www.bachkhoakienthuc.com

Tác dụng thuốc Fosfomycin sodium và cách dùng đúng nhất

Hướng dẫn sử dụng thuốc Fosfomycin sodium, khuyến cáo về tác dụng, tác dụng phụ của Fosfomycin sodium từ nhà sản xuất và thông tin về giá bán, địa chỉ mua thuốc.

- Thuốc Fosfomycin sodium có tác dụng gì, cách dùng như thế nào, có tác dụng phụ nào nghiêm trọng không, liều dùng, lưu ý khi sử dụng Fosfomycin sodium đối với người lớn, trẻ em, phụ nữ có thai, cho con bú từ nhà sản xuất.

Nhóm Dược lý:
Dạng bào chế : bột pha tiêm
Thành phần : Fosfomycin sodium
+ Phần thông tin tham khảo + + Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ +
Dược lực :
Fosfomycin là một kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn.
Dược động học :
Fosfomycin chỉ dùng đường tiêm tĩnh mạch. Thuốc ít liên kết với protein huyết tương chỉ khoảng 2.16%.
Fosfomycin không chuyển hoá trong cơ thể và được thải trừ chủ yếu trong nước tiểu dưới dạng hoạt chất không biến đổi.
Tác dụng :
Fosfomycin có tác dụng diệt khuẩn với các vi khuẩn gây bệnh gram dương vảgam âm. Nó đặc biệt có tác dụng mạnh chống lại các vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa, Proteus vulgaris, Serratia marcescens và các chủng Staphylococcus aureus và Escherichia coli kháng nhiều loại thuốc.
Cơ chế tác dụng của thuốc: fosfomycin được hấp thu vào tế bào của vi khuẩn ở nồng độ cao qua hệ thống vận chuyển chủ động và ức chế giai đoạn đầu của sự sinh tổng hợp peptid – polisacarit của thành tế bào.
Chỉ định :
Được chỉ định cho các trường hợp nhiễm trùng sau đây do các chủng vi khuẩn nhạy cảm với fosfomycin như pseudomonas aeruginosa, Proteus vulgaris, Serratia marcescens và các chủng Staphylococcus aureus và Escherichia coli kháng nhiều loại thuốc: nhiễm trùng huyết, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, rãn phế quản nhiễm trùng, viêm phổi, bệnh phổi có mủ, viêm màng phổi mủ, viêm phúc mạc, viêm thận - bể thận, viêm bàng quang, viêm phần phụ, nhiễm trùng trong tử cung, nhiễm trùng khoang chậu, viêm mô cận tử cung và viêm tuyến bartholin.
Thận trọng lúc dùng :
Thận trọng với bệnh nhân mắc bệnh dị ứng như hen, phát ban, nổi mề đay.
Thận trọng với bệnh nhân bị thiểu năng gan (chứng thiểu năng gan có thể trầm trọng hơn).
Tác dụng phụ
Tác dụng phụ chủ yếu xảy ra như: Tăng men gan, ban đỏ, ngứa, nổi mề đay, ỉa chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng, chán ăn, tăng natri huyết, đau mạch, đỏ mặt, sốt, khó chịu, rối loạn ở thận, giảm cảm giác, giảm bạch cầu…
Liều lượng :
Truyền nhỏ giọt vào tĩnh mạch: liều thường dùng mỗi ngày fosfomycin dùng đường tiêm tĩnh mạch là 2 – 4 g cho người lớn và 100 – 200 mg/kg thể trọng trẻ em, truyền vào tĩnh mạch theo cách truyền nhỏ giọt. Liều nói trên chia làm 2 lần, mỗi liều được hoà tan vào 100 đến 500 dịch truyền, thời gian truyền từ 1 đến 2 giờ.
Tiêm tĩnh mạch: liều dùng mỗi ngày cho người lớn và trẻ em cũng bằng liều truyền nhỏ giọt vào tĩnh mạch nhưng chia thành 2 đến 4 liều. Dung môi để hoà tan 1 đến 2 g chế phẩm là 20 ml nước pha tiêm hoặc 20 ml dung dịch glucoza 5%, thời gian tiêm tĩnh mạch phải thực hiện trong 5 phút hoặc hơn.
Bảo quản:
Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng.

- Giá bán thuốc Fosfomycin sodium: 0 VNĐ

- Địa chỉ mua thuốc Fosfomycin sodium: Các hiệu thuốc trên toàn quốc.

Lưu ý:

- Toa thuốc Fosfomycin sodium chỉ mang tính chất tham khảo. Hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng thuốc Fosfomycin sodium.

- Xem kỹ tờ hướng dẫn về Fosfomycin sodium được bán kèm theo. Tuyệt đối không dùng Fosfomycin sodium khi đã hết hạn in trên vỏ hộp.

- Để xa thuốc Fosfomycin sodium ngoài tầm với của trẻ em.

Nếu không muốn hại con, ngừng ngay những việc này từ hôm nay
Cho trẻ ăn kẹo, uống nước ngọt có gas, sử dụng smartphone, mắng chửi... là những việc khiến cho trẻ tổn thương cả thể chất lẫn tinh thần những chúng ta lại hay mắc phải...