www.bachkhoakienthuc.com

Tác dụng thuốc Tacrolimus và cách dùng đúng nhất

Hướng dẫn sử dụng thuốc Tacrolimus, khuyến cáo về tác dụng, tác dụng phụ của Tacrolimus từ nhà sản xuất và thông tin về giá bán, địa chỉ mua thuốc.

- Thuốc Tacrolimus có tác dụng gì, cách dùng như thế nào, có tác dụng phụ nào nghiêm trọng không, liều dùng, lưu ý khi sử dụng Tacrolimus đối với người lớn, trẻ em, phụ nữ có thai, cho con bú từ nhà sản xuất.

Tên thường gọi: Tacrolimus

Biệt dược: PROGRAF

Nhóm thuốc và cơ chế: thuốc ức chế hệ miễn dịch dùng để phòng thải loại các cơ quan ghép. Cơ chế tác dụng của nó là ức chế một enzyme (calcineurim) giúp cho quá trình nhân lên của tế bào T, tế bào này là sống còn đối với quá trình miễn dịch. Tacrolimus giúp làm giảm liều steroid và giảm thải loại trong cấy, ghép. Tác dụng phụ của các steroid là rất nghiêm trọng bởi vì nhiều tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng liều cao, kéo dài.

Dạng dùng: viên nang 1mg, 5mg, còn có dạng tiêm tĩnh mạch.

Bảo quản: nhiệt độ phòng 15-30°C

Chỉ định: phòng thải loại cơ quan cấy, ghép.

Cách dùng và liều dùng: dùng ngày 2 lần. Liều thay đổi dựa trên các xét nghiệm máu và nồng độ tacrolimus trong cơ thể. Thức ăn làm giảm tác dụng gây đau bụng của thuốc; tuy nhiên nó có thể làm giảm hấp thu của thuốc, đặc biệt là thức ăn mỡ làm giảm mạnh sự hấp thu thuốc. Vì vậy nên uống thuốc lúc đói hoặc trong bữa ăn không có mỡ.

Tương tác thuốc: một lượng lớn các thuốc ức chế chuyển hóa làm tăng nồng độ của tacrolimus trong máu gồm: promocriptine, cimetidine, ciapride, clarithromycin, cyclosporine, danazob, diltiazem, erythromycin, fluconazol, ketoconazol, metoclopramid, nicardipin, methylprednisolon, troleandomycin (TAO) và verapamil. Nước bưởi cũng ức chế chuyển hóa của tacrolimus, cần tránh dùng tacrolimus cho bệnh nhân dùng tacrolimus. Các thuốc khác như carbamazepine, nifedipine, phenobarbital, phenytoin, rifabutin và rifampicine làm tăng chuyển hóa của tacrolimus. Không nên dùng phối hợp tacrolimus với các vắc xin virus gan cũng như các thuốc ức chế hệ miễn dịch vì có thể làm giảm tác dụng của vắc xin. Do tác dụng làm tăng kali huyết nên không được dùng phối hợp tacrolimus với các thuốc lợi tiểu giữ kali như triamteren, amilorid và spironolacton. Cũng không dùng phối hợp tacrolimus với nhôm hydroxit vì chất này kết hợp với tacrolimus.

Đối với phụ nữ có thai: tacrolimus đi qua hàng rào rau thai, tuy nhiên chưa có nghiên cứu đầy đủ về tác dụng của nó lên thai nhi. ở người mẹ dùng tacrolimus, đã xảy ra tăng kali máu và tổn thương thận ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, cần hết sức thận trọng khi dùng tacrolimus cho thai phụ, chỉ dùng khi thật cần thiết.

Đối với phụ nữ cho con bú: tacrolimus bài tiết vào sữa mẹ. Vì vậy người mẹ cần ngừng nuôi con bằng sữa mẹ khi dùng tacrolimus.

Tác dụng phụ: hói đầu (1/5), thiếu máu (1/2), kém ăn (1/3), ỉa chảy (3/4), tăng kali huyết (1/2), tăng huyết áp (1/2), buồn nôn (1/2), nôn (1/4), đau nhói đầu chi (2/5), ngứa (1/3), run (1/2), sốt (1/2), đau đầu (2/3), phát ban (1/4), tăng đường huyết (1/3), và đau bụng (1/4). Các tác dụng khác gồm: lẫn lộn, đau khớp, mẫn cảm ánh sáng, mờ mắt, mất ngủ, nhiễm khuẩn, vàng da, mắt, suy thận, sưng mắt ca và co giật.

 

- Giá bán thuốc Tacrolimus: 0 VNĐ

- Địa chỉ mua thuốc Tacrolimus: Các hiệu thuốc trên toàn quốc.

Lưu ý:

- Toa thuốc Tacrolimus chỉ mang tính chất tham khảo. Hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng thuốc Tacrolimus.

- Xem kỹ tờ hướng dẫn về Tacrolimus được bán kèm theo. Tuyệt đối không dùng Tacrolimus khi đã hết hạn in trên vỏ hộp.

- Để xa thuốc Tacrolimus ngoài tầm với của trẻ em.

Nếu không muốn hại con, ngừng ngay những việc này từ hôm nay
Cho trẻ ăn kẹo, uống nước ngọt có gas, sử dụng smartphone, mắng chửi... là những việc khiến cho trẻ tổn thương cả thể chất lẫn tinh thần những chúng ta lại hay mắc phải...