www.bachkhoakienthuc.com

Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì mới đúng nhất?

19/07/2018 23:00

Khi ông bà, cha mẹ sinh nhật hoặc mừng thọ 70, 75 tuổi thì chúng ta nên gọi là lễ gì, cách tổ chức thế nào, tặng quà gì cho phù hợp là băn khoăn của nhiều người. Sau đây là tên gọi cho cụ ông, cụ bà 70 tuổi...

Thường người ta sẽ làm lễ mừng thọ, khao thọ khi tuổi tròn chục ngoài 60. Để sử dụng tên gọi cho đúng ngữ cảnh ông bà ta từ xa xưa đã quy định mừng thọ 70 sẽ gọi là Trung Thọ.

Độ tuổi mừng thọ có thể chia làm 3 bậc:

  • Hạ thọ: từ 61 tuổi đến 69 tuổi.
  • Trung thọ: từ 70 tuổi đến 79 tuổi.
  • Thượng thọ: từ 80 tuổi đến 100 tuổi.

Một số vùng quê gọi cụ ông, cụ bà đến tuổi 70 là lên lão.

Ảnh chụp Màn hình 2018-07-19 lúc 23.09.13
Lễ mừng thọ

Quy định của Nhà nước về mừng thọ tuổi 70

Điều 21 Luật Người cao tuổi năm 2009 quy định việc mừng thọ cho người cao tuổi như sau:

Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phối hợp với Hội người cao tuổi tại địa phương, gia đình của người cao tuổi tổ chức mừng thọ người cao tuổi ở tuổi 70, 75, 80, 85, 90, 95 và 100 tuổi trở lên vào một trong các ngày sau đây:

a) Ngày người cao tuổi Việt Nam;

b) Ngày Quốc tế người cao tuổi;

c) Tết Nguyên đán;

d) Sinh nhật của người cao tuổi.

Khoản 4 Điều 8 thông tư số 06/2012/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch quy định nội dung tiêu đề mừng thọ được thể hiện theo độ tuổi cụ thể như sau:

- Đủ 70 tuổi và đủ 75 tuổi: lễ mừng thọ.

Việc tặng quà cho người cao tuổi khi tổ chức mừng thọ, chúc thọ được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 21/2011/TT-BTC ngày 18/02/2011 của Bộ Tài chính cụ thể như sau:

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương quy định mức quà tặng người cao tuổi ở tuổi 70, 75, 80, 85, 95 tuổi và trên 100 tuổi.

b) Nội dung và mức chi tổ chức chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi:

Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Hội Người cao tuổi tại địa phương và gia đình của người cao tuổi tổ chức chúc thọ, mừng thọ cho người cao tuổi đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn hoá, phong tục, tập quán của địa phương; bảo đảm kinh phí để chi cho các hoạt động sau:

- Chi in ấn hoặc mua “Giấy mừng thọ”.

- Chi nước uống, hoa quả, bánh kẹo. Mức chi bình quân 10.000 đồng/người tham dự.

- Chi thuê hội trường, phông, bạt, bàn ghế, thiết bị loa đài... (nếu có). Mức chi thực hiện theo hợp đồng, giấy biên nhận hoặc hoá đơn (trong trường hợp thuê dịch vụ).

Phong tục người Việt về lễ Mừng thọ tuổi 70

- Lễ mừng thọ truyền thống

Theo đúng phong tục, vào ngày diễn ra lễ mừng thọ, con trưởng sẽ đại diện dâng rượu, dâng đào rồi các con cháu mỗi người lạy 2 lạy rưỡi để bày tỏ lòng biết ơn với ông bà, cha mẹ. Tiếp đến khách mời, họ hàng cùng bà con xóm giềng sẽ có quà mừng, lời chúc hay những câu đối dành tặng cho người được chúc Thọ. Thậm chí, những nhà có điều kiện còn mời cả phường hát đến góp vui.

- Lễ mừng thọ trong văn hóa hiện đại

Ngày nay, lễ mừng thọ đã được tối giản đi nhiều, một số lễ nghi rườm rà đã bị cắt bỏ. Vào ngày tổ chức lễ mừng thọ con cháu sẽ mang quà biếu đến nhà ông bà, cha mẹ (thường là tranh, đồ quý giá, tặng hoa hoặc phong bì). Một số địa phương, lễ mừng thọ bị biến chất trở thành nơi để "kinh doanh"... vô tình làm mất đi giá trị và ý nghĩa nhân văn của lễ mừng.

Nếu không muốn hại con, ngừng ngay những việc này từ hôm nay
Cho trẻ ăn kẹo, uống nước ngọt có gas, sử dụng smartphone, mắng chửi... là những việc khiến cho trẻ tổn thương cả thể chất lẫn tinh thần những chúng ta lại hay mắc phải...