www.bachkhoakienthuc.com

Tác dụng thuốc Sulfamethoxazol và cách dùng đúng nhất

Hướng dẫn sử dụng thuốc Sulfamethoxazol, khuyến cáo về tác dụng, tác dụng phụ của Sulfamethoxazol từ nhà sản xuất và thông tin về giá bán, địa chỉ mua thuốc.

- Thuốc Sulfamethoxazol có tác dụng gì, cách dùng như thế nào, có tác dụng phụ nào nghiêm trọng không, liều dùng, lưu ý khi sử dụng Sulfamethoxazol đối với người lớn, trẻ em, phụ nữ có thai, cho con bú từ nhà sản xuất.

Tên gốc: Sulfamethoxazol

Biệt dược: GANTANOL

Nhóm thuốc và cơ chế: Sulfamethoxazol là một sulfonamid kháng khuẩn. Thuốc ngăn ngừa sự hình thành acid dihydrofolic, một hợp chất mà vi khuẩn phải tạo ra để sống. Mặc dù đã từng là một kháng sinh rất hữu ích, hiện nay thuốc hầu như không còn được dùng đơn độc do sự phát triển của các vi khuẩn kháng lại tác dụng của thuốc. Sulfamethoxazol hiện chủ yếu được dùng phối hợp với trimethoprim, một chế phẩm phối hợp có tên là BACTRIM hoặc SEPTRA. Sulfamethoxazol được FDA cấp phép năm 1961.

Kê đơn: có

Dạng dùng: viên nén (màu xanh lá cây nhạt, hình tròn): 500mg.

Bảo quản: nên bảo quản viên nén ở nhiệt độ phòng 15-30oC.

Kê đơn: Sulfamethoxazol được dùng điều trị sốt rét (phối hợp với quinin sulfat và pyrimethamin), viêm kết mạc do chlamydia; bệnh toxoplasma (phối hợp với pyrimethamin) và nhiễm trùng tiết niệu.

Cách dùng: Sulfamethoxazol thường được dùng 2 hoặc 3 lần/ngày, cùng hoặc không cùng bữa ăn. Nên uống thuốc với 150-200ml nước để ngăn ngừa sự hình thành tinh thể niệu. Bệnh nhân bị bệnh thận giai đoạn muộn cần giảm liều.

Tương tác thuốc: Sulfamethoxazol có thể làm tăng tác dụng chống đông máu của warfarin (COUMADIN), có thể dẫn tới chảy máu. Các sulfonamid như sulfamethoxazol có thể làm tăng chuyển hóa của cyclosporin (làm giảm hiệu quả của cyclosporin) và làm tăng khả năng gây tổn thương thận của cyclosporin. Tất cả các sulfonamid đều có thể hình thành tinh thể niệu nếu nước tiểu có tính acid. Vì methenamin gây toan hóa nước tiểu, không nên dùng thuốc với sulfonamid.

Đối với phụ nữ có thai: tác động của nhóm kháng sinh sulfonamid trên thai nhi chưa được nghiên cứu đầy đủ. Thầy thuốc có thể chọn dùng nhóm thuốc này nếu lợi ích tỏ ra vượt quá những nguy cơ tiềm ẩn. Mặt khác, việc sử dụng sulfonamid gần ngày đẻ có thể khiến bilirubin thế chỗ cho protein trong máu thai nhi. Sự thế chỗ của bilirubin có thể dẫn đến một chứng bệnh nguy hiểm có tên là vàng nhân não ở trẻ. Vì thế, không dùng cotrimoxazol ở phụ nữ có thai gần ngày sinh.

Đối với bà mẹ cho con bú: Sulfamethoxazol được bài tiết ra sữa mẹ và không nên dùng cho bà mẹ đang nuôi con bú. Sulfonamid có thể gây vàng nhân não ở trẻ sơ sinh bú mẹ.

Tác dụng phụ: Sulfamethoxazol có thể gây chóng mặt, đau đầu, lơ mơ, ỉa chảy, chán ăn, buồn nôn, nôn và phát ban. Cần ngừng dùng sulfamethoxazol ngay khi có biểu hiện phát ban vì phát ban có thể trở thành nặng. Những loại phát ban nặng gồm hội chứng Stevens-Johnson (nhức cơ và khớp; ban đỏ, rộp da và trợt da); hoại tử biểu bì do độc chất (khó nuốt; trợt, đỏ, mất và rộp da). Liệu pháp sulfamethoxazol có thể gây cháy nắng rộng sau khi phơi nắng. Bệnh nhân dùng sulfamethoxazol nên tránh phơi nắng quá mức và nên dùng kem chống nắng.

Những tác dụng phụ hiếm gặp khác bao gồm tổn thương gan, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, và thiếu máu.

Sulfamethoxazol có thể tạo thành các tinh thể niệu gây tổn thương thận và đái máu. Cần uống thêm nước trong khi điều trị sulfonamid để ngăn ngừa tác dụng phụ này.

 

- Giá bán thuốc Sulfamethoxazol: 0 VNĐ

- Địa chỉ mua thuốc Sulfamethoxazol: Các hiệu thuốc trên toàn quốc.

Lưu ý:

- Toa thuốc Sulfamethoxazol chỉ mang tính chất tham khảo. Hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng thuốc Sulfamethoxazol.

- Xem kỹ tờ hướng dẫn về Sulfamethoxazol được bán kèm theo. Tuyệt đối không dùng Sulfamethoxazol khi đã hết hạn in trên vỏ hộp.

- Để xa thuốc Sulfamethoxazol ngoài tầm với của trẻ em.

Nếu không muốn hại con, ngừng ngay những việc này từ hôm nay
Cho trẻ ăn kẹo, uống nước ngọt có gas, sử dụng smartphone, mắng chửi... là những việc khiến cho trẻ tổn thương cả thể chất lẫn tinh thần những chúng ta lại hay mắc phải...