www.bachkhoakienthuc.com

Tác dụng thuốc Nitroglycerin và cách dùng đúng nhất

Hướng dẫn sử dụng thuốc Nitroglycerin, khuyến cáo về tác dụng, tác dụng phụ của Nitroglycerin từ nhà sản xuất và thông tin về giá bán, địa chỉ mua thuốc.

- Thuốc Nitroglycerin có tác dụng gì, cách dùng như thế nào, có tác dụng phụ nào nghiêm trọng không, liều dùng, lưu ý khi sử dụng Nitroglycerin đối với người lớn, trẻ em, phụ nữ có thai, cho con bú từ nhà sản xuất.

Tên gốc: Nitroglycerin

Biệt dược: NITRO-BID, NITRO-DUR, NITROSTAT, TRANSDERM-NITRO, MINITRAN, DEPONIT, NITROL

Nhóm thuốc và cơ chế: Là thuốc giãn mạch, thường dùng để điều trị đau thắt ngực. Máu được tim bơm qua phổi vào động mạch và đi đến các tĩnh mạch. Để làm nhiệm vụ này, cơ tim phải sản sinh và sử dụng năng lượng. Việc sản sinh năng lượng cần oxy. Đau thắt ngực do không đủ máu và oxy cho cơ tim. Các nitrate trong đó có nitroglycerin điều chỉnh mất cân bằng giữa lượng máu và oxy đến tim với công việc của tim bằng cách giãn động mạch và tĩnh mạch. Giãn tĩnh mạch làm giảm lượng máu trở về tim. Giãn động mạch làm giảm sức cản thành mạch mà tim phải bơm đến. Vì vậy tim sẽ làm việc ít hơn và nhu cầu về máu và oxy giảm. Ngoài ra ở bệnh nhân đau thắt ngực, Nitroglycerin ưu tiên giãn mạch máu cung cấp máu cho tim mà ở đó không có đủ oxy. Vì vậy làm tăng cung cạp oxy cho cơ tim cần oxy.

Dạng dùng:

- Viên giải phóng kéo dài: 2,5mg; 6,5mg; 9mg và 13mg.

- Thuốc mỡ: 2%

- Cao dán (hệ trị liệu qua da) cung cấp: 0,lmg; 0,2mg; 0,3mg; 0,4mg; 0,6mg và 0,8mg/giờ

- Viên ngậm: lmg, 2mg hoặc 3mg dưới dạng giải phóng chậm

- Dạng xịt vào lưỡi: 0,4mg/1ần phun

- Viên ngậm dưới lưỡi: 0,15mg hoặc 0,3mg.

Bảo quản: ở nhiệt độ phòng 15-30°C, tránh ẩm

Chỉ định: phòng và điều trị đau thắt ngực.

Liều dùng và cách dùng: điều trị cơn đau thắt ngực hoặc phòng cơn cấp: 1 viên ngậm dưới lưỡi hoặc giữa má và lợi, hoặc 1 lán phun vào lưỡi. Dùng nhắc lại cứ 5 phút nếu cần thiết. Nếu đau thắt ngực không giảm sau 3 liều, bệnh nhân cần được chuyển đến bệnh viện. Dạng thuốc xịt cần xịt lên trên hoặc xuống dưới lưỡi và sau đó ngậm miệng lại.

Để phòng đau thắt ngực, thuốc mỡ cần được chứa trong miếng giấy phân liều. Một lượng 'thuốc mỡ thích hợp được phết 1 lớp mỏng lên trên giấy và dán lên vùng da không có tóc, lông. Miếng cao thuốc dán không được cắt hoặc xén, nó không thấm nước nên không bị ảnh hưởng khi tắm hoặc mưa. Nang thuốc Nitroglycerin tác dụng kéo dài cũng dùng để phòng đau thắt ngực, dùng 2-3 lần/ngày và dùng sau bữa ăn 1-2 giờ.

Tương tác thuốc: dùng đồng thời Nitroglycerin với các thuốc điều trị cao huyết áp, các thuốc chống trầm cảm, quinidin, procainamid, các benzodiazepin có thể gây hạ huyết áp quá mức. Thận trọng khi dùng nitroglycerin cho những người uống rượu. Các alcaloid cựu loã mạch có thể đối kháng tác dụng mạch của nitroglycerin và có thể gây cơn đau thắt ngực. Tác dụng này cũng xảy ra khi dùng đồng thời nitroglycerin với ephedrin, và propanolamin

Đối với phụ nữ có thai: do phần lớn những người dùng nitroglycerin đều trên 50 tuổi nên những kinh nghiệm về dùng nitroglycerin cho thai phụ bị hạn chế. Vì vậy cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc cho thai phụ.

Đối với phụ nữ cho con bú: không biết liệu nitroglycelin có bài tiết vào sữa mẹ hay không.

Tác dụng phụ: Hay xảy ra đau đầu kéo dài, có thể dùng aspirin, acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau. Nóng bừng đầu và cổ có thể xảy ra do tăng nhịp tim và trống ngực, và có liên quan đến tụt huyết áp có kèm theo chóng mặt hoặc mệt mỏi. Để giảm nguy cơ hạ huyết áp, bệnh nhân thường phải ngồi hoặc nằm trong khi và ngay sau khi dùng nitroglycerin.

- Giá bán thuốc Nitroglycerin: 0 VNĐ

- Địa chỉ mua thuốc Nitroglycerin: Các hiệu thuốc trên toàn quốc.

Lưu ý:

- Toa thuốc Nitroglycerin chỉ mang tính chất tham khảo. Hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng thuốc Nitroglycerin.

- Xem kỹ tờ hướng dẫn về Nitroglycerin được bán kèm theo. Tuyệt đối không dùng Nitroglycerin khi đã hết hạn in trên vỏ hộp.

- Để xa thuốc Nitroglycerin ngoài tầm với của trẻ em.

Nếu không muốn hại con, ngừng ngay những việc này từ hôm nay
Cho trẻ ăn kẹo, uống nước ngọt có gas, sử dụng smartphone, mắng chửi... là những việc khiến cho trẻ tổn thương cả thể chất lẫn tinh thần những chúng ta lại hay mắc phải...