www.bachkhoakienthuc.com

Trẻ chảy máu cam: Hầu hết bố mẹ xử trí sai có thể khiến con gặp nguy hiểm

12/11/2016 14:52

Hầu hết bố mẹ đều bắt con bịt mũi, ngửa đầu ra sau khi bé chảy máu cam. Đây là cách xử trí sai lầm, khiến trẻ gặp nguy hiểm.

Chảy máu cam ở trẻ em
Chảy máu cam ở trẻ em

Xử trí đúng khi trẻ chảy máu cam

Khi bé chảy máu cam, theo bác sĩ Cẩm Tú, xử trí đầu tiên là kẹp chặt lỗ mũi của bệnh nhân và yêu cầu họ giữ như vậy 5-10 phút. Không nghiêng đầu về phía sau vì máu có thể chảy qua khí quản hoặc cổ họng gây sặc. Không chườm đá để ngăn chảy máu vì việc này không giúp ích. Bạn có thể cần bổ sung thêm độ ẩm cho không khí nếu cháy máu không nghiêm trọng. Cách này sẽ ngay lập tức ngăn chặn chảy máu.

Chảy máu cam là tình trạng xuất huyết ở mũi do niêm mạc mũi dễ chảy máu vì có nhiều mạch máu tập trung với mạng lưới mao mạch rất dày. Nguyên nhân gây chảy máu cam gồm: chấn thương ở mũi, mắc các bệnh cảm cúm, viêm xoang; do các dị vật đường thở như nhét hạt cườm, hạt lạc... vào mũi; do thời tiết quá lạnh khiến đường thở bị khô hoặc bị dị ứng...

Khi trẻ bị chảy máu cam, cho trẻ ngồi xuống ghế và hơi ngả ra phía trước sao cho mũi cao hơn vị trí tim để máu chảy ra ngoài hai lỗ mũi mà không chảy ngược vào họng trẻ. Bạn dùng hai ngón tay (ngón cái và ngón trỏ) để bóp chặt liên tục hai cánh mũi của trẻ để chúng chụm lại với nhau trong khoảng 10 phút, khi ấy, cho trẻ thở bằng miệng.

Bạn nên dặn trẻ không được nuốt máu, vì nuốt vào thì có thể gây nôn hoặc tiêu chảy. Có thể nhỏ một giọt nước cốt chanh vào trong lỗ mũi trẻ, máu sẽ nhanh chóng ngừng chảy. Không để trẻ móc vào lỗ mũi hoặc chọc bất kỳ vật gì khác vào trong hai lỗ mũi.

Trẻ chảy máu cam
Nhiều bố mẹ xử trí sai khi trẻ chảy máu cam

Nguyên nhân gây chảy máu cam

1. Viêm mũi dị ứng: Do phản ứng của cơ thể khi bị dị ứng mà các mô dọc theo mũi bị sưng lên. Lúc này, các mao mạch giãn ra và đôi khi bị vỡ gây chảy máu cam. Máu có thể chảy ra thành những vệt nhỏ bất cứ khi nào bạn xì mũi hoặc hắt hơi.

2. Khí hậu khô: Điều này thường gặp ở những bệnh nhân lệch vách ngăn vì luồng không khí khi “đi” qua một diện tích hẹp trong mũi sẽ nhanh hơn và làm cho mũi khô hơn, gây ra sự kích thích, tiếp theo là hắt hơi và làm chay mau cam.

3. Thường xuyên hắt hơi: Hắt hơi nhiều cũng là nguyên nhân gây loét các lớp lót của vách ngăn (phân vùng trung tâm giữa hai lỗ mũi) và điều này dễ gây chảy máu.

4. Ngoáy mũi: Ngoáy mũi là một việc làm tưởng không có hại gì nhưng thực tế lại có thể làm rụng lông mũi, tổn thương niêm mạc, vỡ mạch máu và gây chảy máu. Ngoài ra, ngoáy mũi nhiều cũng dễ làm nhiễm khuẩn mũi.

5. Nhiễm khuẩn xoang hoặc có khối u: Ở người lớn, trường hợp chảy máu mũi mà máu có màu thẫm hoặc mùi hôi thì rất có thể đó là biểu hiện một nhiễm khuẩn xoang hoặc khối u trong mũi. Nếu có dấu hiệu này, người bệnh cần đi kiểm tra bằng cách nội soi và chụp CT.

6. Tăng huyết áp: Tăng huyết áp là nguyên nhân thường xuyên gây chảy máu cam ở người lớn tuổi. Khi huyết áp tăng dẫn đến áp lực thành mạch tăng, có thể nứt vỡ thành mạch dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như chảy máu mũi, xuất huyết não, xuất huyết đáy...

7. Thay đổi sinh lý: Trường hợp thay đổi sinh lý dẫn đến chảy máu mũi thường gặp ở phụ nữ mang thai, nhất là người bị tăng huyết áp khi mang thai. Trong trường hợp này, thai phụ cần khám bác sĩ sản khoa để được theo dõi và điều trị tích cực.

8. Bệnh về máu (như giảm tiểu cầu...): Chảy máu mũi là biểu hiện thường gặp, cần khám xét nghiệm máu và điều trị tại chuyên khoa huyết học.

Nguyên nhân chảy máu cam thường xuyên là một triệu chứng rất nguy hiểm. Do vậy nếu hay bị chảy máu cam cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết để tìm nguyên nhân và điều trị bệnh kịp thời.

Nếu không muốn hại con, ngừng ngay những việc này từ hôm nay
Cho trẻ ăn kẹo, uống nước ngọt có gas, sử dụng smartphone, mắng chửi... là những việc khiến cho trẻ tổn thương cả thể chất lẫn tinh thần những chúng ta lại hay mắc phải...