www.bachkhoakienthuc.com

Tác dụng thuốc Diazepam và cách dùng đúng nhất

Hướng dẫn sử dụng thuốc Diazepam, khuyến cáo về tác dụng, tác dụng phụ của Diazepam từ nhà sản xuất và thông tin về giá bán, địa chỉ mua thuốc.

- Thuốc Diazepam có tác dụng gì, cách dùng như thế nào, có tác dụng phụ nào nghiêm trọng không, liều dùng, lưu ý khi sử dụng Diazepam đối với người lớn, trẻ em, phụ nữ có thai, cho con bú từ nhà sản xuất.

Nhóm Dược lý:
Tên Biệt dược : Diazepam 10mg/2ml; Diazepam 5mg; Mekoluxen 5mg, Seduxen, Valium
Dạng bào chế : Ống chứa dung dịch tiêm; Viên nén
Thành phần : Diazepam
+ Phần thông tin tham khảo + + Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ +
Dược lực :
Diazepam là loại thuốc an thần,giải lo , gây ngủ, thuộc nhón 1,4-benzodiazepin.
Dược động học :
- Hấp thu: Diazepam hấp thu tốt qua đường tiêu hoá. Nồng độ cao trong huyết tương đạt trong vòng 0,5 đến 2h sau khi uống. Tiêm bắp , sự hấp thu của diazepam có thể chậm và thất thường tuỳ theo vị trí tiêm. Nếu tiem vào cơ delta, thuốc thường được hấp thu nhanh và hoàn toàn. Dùng theo đường thụt hậu môn, thuốc được hấp thu nhanh và hầu như hoàn toàn.
- Phân bố: Diazepam gắn mạnh vào protein huyết tương(95-99%). Thể tích phân bố khoảng 0,95 và 2L/kg, phụ thuộc vào tuổi. Diazepam ưa lipid nên vào nhanh dịch não tuỷ.
- Chuyển hoá: Diazepam chủ yếu chuyển hoá ở gan. Các chất chuyển hoá N-desmethyl diazepam(nordiazepam), temazepam và oxazepam xuất hiện trong nước tiểu dưới dạng glucuronid, là những chất có hoạt tính dược lý. Chỉ 20% các chất chuyển hoá được phát hiện trong nước tiểu trong 72 giờ đầu.
- Thải trừ: thuốc đào thải chủ yếu qua thận, 1 phần qua mật, phụ thuộc vào tuổi và cả chức năng gan thận. Thuốc đào thải và chuyển hoá ở trẻ em chậm hơn nhiều so với người lớn và trẻ lớn. Ở người cao tuổi đào thải kéo dài gấp 2-4 lần. Thuốc cũng kéo dài ở người bệnh có chức năng thận bị tổn thương. Ở người suy gan, đào thải kéo dài gấp 2 lần.
Tác dụng :
Diazepam là một thuốc hướng thần thuộc nhóm 1,4- benzodiazepin, có tác dụng rõ rệt làm giảm căng thẳng, kích động, lo âu, và tác dụng an thần, gây ngủ.
Ngoài ra thuốc còn có tác dụng giãn cơ, chống co giật. Thuốc được dùng trong thời gian ngắn để điều trị trạng thái lo âu, căng thẳng, dùng làm thuốc an thần, tiền mê, chống co cơ và xử trí các triệu chứng khi cai rượu.

Chỉ định :
Bệnh tâm thần kinh, rối loạn chức năng tự động, co thắt cơ, tạo thuận lợi khi sinh.
Cơ co cứng do não hoặc thần kinh ngoại biên, co giật.
Tiền mê trước khi phẫu thuật.

Chống chỉ định :
Tình trạng nghiện các thuốc khác kể cả rượu, ngoại trừ khi phụ trị phản ứng cai rượu cấp.
Tăng carbon dioxide máu mãn tính trầm trọng.
Không nên sử dụng trong trạng thái ám ảnh hoặc sợ hãi.
Không sử đơn độc để điều trị trầm cảm hoặc lo âu kết hợp với trầm cảm vì có nguy cơ thúc đẩy tự sát ở nhóm người bệnh này.
Không dùng diazepam điều trị bệnh loạn thần mạn.
Kết hợp sử dụng diazepam và 1 benzodiazepin khác có thể gây chứng quên ở người bệnh, và không nên dùng diazepam trong trường hợp có người thân chết vì có thể bị ức chế điều chỉnh tâm lý.
Thận trọng lúc dùng :
Suy tim, phụ nữ có thai & cho con bú; nhược cơ.
Thận trọng khi lái xe và điều khiển máy móc. Nghiện thuốc.
Cẩn thận khi ngưng thuốc.
Thận trọng với người bệnh giảm chức năng gan, thận, bệnh phổi mạn tính, bệnh glaucom góc đóng hoặc tổn thương thực thể não, xơ cứng động mạch.
Rất thận trọng khi dùng diazepam điều trị cho người bệnh bị rối loạn nhân cách.
Diazepam tăng tác dụng của rượu, ảnh hưởng đến khả năng tập trung lái xe và điều khiển máy móc.
Tương tác thuốc :
Tác động làm dịu có thể gia tăng khi phối hợp với các thuốc tác động trên thần kinh TW khác.
Tránh uống rượu.
Diazepam làm tăng ức chế hô hấp do morphin.
Cimetidin và cifloxacin giảm thanh thải của diazepam do đó làm tăng nồng độ diazepam trong huyết tương.
Isoniazide làm tăng thời gian bán thải của diazepam từ 34-45h.
Thuốc tránh thai và omeprazol có thể làm tăng tác dụng của diazepam.
Cafein làm giản tác dụng an thần của diazepam.
Dùng phối hợp với các barbiturat, alcol hoặc các thuốc ức chế thần kinh trung ương sẽ làm tăng nguy cơ gây ức chế hô hấp.
Khi dùng cùng với thuốc giảm đau gây ngủ, liều của thuốc ngủ phải giảm ít nhất 1/3 và tăng từng lượng nhỏ.
Tác dụng phụ
Nghiện thuốc, triệu chứng cai thuốc.
Thỉnh thoảng gây an thần mạnh.
Người già nhạy cảm hơn so với người trẻ.
Phần lớn các tác dụng không mong muốn là an thần buồn ngủ với tỷ lệ 4-11%. Tác dụng an thần buồn ngủ sẽ giảm nếu tiếp tục điều trị trong một thời gian.
Liều lượng :
Ðường uống Bệnh nhân ngoại trú 2mg x 3lần/ngày. Người già và bệnh nhân yếu ớt 2mg x 2lần/ngày. Rối loạn giấc ngủ 5-30mg vào buổi tối. Bệnh nhân nhập viện Bệnh tâm thần kinh 10-20mg x 3 lần/ngày. Co thắt cơ 10-30mg/ngày. Ống tiêm Bệnh tâm thần kinh 10-20mg x 3 lần/ngày, IM hoặc IV cho đến khi hết triệu chứng cấp. Ðộng kinh Liều khởi đầu: 10-20mg, IV sau đó 20mg, IM hoặc truyền IV nếu cần thiết. Co thắt cơ 10mg x 1-2 lần, IV. Tạo thuận lợi khi sinh 20mg, IM. Sanh non tiêm Valium lúc bắt đầu giãn tử cung. Liều khởi đầu: 20mg, IM, lặp lại sau 1 giờ. Liều duy trì: 10mg x 4 lần hoặc 20mg x 3 lần, uống hoặc IM/ngày. Nhau tiền đạo liều tương tự như sanh non.
Qúa liều :
Biểu hiện: ngủ gà, lú lẫn, hôn mê và giảm phản xạ.
Xử trí: theo dõi hô hấp, mạch và huyết áp như trong tất cả trường hợp dùng thuốc quá liều. Rửa dạ dày ngay lập tức. Truyền dịch tĩnh mạch và thông khí đường hô hấp. có htể chống hạ huyết áp bằng noradrenalin hoặc metaraminol. Thẩm phân ít có giá trị. Có thể dùng flumazenil để huỷ bỏ một phần hay toàn bộ tác dụng an thần của benzodiazepin
Bảo quản:
thuốc hướng thần. Tránh ánh sáng, bảo quản ở nhiệt độ dưới 25 độ C. Không để ở nhiệt độ đóng băng.

- Giá bán thuốc Diazepam: 0 VNĐ

- Địa chỉ mua thuốc Diazepam: Các hiệu thuốc trên toàn quốc.

Lưu ý:

- Toa thuốc Diazepam chỉ mang tính chất tham khảo. Hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng thuốc Diazepam.

- Xem kỹ tờ hướng dẫn về Diazepam được bán kèm theo. Tuyệt đối không dùng Diazepam khi đã hết hạn in trên vỏ hộp.

- Để xa thuốc Diazepam ngoài tầm với của trẻ em.

Nếu không muốn hại con, ngừng ngay những việc này từ hôm nay
Cho trẻ ăn kẹo, uống nước ngọt có gas, sử dụng smartphone, mắng chửi... là những việc khiến cho trẻ tổn thương cả thể chất lẫn tinh thần những chúng ta lại hay mắc phải...