www.bachkhoakienthuc.com

Tác dụng thuốc Budesonide và cách dùng đúng nhất

Hướng dẫn sử dụng thuốc Budesonide, khuyến cáo về tác dụng, tác dụng phụ của Budesonide từ nhà sản xuất và thông tin về giá bán, địa chỉ mua thuốc.

- Thuốc Budesonide có tác dụng gì, cách dùng như thế nào, có tác dụng phụ nào nghiêm trọng không, liều dùng, lưu ý khi sử dụng Budesonide đối với người lớn, trẻ em, phụ nữ có thai, cho con bú từ nhà sản xuất.

Nhóm Dược lý:
Dạng bào chế : ống hít
Thành phần : Budesonide
+ Phần thông tin tham khảo + + Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ +
Dược lực :
Budesonide là thuốc corticosteroid: glucocorticoid hít.
Dược động học :
Sử dụng corticosteroid tan trong lipid như budesonid cho phép đưa thuốc này vào đường hô hấp với sự hấp thụ toàn thân ở mức tối thiểu và rất ít tác dụng toàn thân ở những người bệnh hen nhẹ và vừa.
Tác dụng :
Budesonid là một corticosteroid có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch rõ rệt. Budesonid, cũng như những corticosteroid khác, làm giảm phản ứng viêm bằng cách làm giảm tổng hợp prostaglandin do hoạt hóa phospholipase A2. Corticosteroid làm tăng nồng độ một số phospholipid màng gây ức chế tổng hợp prostaglandin. Những thuốc này cũng làm tăng nồng độ lipocortin, là protein làm giảm những cơ chất phospholipid của phospholipase A2. Corticosteroid làm giảm tính thấm mao mạch do ức chế hoạt tính của kinin và nội độc tố vi khuẩn, và do làm giảm lượng histamin tiết ra từ bạch cầu ưa base.
Chỉ định :
Dùng bình xịt mũi trẻ em và người lớn: điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc quanh năm.
Hít qua miệng: điều trị duy trì và dự phòng bệnh hen. Ở nhiều người bệnh hen, sử dụng budesonid hít làm giảm nhu cầu corticosteroid uống hoặc có thể thay thế hoàn toàn thuốc này. Corticosteroid hít không có hiệu lực cắt cơn hen cấp tính, nhưng cần dùng liên tục làm thuốc dự phòng hàng ngày.
Chống chỉ định :
Người bệnh quá mẫn với budesonid hoặc với các thành phần khác trong chế phẩm thuốc.
Thận trọng lúc dùng :
Với những người bệnh bị viêm mũi do nấm hoặc virus, người bệnh lao phổi.
Khi người bệnh cũng dùng cả thuốc giãn phế quản hít thì nên dùng thuốc đó trước khi dùng budesonid để tăng lượng budesonid nhập vào phế quản. Hai thuốc dùng cách nhau vài phút.
Sau liệu pháp dài ngày dùng budesonid hít ở người bệnh hen, khi ngừng thuốc, tính tăng phản ứng của phế quản có thể trở lại, và những triệu chứng của bệnh có thể xấu đi, mặc dù một phần ba số người bệnh có thể ngừng hoàn toàn thuốc budesonid hít mà triệu chứng không xấu đi sau khi điều trị dài ngày.
Thời kỳ mang thai:
Nguyên tắc chung là nên tránh dùng thuốc trong thời kỳ mang thai, trừ khi lợi ích vượt trội so với nguy hại. Nếu việc điều trị bằng corticosteroid trong thai kỳ là không thể tránh được, thì nên dùng corticosteroid hít vì ảnh hưởng toàn thân thấp. Trẻ sơ sinh có mẹ đã dùng những liều corticosteroid đáng kể trong thai kỳ, phải được theo dõi về thiểu năng thượng thận và cân nặng.
Thời kỳ cho con bú:
Không có thông tin về sự bài tiết budesonid vào sữa mẹ. Vì vậy nên ngừng cho con bú khi người mẹ dùng budesonid.
Tương tác thuốc :
Mặc dù cho tới nay chưa có báo cáo về những tương tác thuốc, người ta cho rằng budesonid có khả năng tương tác với những thuốc được biết là có tương tác với những corticosteroid khác như: barbiturat, phenytoin, và rifampicin gây cảm ứng enzym gan và có thể làm tăng chuyển hóa corticosteroid; oestrogen có thể làm tăng tác dụng của hydrocortison; thuốc chống viêm ruột; những thuốc gây mất kali có thể làm tăng tác dụng gây thải kali của corticosteroid.
Tác dụng phụ
Một tác dụng không mong muốn đặc biệt gây bởi corticosteroid hít là bệnh nấm candida miệng – họng. Khàn giọng cũng có thể do tác dụng trực tiếp của thuốc hít trên dây thanh.
Thường gặp:
Thần kinh trung ương: tình trạng kích động, nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ, thay đổi tâm thần.
Tim mạch: tim đập mạnh.
Dạ dày – ruột: kích thích dạ dày – ruột, đắng miệng, bệnh nấm candida miệng, chán ăn, thèm ăn, khô miệng, khô họng, mất vị giác.
Hô hấp: ho, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, viêm phế quản, khàn giọng, chảy máu cam.
Da: ngứa, ban, trứng cá, mày đay.
Nội tiết và chuyển hóa: rối loạn kinh nguyệt.
Mắt: đục thủy tinh thể.
Khác: mất nhận thức về khứu giác.
Ít gặp:
Tiêu hóa: đầy bụng.
Hô hấp: co thắt phế quản, thở nông.
Nội tiết và chuyển hóa: ức chế ACTH, trẻ em chậm lớn.
Liều lượng :
Theo chỉ dẫn của bác sỹ.
Qúa liều :
Những triệu chứng quá liều gồm kích thích và cảm giác bỏng rát ở niêm mạc mũi, hắt hơi, nhiễm nấm candida trong mũi, nhức đầu. Khi dùng thuốc quá liều, có thể xảy ra tăng năng vỏ tuyến thượng thận và ức chế tuyến thượng thận; trong những trường hợp này, cân nhắc để quyết định tạm ngừng hoặc ngừng hẳn corticosteroid.
Bảo quản:
Chế phẩm budesonid hít phả bảo quản nơi khô ráo, ở nhiệt độ 20 độ C đến 25 độ C.

- Giá bán thuốc Budesonide: 0 VNĐ

- Địa chỉ mua thuốc Budesonide: Các hiệu thuốc trên toàn quốc.

Lưu ý:

- Toa thuốc Budesonide chỉ mang tính chất tham khảo. Hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng thuốc Budesonide.

- Xem kỹ tờ hướng dẫn về Budesonide được bán kèm theo. Tuyệt đối không dùng Budesonide khi đã hết hạn in trên vỏ hộp.

- Để xa thuốc Budesonide ngoài tầm với của trẻ em.

Nếu không muốn hại con, ngừng ngay những việc này từ hôm nay
Cho trẻ ăn kẹo, uống nước ngọt có gas, sử dụng smartphone, mắng chửi... là những việc khiến cho trẻ tổn thương cả thể chất lẫn tinh thần những chúng ta lại hay mắc phải...