www.bachkhoakienthuc.com

Tác dụng thuốc Vitamin B12 và cách dùng đúng nhất

Hướng dẫn sử dụng thuốc Vitamin B12, khuyến cáo về tác dụng, tác dụng phụ của Vitamin B12 từ nhà sản xuất và thông tin về giá bán, địa chỉ mua thuốc.

- Thuốc Vitamin B12 có tác dụng gì, cách dùng như thế nào, có tác dụng phụ nào nghiêm trọng không, liều dùng, lưu ý khi sử dụng Vitamin B12 đối với người lớn, trẻ em, phụ nữ có thai, cho con bú từ nhà sản xuất.

Nhóm Dược lý:
Tên khác : Cyanocobalamin, Hydroxocobalamin
Tên Biệt dược : Yutamin
Dạng bào chế : Dung dịch tiêm
Thành phần : Cyanocobalamine
+ Phần thông tin tham khảo + + Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ +
Dược lực :
Chống thiếu máu, vitamine B12 (B: máu và các cơ quan tạo máu).
Hydroxocobalamine: yếu tố tạo máu.
Dược động học :
- Hấp thu: Vitamin B12 được hấp thu ở đoạn cuối hồi tràng theo hai cơ chế, một cơ chế thụ động khi có số lượng nhiều, và một cơ chế chủ động cho phép hấp thu các liều sinh lý trong đó sự hiện diện của các yếu tố nội sinh(là một glycoprotein do tế bào niêm mạc dạ dày bài tiết ra)là cần thiết.
Ðỉnh hấp thu trong huyết thanh đạt được sau khi tiêm bắp một giờ.
- Phân bố: Vào máu, vitamin B12 tích luỹ nhiều ở gan(khoảng 90%), thần kinh trung ương, tim và nhau thai.
- Thải trừ: Thuốc được bài tiết chủ yếu qua đường tiểu, phần lớn thải trừ trong vòng 8 giờ đầu.
Tác dụng :
Các cobalamin đóng vai trò là các coenzym đồng vận chuyển, tham gia vào nhiều quá trình chuyển hoá quan trọng của cơ thể, đặc biệt là 2 quá trình chuyển hoá acidfolic và tổng hợp ADN nên rất cần cho sự sinh sản của hồng cầu và qua trình chuyển hoá các chất ceton để đưa vào chu trình Kreb, cần cho chuyển hoá lipid và hoạt động bình thường của hệ thần kinh.
Khi thiếu vitamin B12, gây thiếu máu hồng cầu to và rối loạn thần kinh như viêm nhiều dây thần kinh, rối loạn cảm giác, vận động khu trú ở chân, tay, rối loạn trí nhớ và tâm thần.
Chỉ định :
Thiếu vitamine B12 đã được xác nhận do có rối loạn trong sự hấp thu: bệnh Biermer, dạ dày bị cắt toàn bộ, đoạn cuối hồi tràng bị cắt, bệnh Imerslund.
Thiếu máu ưu sắc hồng cầu to.
Viêm, đau dây thần kinh.
Ngoài ra còn phối hợp với các vitamin khác khi cơ thể suy nhược, suy dinh dưỡng, trẻ em chậm lớn, phụ nữ mang thai, cho con bú, nhiễm khuẩn, nhiễm độc...
Chống chỉ định :
Có tiền sử dị ứng với cobalamine (vitamine B12 và các chất cùng họ).
U ác tính: do vitamine B12 có tác động trên sự nhân bội tế bào và tăng trưởng mô, do đó có thể làm cho bệnh tiến triển kịch phát.
Tác dụng phụ
- Phản ứng phản vệ: ngứa, nổi mày đay, hồng ban, hoại tử da, phù có thể dẫn đến nặng: sốc phản vệ hoặc phù Quincke.
- Có thể gây mụn trứng cá.
- Có thể gây đau ở nơi tiêm bắp.
- Có thể làm cho nước tiểu có màu đỏ (do vitamine B12 được đào thải qua nước tiểu).
Liều lượng :
Tiêm bắp.
Không được tiêm tĩnh mạch.
- Ðiều trị tấn công: 1mg (1 ống) mỗi ngày hoặc mỗi tuần 3 lần, tiêm bắp. Một đợt điều trị gồm 10mg (10 ống).
- Ðiều trị duy trì: 1mg (1 ống), tiêm bắp mỗi tháng một lần.
Qúa liều :
Vitamine B12 không gây quá liều.
Bảo quản:
Tránh ánh sáng.

- Giá bán thuốc Vitamin B12: 0 VNĐ

- Địa chỉ mua thuốc Vitamin B12: Các hiệu thuốc trên toàn quốc.

Lưu ý:

- Toa thuốc Vitamin B12 chỉ mang tính chất tham khảo. Hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng thuốc Vitamin B12.

- Xem kỹ tờ hướng dẫn về Vitamin B12 được bán kèm theo. Tuyệt đối không dùng Vitamin B12 khi đã hết hạn in trên vỏ hộp.

- Để xa thuốc Vitamin B12 ngoài tầm với của trẻ em.

Nếu không muốn hại con, ngừng ngay những việc này từ hôm nay
Cho trẻ ăn kẹo, uống nước ngọt có gas, sử dụng smartphone, mắng chửi... là những việc khiến cho trẻ tổn thương cả thể chất lẫn tinh thần những chúng ta lại hay mắc phải...