www.bachkhoakienthuc.com

Tác dụng thuốc lithi và cách dùng đúng nhất

Hướng dẫn sử dụng thuốc lithi, khuyến cáo về tác dụng, tác dụng phụ của lithi từ nhà sản xuất và thông tin về giá bán, địa chỉ mua thuốc.

- Thuốc lithi có tác dụng gì, cách dùng như thế nào, có tác dụng phụ nào nghiêm trọng không, liều dùng, lưu ý khi sử dụng lithi đối với người lớn, trẻ em, phụ nữ có thai, cho con bú từ nhà sản xuất.

Tên gốc: Lithi

Biệt dược: ESKALITH; LITHOBID

Nhóm thuốc và cơ chế: Lithi được dùng điều trị rối loạn hưng/trầm cảm (lưỡng cực) và trầm cảm. Lithi là một yếu tố tích điện dương tươngtự như kali và natri. Thuốc ảnh hưởng đến nhiều vị trí trong và trên bề mặt tế bào có các nguyên tử tích điện dương khác như natri, kali, calci và magiê, là những nguyên tử có vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của tế bào.

Lithi cản trở tổng hợp và tái hấp thu các chất dẫn truyền thần kinh. Lithi cũng ảnh hưởng đến nồng độ tryptophan và serotonin trong não. Ngoài ra, lithi làm tăng sản sinh tế bào bạch cầu trong tủy xương. Tác dụng của lithi thường xuất hiện trong vòng 1 tuần sau khi bắt đầu điều trị, và thuốc phát huy đầy đủ hiệu quả sau 2 đến 3 tuần.

Lithi được sử dụng từ những năm 1950. Song chế phẩm thông dụng nhất hiện nay là lithi carbonat mãi đến năm 1970 mới được FDA cho phép.

Kê đơn: có

Dạng dùng: viên nén 450mg. Viên nang 300mg.

Bảo quản: nên bảo quản viên nén và viên nang ở nhiệt độ phòng 15-30oC.

Chỉ định: Lithi hay được dùng nhất để điều trị rối loạn lưỡng cực và cũng được dùng điều trị trầm cảm.

Cách dùng: nói chung lithi được uống cùng với đồ ăn, mặc dù đồ ăn không ảnh hưởng rõ rệt đến hấp thu thuốc (Xem phần tác dụng phụ ở dưới). Liều dùng rất khác nhau và được điều chỉnh dựa trên số đo nồng độ lithi trong máu. Trong giai đoạn đầu điều trị, việc điều chỉnh liều thường được tiến hành 5-7 ngày/1 lần để xác định được liều đúng. Bệnh nhân bị bệnh thận bài xuất lithi ra khỏi cơ thể ít hơn và do đó cần liều thấp hơn.

Tương tác thuốc: các thuốc chống viêm phi steroid, như ibuprofen (MOTRIN, ADVIL), naproxen (NAPROSYN, ALEVE), indomethacin (INDOCIN), nabumeton (RELAFEN), diclofenac (VOLTAREN, CATAFLAM, ARTHROTEC), ketorolac (TORADOL) làm giảm khả nǎng đào thải lithi của thận dẫn đến tăng nồng độ lithi trong máu. Điều này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Cần đo nồng độ lithi trong máu 4 - 7 ngày sau khi dùng thêm hoặc ngừng dùng thuốc chống viêm phi steroid trong thời gian điều trị lithi. Aspirin và sulindac (CLINORIL) không ảnh hưởng đến nồng độ lithi trong máu

Thận trọng khi dùng thuốc lợi tiểu trên bệnh nhân đang điều trị lithi. Những thuốc lợi tiểu tác dụng trên ống lượn xa, như hydrochlorothiazid, spironolacton (ALDACTONE), triamteren (DYRENIUM, DYAZIDE, MAXZIDE) có thể làm tăng nồng độ lithi trong máu. Những thuốc lợi tiểu tác dụng lên ống lượn gần, như acetazolamid (DAMOX) nhiều khả năng làm giảm nồng độ lithi trong máu. Những thuốc lợi tiểu như furosemid (LASIX) và bumetanid (BUMEX) không ảnh hưởng đến nồng độ lithi trong máu.

Các chất ức chế ACE, như enalaprin (VASOTEC), lisinopril (ZESTRIL, PRIVINIL), benazaprin (LOTENSIN), quinapril (ACCUPRIL), moexepril (UNIVASC), captopril (CAPOTEN), ramipril (ALTACE) có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc lithi do làm tăng lượng lithi tái hấp thu ở ống thận và giảm bài xuất lithi. Khi dùng carbamazepin (TEGRETOL) cùng với lithi, một số bệnh nhân bị những tác dụng phụ, bao gồm chóng mặt, thờ ơ và run. Các tác dụng phụ của hệ thần kinh trung ương cũng có thể xảy ra khi dùng lithi với thuốc chống trầm cảm, ví dụ fluoxetin (PROZAC), sertralin (ZOLOFT) và paroxetin (PAXIL), fluvoxamin (LUVOX), amitriptyllin (ELAVIL), imipramin (TOFRANIL), desipramin (NORPRAMIN).

Những thuốc gây kiềm hóa nước tiểu có thể làm tăng lượng lithi bài xuất qua nước tiểu. Hậu quả là làm giảm nồng độ lithi trong máu và giảm tác dụng của lithi. Những thuốc này bao gồm acetat kali, citrat kali, bicarbonat natri và citrat natri.

Caffein làm giảm nồng độ lithi trong huyết thanh và làm tăng tác dụng phụ của lithi.

Cả diltiazem (CARDIZEM-CD, TAZAC, DIACOR-XR) và verapamil (CALAN-SR, ISOPTIN-SR, VERELAN, COVERA-HS) có những tác động khác nhau đến nồng độ lithi trong máu. ở một số bệnh nhân nồng độ lithi trong máu giảm, còn một số khác lại bị ngộ độc lithi.

Methyldopa (ALDOMET) làm tăng khả năng ngộ độc lithi.

Nhiều phản ứng khác nhau đã xảy ra khi dùng lithi cùng với các phenothiazin, ví dụ chlorpromazin (THORAZINE), thioridazine (MELLARIL), trifluperazin (STELAZINE) hoặc với haloperidol (HALDOL). Những phản ứng này bao gồm sảng, động kinh, bệnh não, sốt cao hoặc một số phản ứng thần kinh ảnh hưởng đến cử động cơ (các triệu chứng ngoại tháp).

Lithi có thể gây bướu cổ hoặc nhược giáp. Sử dụng lithi cùng với iodua kali có thể làm tăng khả năng xảy ra phản ứng có hại này.

Dùng chất chẹn bêta propranolol (INDERAL) cùng với lithi có thể gây nhịp tim chậm và chóng mặt. Các chất chẹn bêta khác như metoprolol (LOPRESSOR), atenolol (TERNOMIN) cũng có thể tương tác với lithi và gây nhịp tim chậm.

Đối với thai nghén: Lithi qua được rau thai và gây độc cho thai. Trẻ em con của những bà mẹ dùng lithi trong thời gian mang thai tăng nguy cơ bị bướu giáp và dị tật tim. Nếu có thể, không dùng lithi trong 3 tháng đầu. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cần dùng lithi phải được tư vấn về khả năng có thai.

Đối với bà mẹ cho con bú: Lithi được bài tiết vào sữa mẹ. Đã thấy các triệu chứng ngộ độc lithi, bao gồm những thay đổi trên điện tâm đồ ở một số trẻ bú mẹ mà mẹ uống lithi. Nếu có thể, phụ nữ đang uống lithi không nên cho con bú.

Tác dụng phụ: hay gặp nhất có thể xảy ra ở những người uống lithi là run tay, khô miệng, thay đổi cảm nhận vị giác, tăng cân, khát nước, tăng số lần đi tiểu, buồn nôn hoặc nôn nhẹ, liệt dương, giảm ham muốn tình dục, ỉa chảy và bất thường ở thận. Nhiều tác dụng phụ tiêu hóa (buồn nôn, thay đổi vị giác, ỉa chảy) thường biến mất khi tiếp tục điều trị. Ngoài ra, chúng có thể ít xảy ra hơn nếu chia liều lithi theo bữa ăn. Nếu ỉa chảy hoặc đi tiểu quá nhiều dẫn đến mất nước, có thể xảy ra ngộ độc lithi. Lithi cũng có thể gây thay đổi điện tâm đồ, hạ huyết áp và giảm nhịp tim; Những tác dụng gợi ý liều lithi có thể quá cao và cần giảm liều (sau khi xác định bằng đo nồng độ lithi trong máu) là: chán ăn, giảm thị lực, mệt mỏi, yếu cơ, giật cơ; run; dáng đi không vững, lú lẫn, co giật, loạn nhịp tim, nói líu nhíu, hôn mê.

Khoảng 1/25 số người dùng lithi bị bướu cổ (phì đại tuyến giáp). Nhược giáp cũng đã xảy ra. Các dấu hiệu của nhược giáp gồm da khô ráp, rụng tóc, khản giọng, hưng cuồng, trầm cảm, tăng nhạy cảm với lạnh, phù nề bàn chân, cẳng chân và cổ.

- Giá bán thuốc lithi: 0 VNĐ

- Địa chỉ mua thuốc lithi: Các hiệu thuốc trên toàn quốc.

Lưu ý:

- Toa thuốc lithi chỉ mang tính chất tham khảo. Hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng thuốc lithi.

- Xem kỹ tờ hướng dẫn về lithi được bán kèm theo. Tuyệt đối không dùng lithi khi đã hết hạn in trên vỏ hộp.

- Để xa thuốc lithi ngoài tầm với của trẻ em.

Nếu không muốn hại con, ngừng ngay những việc này từ hôm nay
Cho trẻ ăn kẹo, uống nước ngọt có gas, sử dụng smartphone, mắng chửi... là những việc khiến cho trẻ tổn thương cả thể chất lẫn tinh thần những chúng ta lại hay mắc phải...