www.bachkhoakienthuc.com

Tác dụng thuốc lorpromazine và cách dùng đúng nhất

Hướng dẫn sử dụng thuốc lorpromazine, khuyến cáo về tác dụng, tác dụng phụ của lorpromazine từ nhà sản xuất và thông tin về giá bán, địa chỉ mua thuốc.

- Thuốc lorpromazine có tác dụng gì, cách dùng như thế nào, có tác dụng phụ nào nghiêm trọng không, liều dùng, lưu ý khi sử dụng lorpromazine đối với người lớn, trẻ em, phụ nữ có thai, cho con bú từ nhà sản xuất.

+ Toa thuốc Chlorpromazine theo công bố của nhà sản xuất hoặc cơ quan y tế. Đây là thông tin tham khảo. Bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Nhóm Dược lý:
Tên khác : Aminazin
Dạng bào chế : Viên nén, viên nang
Thành phần : Chlorpromazine
+ Phần thông tin tham khảo + + Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ +
Dược lực :
Chlorpromazin là thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương thuộc dẫn xuất phenothiazin.
Dược động học :
Clorpromazin hấp thu được qua đường uống, trực tràng và đường tiêm. Đường uống hấp thu nhanh nhưng sinh khả dụng chỉ khoảng 30%. Tác dụng an thần xuất hiện sau khi uống hoặc đặt trực tràng khoảng 6o phút, sau khi tiêm khoảng 10 phút. Thuốc phân bố rộng rãi trong cơ thể, qua được hàng rào máu não, nhau thai và sữa mẹ (nồng độ thuốc ở não cao hơn ở huyết tương). Liên kết với protein huyết tương trên 95%. Thời gian bán thải khoảng 30 giờ. Thuốc chuyển hoá ở gan bằng phản ứng oxy hoá sau đó liên hợp với acid glucuronic và khử methyl tạo thành các chất chuyển hoá còn hoạt tính và các chất chuyển hoá còn hoạt tính và các chất chuyển hoá không còn hoạt tính. Thuốc thải trừ chủ yếu qua nước tiểu.
Tác dụng :
- Trên thần kinh trung ương và tâm thần: clorpromazin và các dẫn xuất của phenothiazin có tác dụng chính là an thần mạnh, chống rối loạn tâm thần thể hưng cảm, làm giảm hoang tưởng, ảo giác, thao cuồng, vật vã, làm mất các ý nghĩ kỳ lạ (đặc trưng của bệnh tâm thần phân liệt), tạo cảm giác an dịu, lãnh đạm, thờ ơ với ngoại cảnh và ức chế các phản xạ có điều kiện.
- Các tác dụng khác trên thần kinh trung ương:
+ Gây hạ thân nhiệt do ức chế trung tâm điều nhiệt.
+ Chống nôn là do phong bế receptor dopaminergic ở sàn não thất IV.
+ Gây hội chứng ngoại tháp, nhất là khi dùng liều cao.
+ Thuốc ít ảnh hưởng tới vỏ não nên ít ảnh hưởng tới hoạt động trí tuệ, không làm mất phản xạ tuỵ và phản xạ không điều kiện. HIệp đồng tác dụng với các thuốc ức chế thần kinh trung ương.
Cơ chế tác dụng: Clorpromazin có tác dụng chống rối loạn tâm thần thể hưng cảm chủ yếu do ức chế receptor D2.
- Trên hệ thần kinh thực vật:
+ Huỷ alpha - adrenergic và làm đảo ngược tác dụng của noradrenalin trên huyết áp, làm giãn mạch ngoại vi và hạ huyết áp.
+ Huỷ muscarinic gây giãn đồng tử, táo bón, giảm tiết dịch, khô miệng, khô da, bí tiểu...
- Trên hệ tuần hoàn: tác dụng phức tạp do ức chế cả trung ương và ngoại vi nhưng nói chung gây hạ huyết áp thế đứng, chậm nhịp tim, giãn mạch và hạ huyết áp.
- Trên hệ nội tiết: tăng tiết prolactin cũng do ức chế receptor D2 làm tăng tiết sữa và gây chứng vú to ở đàn ông. Giảm tiết FSH và LH, giảm nồng độ gonadotropin, estrogen, progesteron gây mất kinh ở phụ nữ.
- Kháng histamin và serotonin gây tác dụng an thần, bình thản.
Chỉ định :
Khoa tâm thần: điều trị bệnh tâm thần phân liệt các thể, giai đoạn hưng cảm của tâm thần lưỡng cực.
- Khoa khác:
+ Chống nôn, chống nấc.
+ Tiền mê.
+ Bệnh uốn ván (điều trị hỗ trợ).
Chống chỉ định :
Ngộ độc thuốc ức chế thần kinh trung ương: rượu, thuốc ngủ, opiat.
Có tiền sử giảm bạch cầu hạt và rối loạn tạo máu, nhược cơ.
Ngoài ra, còn một số chống chỉ định giống atropin.
Thận trọng lúc dùng :
Người bệnh suy tim và suy tuần hoàn có nguy cơ đặc biệt bị các phản ứng không mong muốn của thuốc và cần hết sức thận trọng khi sử dụng clorpromazin cho người bệnh có nguy cơ loạn nhịp.
Người bệnh bị xơ xứng động mạch, bệnh gan, bệnh thận, co cứng và động kinh cũng dễ bị các tác dụng có hại của thuốc.
Đối với những người cao tuổi phải giảm liều do có nguy cơ cao bị các tác dụng không mong muốn, thường chỉ dùng từ 1/4 đến 1/2 liều của người trưởng thành.
Các thuốc có tác dụng kháng cholinergic, đặc biệt có nguy cơ cao gây tác dụng có hại đối với hệ thần kinh trung ương ở người bệnh sa sút trí tuệ và người bệnh có tổn thương não.
Tương tác thuốc :
Clorpromazin khi phối hợp với các thuốc ức chế thần kinh trung ương (thuốc an thần, thuốc gây mê...) sẽ có tác dụng hiệp đồng tăng cường ức chế thần kinh trung ương và ức chế hô hấp.
Dùng đồng thời clorpromazin với thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc giãn cơ, kháng cholinergic sẽ có tác dụng không mong muốn và độc tính.
Clorpromazin dùng cùng với adrenalin có thể làm tăng pha hạ huyết áp bù trừ của adrenalin và làm tim đập nhanh (do clorpromazin huỷ alpha - adrenergic nên adrenergic nên adrenalin chỉ có tác dụng trên beta - adrenergic).
Với lithium, có thể làm tăng độc tính với thần kinh.
Tác dụng phụ
Tác dụng không mong muốn chủ yếu liên quan đến tác dụng dược lý:
+ Thần kinh trung ương: gây buồn ngủ, mệt mỏi, trầm cảm, hội chứng ngoại tháp, Parkinson, suy nghĩ chậm chạp, lú lẫn...
+ Thần kinh thực vật gây tác dụng không mong muốn kiểu atropin gồm: táo bón, khô miệng, bí tiểu, giãn đồng tử. Ngoài ra, gây loạn nhịp tim, suy tim, hạ huyết áp thế đứng.
+ Nội tiết: tăng cân, chảy sữa, chứng vú to ở nam, giảm tình dục, rối loạn kinh nguyệt...
Tác dụng không mong muốn khác: gây độc với máu (giảm bạch cầu, tiểu cầu, thiếu máu). Vàng da ứ mật, sốt cao ác tính và các phản ứng dị ứng.
Liều lượng :
Người lớn 10 - 25 mg/lần x 2 - 4 lần/24h.
Qúa liều :
Tử vong do dùng quá liều thuốc điều trị loạn thần đơn thuần thường hiếm khi xảy ra.
Thời gian ngộ độc thường xả ra trong vòng 2 tới 6 giờ sau khi dùng quá liều, nhưng khởi đầu và đỉnh cao của ngộ độc thường chậm hơn, nếu đã uống các thuốc gây giảm nhu động ruột như các thuốc kháng cholinergic như các thuốc kháng cholinergic.
Triệu chứng: chủ yếu là triệu chứng ức chế hệ thần kinh trung ương tới mức ngủ gà hoặc hôn mê. Hạ huyết áp và các triệu chứng ngoại tháp.
Ngoài ra còn có thể có các biểu hiện khác như: kích động, bồn chồn không yên, co giật, sốt, khô miệng, liệt ruột, thay đổi điện tâm đồ và loạn nhịp tim...
Điều trị: việc quan trọng là phải xác định các thuốc khác mà người bệnh đã sử dụng vì quá liều thường do điều trị nhiều thuốc phối hợp.
Chủ yếu là điều trị triệu chứng và hỗ trợ.
Cần rửa dạ dày sớm, theo dõi và đảm bảo thông thoáng đường thở cho người bệnh (vì cơ chế ngoại tháp của thuốc có thể gây khó thở, khó nuốt khi quá liều nặng).
Không được gây nôn vì cso thể xảy ra phản ứng loạn trương lực cơ ở đầu và cổ gây sặc bởi chất nôn ra.
Có thể điều trị các triệu chứng ngoại tháp của thuốc bằng các thuốc kháng Parkinson, các barbiturat hoặc diphenhydramin. Theo dõi cẩn thận phòng ác chế hô hấp.
nếu cần dùng thuốc kích thích thì nên dùng amphetamin, dextroamphetamin hoặc cafein với natri benzoat.
Không được dùng các thuốc kích thích có thể gây co giật như picrotoxin, pentylenetetrazol.
Phải sử dụng các biện pháp thông thường chống sốc tuần hoàn khi có hiện tượng hạ huyết áp. Nếu cần dùng thuốc co mạch thì thích hợp nhất là noradrenalin acid tatric và phenylephrin hydroclorid. Không nên dùng các thuốc tăng huyết áp khác kể cả adrenalin (vì các dẫn xuất phenothiazin có thể đảo ngược tác dụng thường có của các thuốc này và gây hạ huyết áp).
Việc thẩm tách clorpromazin không có kết quả.
Bảo quản:
Thuốc độc bảng B.
Bảo quản ở nhiệt độ thích hợp từ 15 - 30 độ C. Tránh ánh sáng.
Không dùng dung dịch tiêm nếu đã bị biến màu rõ rệt hoặc đã bị tủa.

+ Thông tin về thành phần, tác dụng, cách dùng, liều dùng, tác dụng phụ thuốc Chlorpromazine thường được các nhà sản xuất cập nhật theo toa thuốc mới nhất. Vui lòng tham vấn thêm dược sĩ hoặc nhà cung cấp để có được thống tin mới nhất về thuốc Chlorpromazine

- Giá bán thuốc lorpromazine: 0 VNĐ

- Địa chỉ mua thuốc lorpromazine: Các hiệu thuốc trên toàn quốc.

Lưu ý:

- Toa thuốc lorpromazine chỉ mang tính chất tham khảo. Hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng thuốc lorpromazine.

- Xem kỹ tờ hướng dẫn về lorpromazine được bán kèm theo. Tuyệt đối không dùng lorpromazine khi đã hết hạn in trên vỏ hộp.

- Để xa thuốc lorpromazine ngoài tầm với của trẻ em.

Nếu không muốn hại con, ngừng ngay những việc này từ hôm nay
Cho trẻ ăn kẹo, uống nước ngọt có gas, sử dụng smartphone, mắng chửi... là những việc khiến cho trẻ tổn thương cả thể chất lẫn tinh thần những chúng ta lại hay mắc phải...