www.bachkhoakienthuc.com

Tác dụng thuốc Somatostatin và cách dùng đúng nhất

Hướng dẫn sử dụng thuốc Somatostatin, khuyến cáo về tác dụng, tác dụng phụ của Somatostatin từ nhà sản xuất và thông tin về giá bán, địa chỉ mua thuốc.

- Thuốc Somatostatin có tác dụng gì, cách dùng như thế nào, có tác dụng phụ nào nghiêm trọng không, liều dùng, lưu ý khi sử dụng Somatostatin đối với người lớn, trẻ em, phụ nữ có thai, cho con bú từ nhà sản xuất.

Nhóm Dược lý:
Tên khác : Somatotropin
Tên Biệt dược : Somatostatin UCB; Stilamin 250
Dạng bào chế : Bột pha tiêm
Thành phần : Somatostatin acetate
+ Phần thông tin tham khảo + + Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ +
Dược lực :
Somatostatin là một 14-aminoacid oligopeptide được phân lập từ vùng dưới đồi của động vật và sau đó, được tìm thấy ở các tế bào biểu mô và sợi thần kinh khắp hệ thống tiêu hóa.
Tác dụng :
Somatostatin là một hormone tăng trưởng giúp giảm xuất huyết dạ dày, tá tràng và thực quản.
Somatostatin được xem có vai trò chính như là một chất chuyển vận tại chỗ, do đó có chức năng trong việc điều hòa việc bài tiết lượng nội tiết tố và ngoại tiết tố và điều khiển nhu động đường tiêu hóa. Khi được dùng với liều có tác động dược lý, somatostatin ức chế chức năng và nhu động đường tiêu hóa, sau đó được phân hủy trong đường tiêu hóa.
Chỉ định :
Ðiều trị dò ruột và dò tụy. Ðiều trị triệu chứng tăng tiết quá mức do các bướu nội tiết đường tiêu hóa. Ðiều trị xuất huyết tiêu hóa cấp tính, trầm trọng, do loét dạ dày hoặc tá tràng, viêm dạ dày xuất huyết và dãn tĩnh mạch thực quản được xác nhận qua nội soi.
Thận trọng lúc dùng :
Nếu chảy máu động mạch do vỡ thành mạch đã được xác nhận bằng nội soi, nên điều trị phẫu thuật.
LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ
Nguy cơ khi dùng somatostatin trong thai kỳ và khi cho con bú chưa được nghiên cứu. Do đó, không nên kê đơn Somatostatin cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú, hoặc không nên dùng trong giai đoạn trước và sau khi sinh.
Tương tác thuốc :
Somatostatin không nên pha trong dung dịch chứa glucose hoặc fructose.
Tác dụng phụ
Triệu chứng hạ đường huyết có thể được ghi nhận khi mới bắt đầu truyền, sau đó là hiện tượng tăng đường huyết sau 2-3 giờ do tác động ức chế bài tiết insulin. Vì lý do này, nên tránh dùng đồng thời với bất kỳ dạng đường nào có thể được trong quá trình truyền thuốc và nồng độ đường huyết phải được kiểm tra định kỳ cẩn thận. Khi cần, có thể cho dùng dùng insulin với liều thấp.
Somatostatin cũng có thể ức chế các hormone đường tiêu hóa khác. Ðỏ bừng mặt, buồn nôn, đau bụng và tiêu chảy có thể xảy ra khi tiêm thuốc quá nhanh, có thể tránh bằng cách tiêm chậm Somatostatin-UCB.
Liều lượng :
Liều khởi đầu: khoảng 3,5mcg/kg, ví dụ 1 ống 250 mcg cho 1 người 75 kg, pha loãng ngay trước khi dùng với 1 ống dung dịch nước muối sinh lý và tiêm tĩnh mạch cậm không dưới 1 phút. Sau đó, nên tiếp tục bằng truyền tĩnh mạch liên tục với liều 3,5mcg/kg/giờ, ví dụ 1 ống 3mg dùng trong > 12 giờ. Nên điều trị liên tục từ tối thiểu 48 giờ đến tối đa 120 giờ (5 ngày).
Dò đường tiêu hóa cần điều trị dài hạn.
Do thời gian bán hủy ngắn 1-2 phút, nên truyền liên tục đường tĩnh mạch.
Do nguy cơ bị tác động dội, tránh dùng thuốc gián đoạn. Bệnh nhân nên được theo dõi sát trước khi ngưng điều trị.
Sau khi đã được pha loãng, dung dịch Somatostatin-UCB nên được dùng ngay lập tức.
Somatostatin chỉ nên được dùng trong các phòng săn sóc tích cực.
Bảo quản:
Bảo quản ở nhiệt độ dưới 25 độ C.

- Giá bán thuốc Somatostatin: 0 VNĐ

- Địa chỉ mua thuốc Somatostatin: Các hiệu thuốc trên toàn quốc.

Lưu ý:

- Toa thuốc Somatostatin chỉ mang tính chất tham khảo. Hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng thuốc Somatostatin.

- Xem kỹ tờ hướng dẫn về Somatostatin được bán kèm theo. Tuyệt đối không dùng Somatostatin khi đã hết hạn in trên vỏ hộp.

- Để xa thuốc Somatostatin ngoài tầm với của trẻ em.

Nếu không muốn hại con, ngừng ngay những việc này từ hôm nay
Cho trẻ ăn kẹo, uống nước ngọt có gas, sử dụng smartphone, mắng chửi... là những việc khiến cho trẻ tổn thương cả thể chất lẫn tinh thần những chúng ta lại hay mắc phải...