www.bachkhoakienthuc.com

Những biểu hiện cần lưu ý khác ở trẻ sơ sinh và cách xử lý

10/05/2016 07:09

Những dấu hiệu bất thường trên cơ thể trẻ sẽ khiến các bà mẹ trẻ lo lắng, bất an. Làm thế nào để nhận biết các dấu hiệu đó và tìm cách đối phó?

Người mới làm mẹ lần đầu có những thắc mắc liên quan đến tình trạng sức khỏe của trẻ như: ‘không biết nhóc của mình có mệt không nhỉ’, ‘tại sao mắt trẻ có nhiều ghèn đến thế’…

Chăm sóc trẻ sơ sinh
Chăm sóc trẻ sơ sinh

Dưới đây là các vấn đề thường gặp, các bà mẹ trẻ có thể tham khảo để biết cách xử lý khi cần thiết.

Vì sao mí mắt của trẻ dính vào nhau? Thỉnh thoảng ở mắt trẻ sơ sinh có màng mỏng màu kem hoặc màu vàng nhạt. Nguyên nhân do nghẽn tuyến lệ, nếu không vệ sinh sạch sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.

Xử lý: Dùng bông tắm hoặc bông gòn làm ẩm với thuốc mắt và chùi nhẹ qua mắt bé. Trước khi lau mắt, bạn nhớ rửa tay sạch sẽ. Sau khi vệ sinh xong, bạn có thể nhỏ một giọt sữa mẹ lên mắt trẻ và lau nhẹ ngừa viêm nhiễm. Ngoài ra bạn thay tấm vải nệm nằm thường xuyên cho trẻ để tránh bụi bẩn. Sau một tuần tình trạng dính mắt cũng không thuyên giảm, bạn nên đưa trẻ đến bác sỹ nhi khoa. Có thể trẻ cần dùng đến thuốc nhỏ mắt bằng kháng sinh.

Tại sao da của trẻ có màu vàng? Da có thể là vàng da do lượng sắc tố da cam cao (chất này được phóng thích khi hồng cầu bị phá vỡ) khiến da và mắt trẻ có màu vàng nhạt. Trong một số trường hợp, nếu sắc tố da cam vượt quá mức cho phép, trẻ có triệu chứng lơ mơ kém bú hay tiêu, tiểu. Trường hợp này, sẽ cần có sự can thiệp của bác sỹ.

Xử lý: Nếu bạn thấy da của con hơi vàng, nên chú ý: Cho trẻ bú sữa mẹ và ăn theo nhu cầu. Mỗi sáng bạn nên cho trẻ tắm nắng 15-30 phút vào khoảng 7- 8 giờ. Nếu sau 4 -7 ngày tình trạng không cải thiện, bạn cần đưa trẻ đến bác sỹ nhi khoa.

Rốn trẻ lồi bất thường? Tuần đầu chào đời, dây rốn dần lồi lên và teo lại, và có thể có chút máu và có mùi khó chịu.

Xử lý: Tắm sạch cho trẻ rồi lấy bông lau xung quanh để giữ rốn khô. Khi mặc tã cho trẻ nên kéo thấp xuống để cho rốn được thông thoáng. Tránh để nước tiểu của trẻ dính vào rốn vì có thể gây nhiễm khuẩn. Tuyệt đối không tự cắt hoặc gỡ dây rốn vì chúng sẽ tự rụng. Bạn không nên thoa kem giữ ẩm vào chỗ rốn. Nếu thấy da sưng đỏ vùng cuống rốn ẩm ướt, có dấu hiệu viêm nhiễm, bạn nên đưa đến bác sỹ ngay.

Da trẻ có nhiều đốm trắng li ti? Khi bé chào đời, bạn phát hiện có những đốm trắng li ti trên mũi, trán. Đó là hormone trong thai kỳ kích thích tuyến dầu tiết chất nhờn. Theo thời gian, hiệu ứng của hormone lên tuyến dầu sẽ giảm, các đốm này sẽ biến mất sau 4-8 tuần.

Xử lý: Không nên can thiệp bằng thuốc, chỉ cần tắm và giữ da trẻ sạch sẽ. Mông trẻ bị hăm đỏ: hầu hết các trẻ bị hăm tã vào năm đầu, điều này do độ nóng của tã gây ra. Thường xuyên thay tã cho bé, dùng nước ấm rửa vùng bị hăm tã lau với khăn giấy ướt có chứa thành phần hóa học. Sau khi rửa dùng khăn mềm lau khô. Thoa kem chống hăm có chứa chất kẽm, tinh dầu để làm dịu hăm đỏ. Nhiều bậc cha mẹ thường lo lắng hay thắc mắc rằng, lượng sữa mà trẻ bú không biết đã lấp đầy cái bụng rỗng của trẻ chưa? Số lần trẻ bú mỗi ngày như vậy đã đủ chưa? …

Trẻ quấy khóc?

Xử lý: Điều mà bạn lo lắng thật sự không cần thiết, trẻ nhỏ ngay từ khi sinh ra đã có những phản xạ tự nhiên như quấy khóc, biết đòi ăn, biết bú mẹ và chính vì thế hoàn toàn có thể biết điểm dừng khi đã bú no. Cho nên, bạn đừng nên lo lắng về những điều không cần thiết này.

Có xuất hiện những vùng da khô và tróc vảy

Xử lý: Điều này có nghĩa là da của trẻ có hiện tượng thiếu nước, cần được giữ ẩm. Bạn có thể dùng dầu hay kem dưỡng da dành riêng cho trẻ em thoa nhẹ lên vùng da khô đó.

Da nóng, đỏ và ẩm ướt, đặc biệt là ở vùng cổ hay ngực

Xử lý: Là các biểu hiện của việc trẻ bị ấp quá nóng. Điều này cũng nguy hiểm không kém gì so với tình trạng trẻ bị lạnh cóng. Các nhà khoa học cho rằng đây có thể là một yếu tố liên quan tới chứng bệnh đột tử trong nôi ở trẻ nhỏ. Nên đặt trẻ ra chỗ thoáng hơn và vệ sinh thân thể cho trẻ.

Nước mắt chảy từ một mắt hay cả hai mắt ngay trong những khi trẻ không khóc.

Xử lý: Đây là triệu chứng cho thấy ống tuyến lệ chưa hoàn toàn được khai thông khiến nước mắt không thể thoát đi được. Hiện tượng này thường gặp ở những trẻ mới sinh và thường thì có thể tự khỏi khi trẻ được một tuổi. Bạn hãy cho trẻ đi khám nếu trẻ nhà bạn vẫn tiếp tục chảy nước mắt khi đã quá một tuổi bởi điều này có thể là dấu hiệu của việc suy giảm chức năng của tuyến lệ ở trẻ và cần được chữa trị kịp thời.

Nếu không muốn hại con, ngừng ngay những việc này từ hôm nay
Cho trẻ ăn kẹo, uống nước ngọt có gas, sử dụng smartphone, mắng chửi... là những việc khiến cho trẻ tổn thương cả thể chất lẫn tinh thần những chúng ta lại hay mắc phải...