www.bachkhoakienthuc.com

Tác dụng thuốc yclosporin và cách dùng đúng nhất

Hướng dẫn sử dụng thuốc yclosporin, khuyến cáo về tác dụng, tác dụng phụ của yclosporin từ nhà sản xuất và thông tin về giá bán, địa chỉ mua thuốc.

- Thuốc yclosporin có tác dụng gì, cách dùng như thế nào, có tác dụng phụ nào nghiêm trọng không, liều dùng, lưu ý khi sử dụng yclosporin đối với người lớn, trẻ em, phụ nữ có thai, cho con bú từ nhà sản xuất.

+ Toa thuốc Cyclosporin theo công bố của nhà sản xuất hoặc cơ quan y tế. Đây là thông tin tham khảo. Bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Nhóm Dược lý:
Tên Biệt dược : Gengraf; Restasis
Dạng bào chế : Viên nang mềm; Nhũ tương nhỏ mắt
Thành phần : Cyclosporin
+ Phần thông tin tham khảo + + Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ +
Chỉ định :
Ghép cơ quan:
- Ghép tạng.
- Ghép tủy xương.
Các chỉ định khác ngoài ghép cơ quan:
- Viêm màng bồ đào nội sinh.
- Bệnh vẩy nến.
- Viêm da dị ứng.
- Viêm khớp dạng thấp.
Các khả năng có thể được dùng khác:
- Hội chứng thận hư.
Chống chỉ định :
- Quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Chống chỉ định cho các chỉ định khác ngoài ghép cơ quan:
- Suy thận
- Cao huyết áp không kiềm chế được.
- Nhiễm trùng không kiểm soát được.
- Có tiền sử hoặc được chẩn đoán có bệnh ác tính bất cứ loại nào ngoại trừ những thay đổi tiền ác tính hoặc ác tính tại da.
Thận trọng lúc dùng :
Theo dõi sát nồng độ cyclosporin, chức năng thận, gan, nồng độ K+, Mg++ trong máu và huyết áp.
Không được kết hợp với thuốc ức chế miễn dịch khác trừ corticosteroid.
Tránh chế độ ăn nhiều K, không dùng thuốc có K, lợi tiểu giữ K.
Tránh phơi nắng và tiếp xúc với tia UV.
Thận trọng với bệnh nhân tăng acid uric máu. Có thai và cho con bú.
Tương tác thuốc :
Các thuốc hiệp lực gây độc tính với thận. Một số thuốc làm thay đổi nồng độ ciclosporin trong máu.
Tác dụng phụ
Giảm chức năng thận, tăng huyết áp, run, rối loạn tiêu hoá, phì đại nướu, nhiễm trùng, mệt mỏi, đau đầu, dị cảm.
Liều lượng :
Ghép tạng:
Cần bắt đầu với liều từ 10-15 mg/kg chia làm 2 lần trước phẫu thuật tối đa 12 giờ và tiếp tục duy trì hàng ngày trong 1-2 tuần sau mổ. Sau đó giảm dần liều lượng cho tới khi đạt được liều duy trì khoảng 2-6mg/kg/ngày chia làm 2 lần (tùy theo nồng độ thuốc trong máu).
Ghép tủy xương:
Nếu bệnh nhân bắt đầu với đường uống cần dùng với liều 12,5-15 mg/kg/ngày, bắt đầu 1 ngày trước khi ghép.
Ðiều trị duy trì với liều khoảng 12,5 mg/kg/ngày phải được thực hiện từ 3-6 tháng (nên điều trị 6 tháng) trước khi giảm dần liều cho tới khi ngừng thuốc là một năm sau khi ghép.
Viêm màng bồ đào nội sinh:
Bắt đầu uống 5mg/kg/ngày chia 2 lần tới khi tình trạng viêm và thị lực được cải thiện. Trường hợp bệnh dai dẳng khó chữa có thể phải tăng liều tới 7mg/kg/ngày trong một thời gian ngắn.
Bệnh vẩy nến:
Liều dùng ban đầu được đề nghị là 2,5 mg/kg/ngày chia làm 2 lần, sau 4 tuần tăng lên 0,5-1mg/kg, tối đa 5mg/kg/ngày.
Viêm da dị ứng:
Mức liều được đề nghị ở người lớn và thanh niên hơn 16 tuổi là 2,5-5mg/kg/ngày uống làm 2 lần. Tối đa là 8 tuần.
Viêm khớp dạng thấp:
Uống 3mg/kg/ngày chia làm 2 lần x 6 tuần đầu, tối đa là 5mg/kg x 12 tuần.
Hội chứng thận hư:
Người lớn 5mg/kg/ngày và trẻ em 6mg/kg/ngày, uống chia 2 lần.
Bảo quản:
Bảo quản dưới 25 độ C.

+ Thông tin về thành phần, tác dụng, cách dùng, liều dùng, tác dụng phụ thuốc Cyclosporin thường được các nhà sản xuất cập nhật theo toa thuốc mới nhất. Vui lòng tham vấn thêm dược sĩ hoặc nhà cung cấp để có được thống tin mới nhất về thuốc Cyclosporin

- Giá bán thuốc yclosporin: 0 VNĐ

- Địa chỉ mua thuốc yclosporin: Các hiệu thuốc trên toàn quốc.

Lưu ý:

- Toa thuốc yclosporin chỉ mang tính chất tham khảo. Hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng thuốc yclosporin.

- Xem kỹ tờ hướng dẫn về yclosporin được bán kèm theo. Tuyệt đối không dùng yclosporin khi đã hết hạn in trên vỏ hộp.

- Để xa thuốc yclosporin ngoài tầm với của trẻ em.

Nếu không muốn hại con, ngừng ngay những việc này từ hôm nay
Cho trẻ ăn kẹo, uống nước ngọt có gas, sử dụng smartphone, mắng chửi... là những việc khiến cho trẻ tổn thương cả thể chất lẫn tinh thần những chúng ta lại hay mắc phải...