Cách cúng Phật hàng ngày và ngày Rằm, mồng Một
Cách lễ Phật, cúng Phật tại Chùa và tại nhà hàng ngày cũng như vào ngày Rằm, Mồng Một hàng tháng...
Theo TS Huệ Dân, Chùa Phúc Lâm, cúng Phật có nghĩa là chúng ta, đứng hay quỳ lạy trước bàn thờ, qua nén hương và những vật thể, dâng hiến tự tâm, để tỏ lòng tri ân thành kính, và tưởng nhớ đến những gì Đức Phật đã làm cho chúng sanh, hầu đem áp dụng vào cuộc sống của mình, để được giải thoát và giác ngộ như Phật.
Ảnh minh họa |
Cách cúng Phật tại nhà như sau:
- Lòng thành kính đối với Phật.
- Trang nghiêm thanh tịnh trong lúc cúng.
- Lễ phẩm: hương thơm, đèn sáng, hoa tươi, trái tốt, nước trong và đôi khi thêm cơm trắng... dù nhiều hay ít, ngon hay dở đều phải là thật. Vì đây là biểu hiện của tấm lòng chân thật của chúng ta đối với Phật.
Tuy nhiên phần phẩm vật cũng tùy thuộc, hoàn cảnh riêng của mỗi gia đình, không phải bất cứ nhà nào cũng làm được việc ấy. Nếu chúng ta không có, thì chỉ cúng hoa trái, vào những ngày rằm, mùng một hoặc những ngày vía Phật và Bồ tát.
Mỗi ngày, mặc dù không có hoa trái, nên quét dọn bàn thờ sạch sẽ, thay nước sạch, đốt hương cúng Phật, vì : Phật tức tâm, Phật chứng tại tấm lòng, tâm tức Phật lòng thành có Phật.
Cúng Phật là tưởng nhớ đến Ngài như còn tại thế, nếu chúng ta mỗi khi cúng Phật, lại bày biện đủ yến tiệc, cỗ bàn linh đình, để cầu danh lợi cho cá nhân, thì mất đi ý nghĩa sâu xa và biến nó trở nên Mê Tín.
Tại tư gia, cúng ngọ nếu được thực hành vào mỗi ngày thì rất tốt nhưng không bắt buộc.
Theo tác giả Định Hương (trang tin Ban Truyền thông Giáo hội Phật Giáo Việt Nam):
Lễ Phật là để nhắc mình nhớ lại Đức Phật nơi mình: Vì Phật cũng là hình tướng một con người do tu hành thành Phật ; mình cũng là con người thì mình cũng có khả năng tu hành giác ngộ thành Phật. Mình cũng có một Đức Phật trong lòng đâu thiếu thốn, đâu thể cam chịu tối tăm làm chúng sinh mãi mãi. Đó là đem lại niềm tin vững mạnh để chúng ta vươn lên, chuyển hóa con người xấu ác, xóa tan mặc cảm tội nghiệp sâu dày nhạn chìm con người trong tội lỗi.
Thiền sư Bá Trượng Hoài Hải lúc còn bé, một hôm theo mẹ vào chùa lễ Phật, sư bèn chỉ tượng Phật hỏi mẹ :
- Đây là cái gì?
Mẹ bảo :
- Đó là Phật.
Sư nói:
- Hình dáng giống người không khác, sau này con sẽ làm Phật!
Đó là nhân hình ảnh Đức Phật bên ngoài, đánh thức Đức Phật bên trong của mình, kích thích hạt giống giác ngộ nơi mình khiến được nảy mầm và lớn mạnh lên. Lễ Phật như thế là một ý nghĩa cao siêu, có công đức không thể nghĩ bàn.
Tóm lại, Phật chỉ là một danh từ, hình tướng biểu tượng bên ngoài là phương tiện tạm thời để nhắc nhở người tỉnh giác, không phải Phật thật. Cần tỏ ngộ lại tâm sáng suốt nơi chính mình, đó mới là Phật gốc. Đức Thích Ca thành Phật cũng là thành ngay trong tâm ấy, thấy lại chỗ này là gặp Phật liền.
Trong bài phú Cư Trần Lạc Đạo tức là Ở Trong Đời mà Vui Với Đạo của vua Trần Nhân Tông đã nói :
Ở đời vui đạo, hãy tùy duyên
Khát uống, đói ăn, mệt ngủ liền
Báu sẵn trong nhà, đừng kiếm nữa
Vô tâm trước cảnh hỏi chi Thiền.
Bụt hay Phật vốn ở ngay nơi ta, không phải nhọc nhằn tìm ở đâu khác. Bởi chúng ta quên gốc đuổi theo ngọn nên cứ chạy tìm kiếm Bụt ở bên ngoài. Nào ngờ, khi đạt đến tỏ ngộ mới tỉnh ra, chính Bụt ở trong tâm giác ngộ của mình đây thôi. Bao nhiêu công phu chạy tìm liền buông xuống nhẹ nhàng.
Như vậy, thường lễ Phật là nhắc nhở mình cũng phải có chút ít giác ngộ mới xứng đáng là Phật tử, tức là con bậc giác ngộ. Đây là một chân lý sáng ngời đâu có gì mập mờ, che đậy. Ngài Phó Đại Sĩ hiện thân của Bồ Tát Di Lặc có bài kệ :
Đêm đêm ôm Phật ngủ.
Sáng sáng cùng Phật dậy,
Ngồi đứng cùng theo nhau,
Nói nín cùng cung ở,
Chẳng mảy may tạm rời,
Giống hệt hình với bóng.
Muốn biết chỗ Phật đi,
Chính cái nói năng đó.
Đại sĩ nhắc nhở người, ngày ngày đều cùng sống chung với Phật không lúc nào tạm rời, giống hệt hình với bóng, vậy mà đành ôm cái mê để chịu lang thang trong bụi trần, có tự đáng thương chăng ? Nếu khéo chính chắn soi trở lại, chính ngay chỗ đang nói năng, đối đáp qua lại đây, liền gặp Phật ngay trong đó, nào có xa đâu !
Mừng thay, tất cả người người đều sẽ là những vị Phật tương lai !
-
Nghiên cứu của ĐH Harvard: Trẻ có 3 đặc điểm này lớn lên KIẾM TIỀN rất siêu, không phải cứ học giỏi là sẽ giàu có
-
Tôi dặn con: Sau này bố mẹ mất là hết, chẳng phải hương khói giỗ chạp làm gì cả
-
“Đại gia ngầm” số 1 Trung Quốc, sở hữu 3.000 hecta đất ở Hồng Kông, nhưng không hề bán hay cho thuê, làm giàu bằng cách hiến tặng những mảnh nhỏ
-
Bài học từ tư duy triệu phú: Không tham lợi nhuận nhỏ là người nỗ lực nhưng làm được 2 việc này mới đến gần với thành công
-
Người có phẩm đức sẽ không hèn, có học thức sẽ không nghèo
-
Vì sao làm càng nhiều sẽ càng chịu thiệt thòi: Không biết 5 quy tắc ngầm này, bạn vừa hại thân, vừa khiến sự nghiệp xuống dốc!