www.bachkhoakienthuc.com

Người cao tuổi là bao nhiêu tuổi?

19/07/2018 22:52

Bao nhiêu tuổi thì được gọi là người cao tuổi, người già theo quy định của pháp luật và trên thực tế, theo thông lệ quốc tế... Thế nào là người già, thế nào là người cao tuổi được giải đáp trong bài viết này.

Ảnh chụp Màn hình 2018-07-19 lúc 22.53.34
Người già và người cao tuổi là 2 khái niệm đồng nghĩa nhưng nội hàm không giống nhau

Thế nào là người cao tuổi?

Theo Điều 2, Luật Người Cao tuổi được Quốc hội thông qua ngày 23/11/2009 thì: Người cao tuổi được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.

Trước đó, Pháp lệnh về người cao tuổi của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 28/04/2000 cũng quy định: Người cao tuổi theo quy định của Pháp lệnh này là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 60 tuổi trở lên.

Như vậy, không phân biệt nam hay nữ, cứ đủ 60 tuổi sẽ được coi là người cao tuổi. Theo đó, các chính sách có liên quan được áp dụng đối với người cao tuổi sẽ có hiệu lực đối với người từ 60 tuổi trở lên.

Ảnh chụp Màn hình 2018-07-19 lúc 22.53.01
Trên 60 tuổi được gọi là người cao tuổi

Thế nào là người già?

Người cao tuổi là có tuổi từ 60 trở lên, vậy liệu người già có phải là người cao tuổi và ngược lại. Thực ra, hai khái niệm này đồng nghĩa nhưng không hoàn toàn có nội hàm thống nhất.

Dân gian thì coi người già là người cao tuổi và ngược lại. Tuy nhiên, có những người cao tuổi hơn (70 chẳng hạn) nhưng lại trông không già, thậm chí khoẻ hơn những người ít tuổi hơn (50, 60 chẳng hạn).

Thực tế ở Việt Nam, có những người 50 tuổi đã trông già nua ốm yếu, nhưng cũng có trường hợp ngoài 80 tuổi vẫn lấy vợ sinh con.

Ảnh chụp Màn hình 2018-07-19 lúc 22.56.07
Cụ ông Nguyễn Hữu Trọng (85 tuổi, ở thôn Yên Sơn, xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội) - người nổi tiếng vì 80 tuổi vẫn lấy cô vợ 27 tuổi, kém ông tới 51 tuổi.

Do vậy, về sức khoẻ, sinh học thì khái niệm "người cao tuổi" chính xác hơn người già.

Tuy nhiên, trong Bộ Luật hình sự lại có khái niệm về người già. Vậy hiểu thế nào là người già để đánh giá hành vi phạm tội với người già, hoặc người già có sức khoẻ yếu?

Theo Nghị quyết số 01/2006 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, “người già” là “người từ 70 tuổi trở lên”. Còn theo Nghị quyết số 01/2007 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, “người quá già yếu” là “người từ 70 tuổi trở lên hoặc là người từ 60 tuổi trở lên nhưng thường xuyên đau ốm”.

Nếu không muốn hại con, ngừng ngay những việc này từ hôm nay
Cho trẻ ăn kẹo, uống nước ngọt có gas, sử dụng smartphone, mắng chửi... là những việc khiến cho trẻ tổn thương cả thể chất lẫn tinh thần những chúng ta lại hay mắc phải...