www.bachkhoakienthuc.com

Tác dụng thuốc Aspirin và cách dùng đúng nhất

Hướng dẫn sử dụng thuốc Aspirin, khuyến cáo về tác dụng, tác dụng phụ của Aspirin từ nhà sản xuất và thông tin về giá bán, địa chỉ mua thuốc.

- Thuốc Aspirin có tác dụng gì, cách dùng như thế nào, có tác dụng phụ nào nghiêm trọng không, liều dùng, lưu ý khi sử dụng Aspirin đối với người lớn, trẻ em, phụ nữ có thai, cho con bú từ nhà sản xuất.

Tên gốc: Aspirin

Biệt dược: aspirin, arthritis foundation safety coated aspirin, Bayer aspirin, Bayer children's aspirin, ecotrin và nhiều tên khác.

Nhóm thuốc và cơ chế: Aspirin là một thuốc chống viêm giảm đau phi steroid (NSAID) hiệu quả trong điều trị sốt, đau và viêm. NSAID là nhóm thuốc giảm đau không gây ngủ làm giảm chứng đau do nhiều nguyên nhân từ nhẹ tới vừa, bao gồm chấn thương, co thắt cơ kinh nguyệt, viêm khớp và các bệnh cơ xương khác. Vì bệnh nhân có đáp ứng khác nhau với các thuốc NSAID khác nhau, nên không hiếm khi bác sĩ thử dùng những NSAID khác nhau cho một chứng bệnh.

Kê đơn: không

Dạng dùng: viên nén nhai: 81mg; viên bao và viên nén: 325mg, 500mg; viên bao và viên nén bao tan trong ruột: 325mg, 500mg.

Bảo quản: bảo quản ở nhiệt độ phòng, trong bao bì kín, tránh ẩm.

Chỉ định: Aspirin được dùng điều trị viêm và đau do nhiều thể viêm khớp gây ra, bao gồm viêm khớp dạng thấp, viêm khớp thiếu niên, lupus ban đỏ hệ thống, viêm cột sống dính khớp, hội chứng Reiter và viêm xương khớp, cũng như những tổn thương mô mềm như viêm gân và viêm bao hoạt dịch. Aspirin còn được dùng để làm giảm nhanh đau và sốt từ nhẹ tới vừa. Vì aspirin ức chế hoạt động của tiểu cầu, thuốc được dùng để làm giảm nguy cơ đột quị tái diễn và cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua. Thuốc cũng được dùng để ngăn ngừa cơn đau tim.

Cách dùng: nên uống cùng với đồ ăn.

Tương tác thuốc: bệnh nhân bị loét đường tiêu hoá hoặc chức năng thận kém nên tránh dùng aspirin, vì thuốc có thể làm nặng thêm cả hai bệnh này. Tránh dùng aspirin cho bệnh nhân đang dùng các thuốc chống đông máu như warfarin (COUMADIN) vì tăng nguy cơ xuất huyết. Một số bệnh nhân hen có thể bị khó thở khi uống aspirin. Aspirin làm thay đổi mức acid uric máu và cần tránh ở bệnh nhân tăng uric huyết và bệnh gút. Trẻ em và thiếu niên nên tránh dùng aspirin để điều trị các triệu chứng cúm hoặc thủy đậu vì liên quan đến nguy cơ Hội chứng Reye, một bệnh nặng của gan và hệ thần kinh có thể dẫn đến hôn mê. Aspirin không gây quen thuốc. Aspirin có thể làm tăng tác dụng của các thuốc điều trị đái đường, dẫn tới đường huyết thấp bất thường nếu không được theo dõi. Nên ngừng dùng các thuốc NSAID trước mổ phiên vì khuynh hướng gây cản trở nhẹ sự hình thành cục máu đông. Tốt nhất nên ngừng aspirin ít nhất 10-14 ngày trước thủ thuật.

Đối với phụ nữ có thai: nói chung tránh dùng aspirin cho phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú.

Đối với bà mẹ cho con bú: các sản phẩm aspirin được bài tiết trong sữa mẹ.

Tác dụng phụ: phần lớn bệnh nhân đều có lợi khi dùng aspirin và các NSAID khác với ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, tác dụng phụ nặng có thể xảy ra và nói chung thường liên quan với liều dùng. Do đó, người ta khuyên dùng thuốc với liều thấp nhất có hiệu quả để giảm thiểu tác dụng phụ. Những tác dụng phụ hay gặp nhất của aspirin là ở hệ tiêu hóa và ù tai. Thuốc có thể gây loét, nóng rát bụng, đau, co thắt cơ, buồn nôn, viêm dạ dày, thậm chí xuất huyết tiêu hóa nặng và nhiễm độc gan. Đôi khi loét và xuất huyết dạ dày có thể xảy ra mà không đau bụng. Phân đen như nhựa đường, mệt xỉu và chóng mặt có thể là những dấu hiệu duy nhất của chảy máu trong. Nếu thấy ù tai cần giảm liều hằng ngày. Phát ban, suy thận, hoa mắt chóng mặt cũng có thể xảy ra.

- Giá bán thuốc Aspirin: 0 VNĐ

- Địa chỉ mua thuốc Aspirin: Các hiệu thuốc trên toàn quốc.

Lưu ý:

- Toa thuốc Aspirin chỉ mang tính chất tham khảo. Hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng thuốc Aspirin.

- Xem kỹ tờ hướng dẫn về Aspirin được bán kèm theo. Tuyệt đối không dùng Aspirin khi đã hết hạn in trên vỏ hộp.

- Để xa thuốc Aspirin ngoài tầm với của trẻ em.

Nếu không muốn hại con, ngừng ngay những việc này từ hôm nay
Cho trẻ ăn kẹo, uống nước ngọt có gas, sử dụng smartphone, mắng chửi... là những việc khiến cho trẻ tổn thương cả thể chất lẫn tinh thần những chúng ta lại hay mắc phải...