dùng để điều trị nhiều loạn nhịp nặng bao gồm rung thất, nhịp nhanh thất, rung nhĩ và cuồng động nhĩ.

Cách dùng: Amiodaron thường được uống nhiều lần mỗi ngày để giảm thiểu kích ứng dạ dày thường thấy với những liều cao hơn. Cũng vì lý do này, người ta khuyến nghị uống amiodaron trong bữa ăn.

Tương tác thuốc: Amiodaron có thể tương tác với các chất chẹn bêta như atenolol (TENORMIN), propranolol (INDERAL), metoprolol (LOPRESSOR) hoặc một số chất chẹn kênh calci như verapamil (CALAN, ISOPTIN, VERELAN, COVERA-HS) hoặc diltiazem (CARDIZEM, DILACOR, TIAZAC), gây nhịp tim chậm quá mức hoặc chẹn đường dẫn truyền xung điện ở tim.

Amiodaron làm tăng nồng độ digoxin (LANOXIN) trong máu khi hai thuốc này được dùng đồng thời. Người ta khuyến nghị giảm 50% liều digoxin khi bắt đầu liệu pháp amiodaron.

Nồng độ flecainid (TAMBOCOR) trong máu tăng hơn 50% với amiodaron. Nồng độ procainamid (PROCAN-SR, PRONESTYL) và quinidin (QUINIDEX, QUINAGLUTE) tăng 30-50% trong tuần đầu tiên điều trị amiodaron. Những phối hợp này có thể gây ra thêm những tác dụng điện, hậu quả là làm loạn nhịp nặng thêm. Một số chuyên gia khuyến nghị giảm liều các thuốc này khi bắt đầu điều trị amiodaron.

Amiodaron có thể gây ngộ độc phenytoin (DILANTIN) vì thuốc làm tăng 2-3 lần nồng độ phenytoin trong máu. Các triệu chứng ngộ độc phenytoin bao gồm lắc lư nhãn cầu (tạm thời và có thể hồi phục), mệt mỏi và đi không vững.

Ritonavir (NORVIR) có thể ức chế enzym chuyển hóa amiodaron. Mặc dù chưa có vấn đề lâm sàng nào được thừa nhận là hậu quả của tương tác này, nên thận trọng tránh phối hợp này vì khả năng ngộ độc amiodaron.

Amiodaron cũng tương tác với các thuốc chống trầm cảm ba vòng (như amitriptylin, ELAVIL) hoặc các phenothiazid (như chlopromazin, THORAZINE) và có thể gây loạn nhịp nghiêm trọng.

Amiodaron tương tác với warfarin (COUMADIN) và làm tăng nguy cơ chảy máu. Chảy máu có thể nặng và thậm chí gây tử vong. Tác dụng này có thể xảy ra sớm sau 4-6 ngày dùng phối hợp thuốc hoặc muộn sau một vài tuần.

Amiodaron ức chế chuyển hóa dextromethorphan, một thuốc giảm ho có trong hầu hết các thuốc không (và một vài thuốc có) kê đơn chữa cảm lạnh và ho (như ROBITUSSIN-DM). Mặc dù chưa rõ ý nghĩa của tương tác này, nên tránh dùng hai thuốc này cùng nhau nếu có thể.

Vì amiodaron lưu lại trong cơ thể một thời gian dài. Các tương tác thuốc có thể xảy ra trong nhiều tuần sau khi ngừng amiodaron.

Cholestyramin (QUESTRAN) có thể làm tăng đào thải amiodaron, có lẽ bằng cách gắn với thuốc trong đường tiêu hóa.

Đối với phụ nữ có thai: nói chung không nên dùng amiodaron trong thời gian mang thai vì đã có những báo cáo về thiểu năng giáp hoặc cường giáp ở trẻ do bà mẹ uống amiodaron trong khi có thai. Tuy nhiên, nếu việc dùng amiodaron được xem là tối cần thiết, bệnh nhân cần được cảnh báo về nguy cơ đối với thai nhi.

Đối với bà mẹ cho con bú: chưa xác định được độ an toàn của amiodaron ở những bà mẹ cho con bú trong thời gian điều trị.

Tác dụng phụ: khoảng 7/10 bệnh nhân uống amiodaron bị một loại phản ứng phụ nào đó, và 1/20-1/5 bị những phản ứng phụ nặng đến mức phải ngừng thuốc.

Tác dụng phụ nặng nhất của liệu pháp amiodaron liên quan đến phổi. Phản ứng này có thể gây tử vong. (1/10 số bệnh nhân bị nhiễm độc phổi sẽ chết). Bệnh nhân cần thông báo về mọi triệu chứng ho, sốt hoặc thở đau. Bệnh nhân đang bị bệnh phổi không có vẻ tăng nguy cơ nhiễm độc phổi do amiodaron mặc dù tiên lượng của họ xấu hơn nếu họ bị những tác dụng phụ này.

Mặc dù khá hiếm gặp, nhiễm độc gan gây tử vong có thể xảy ra với liệu pháp amiodaron. Nhiễm độc gan có thể biểu hiện bằng sút cân, gan to, cổ trướng, đau bụng, chán ăn hoặc viêm gan. ở một số trường hợp, có thể giảm liều amiodaron. ở một số trường hợp khác cần ngừng dùng amiodaron.

Amiodaron có thể gây một số loạn nhịp tim, mặc dù tỷ lệ loạn nhịp tim do amiodaron có vẻ thấp hơn các thuốc dùng điều trị loạn nhịp khác. (Điều này nghe có vẻ nghịch lý vì amiodaron là được dùng để điều trị loạn nhịp). Chưa đến 1/20 bệnh nhân suy tim ứ huyết dùng amiodaron bị suy tim nặng hơn. Có thể xảy ra hạ huyết áp.

Khoảng 1/2 - 1/5 bệnh nhân dùng amiodaron bị nhiễm độc thần kinh. Các triệu chứng có thể bao gồm mất thăng bằng hoặc thay đổi dáng đi, run, cử động cơ thể không kiểm soát được, tê ngón tay hoặc ngón chân, hoa mắt, yếu cơ, mệt mỏi hoặc mất điều vận. May thay, các triệu chứng này không nặng đến mức phải ngừng thuốc. Thay vì thế, chúng có thể biến mất khi giảm liều.

Có tới 1/4 bệnh nhân dùng amiodaron bị một thể nào đó của chức năng tuyến giáp bất thường, vì phân tử thuốc có quan hệ về mặt hóa học với chính hormon tuyến giáp. Nhược giáp có vẻ hay gặp hơn cường giáp. Các triệu chứng của cường giáp bao gồm ra nhiều mồ hôi, sút cân, rối loạn giấc ngủ, tăng nhạy cảm với nóng, tăng nhịp tim, bướu cổ, run hoặc căng thẳng. Các triệu chứng của nhược giáp bao gồm không chịu được lạnh, da khô, tăng cân và mệt mỏi bất thường.

Khoảng 1/10 bệnh nhân uống amiodaron có đáp ứng quá mức với tác động có hại của ánh nắng, đặc biệt với tia cực tím A bước sóng dài (UVA). Tác động này có thể xảy ra thậm chí qua kem chống nắng và/hoặc vải bông. Kem chống nắng chuẩn không ngăn ngừa được tác động này trừ phi chứng cũng hấp thu tia UVA. Những kem chống nắng mờ đục như oxid kẽm hay dioxid titan có tác dụng bảo vệ thích hợp. Cần tránh phơi nắng lâu và sử dụng quần áo bảo vệ để giúp ngăn ngừa phản ứng có hại này.

Dùng amiodaron dài ngày đôi khi làm da chuyển thành màu xanh xám. Tác dụng này hay gặp hơn ở bệnh nhân có da trắng. Hiện tượng đổi màu này hồi phục chậm khi ngừng dùng amiodaron; tuy nhiên, đôi khi sự hồi phục là không hoàn toàn.

Khoảng 1/4 số bệnh nhân bắt đầu dùng liệu pháp amiodaron bị buồn nôn, nôn, chán ăn, táo bón hoặc đau bụng. Tác dụng phụ này đặc biệt hay gặp trong giai đoạn điều trị tấn công ban đầu, khi liều dùng cao. May thay, chúng thường không dẫn đến phải ngừng thuốc. Uống amiodaron cùng với đồ ăn có thể làm giảm nguy cơ tác dụng này.

Chừng 1/10 bệnh nhân uống amiodaron bị suy giảm hoặc nhiễu loạn thị lực, như nhìn quầng, nhìn lóa, sợ ánh sáng và khô mắt. Lắng đọng giác mạc (lắng đọng vi thể) xảy ra ở hầu hết các bệnh nhân dùng amiodaron trong ít nhất 6 tháng. Các lắng đọng này không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, và không có mối liên quan giữa những lắng đọng này và các nhiễu loạn thị lực đã mô tả ở trên. Các tác dụng khác trên mắt hiếm gặp và bao gồm đục thuỷ tinh thể và những bất thường của dây thần kinh thị giác.

Amiodaron cũng làm giảm ham muốn tình dục.

- Giá bán thuốc Amiodaron: 0 VNĐ

- Địa chỉ mua thuốc Amiodaron: Các hiệu thuốc trên toàn quốc.

Lưu ý:

- Toa thuốc Amiodaron chỉ mang tính chất tham khảo. Hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng thuốc Amiodaron.

- Xem kỹ tờ hướng dẫn về Amiodaron được bán kèm theo. Tuyệt đối không dùng Amiodaron khi đã hết hạn in trên vỏ hộp.

- Để xa thuốc Amiodaron ngoài tầm với của trẻ em.

Nếu không muốn hại con, ngừng ngay những việc này từ hôm nay
Cho trẻ ăn kẹo, uống nước ngọt có gas, sử dụng smartphone, mắng chửi... là những việc khiến cho trẻ tổn thương cả thể chất lẫn tinh thần những chúng ta lại hay mắc phải...