www.bachkhoakienthuc.com

12 dấu hiệu của một đứa trẻ hư nhưng luôn giả vờ ngoan ngoãn

24/07/2020 16:25

Dưới đây là 12 dấu hiệu nhận biết một đứa trẻ hư, nhưng lúc nào cũng tỏ ra và giả vờ ngoan ngoãn trước mặt người lớn.

Rất nhiều nhà tâm lý học trẻ em đã nghiên cứu không ít về những tình huống con trẻ mất kiểm soát. Họ gọi đó là ‘Hội chứng những đứa trẻ hư hỏng’, kèm theo đó là những hành vi tiêu biểu của một đứa trẻ được nuôi dạy sai cách. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy con bạn đang phát triển sai hướng và cách để thay đổi tình hình:

Đứa trẻ tỏ ra lịch sự với người khác nhưng không bao giờ lễ độ với bạn

1

Đứa trẻ thể hiện cách cư xử tốt với người khác nhưng không bao giờ bày tỏ lòng biết ơn với các thành viên trong gia đình. Đây có thể là một dấu hiệu của một đứa trẻ hư hỏng. Trẻ em quên nói lời cảm ơn, không phải vì chúng cố tình làm vậy để làm tổn thương những người thương yêu chúng, mà chỉ vì chúng cho rằng những điều mà gia đình làm vì chúng là hiển nhiên.

Những đứa trẻ không biết làm bất cứ việc vặt nào trong nhà

2

Cha mẹ nên dạy cho con cái cách sống độc lập. Khi lên 3 tuổi, trẻ có thể học cách nhặt đồ chơi. Đến tuổi 5, chúng có thể giúp đỡ các công việc nhỏ trong nhà. Vào khoảng 10 tuổi, chúng có thể biết cách gọt vỏ khoai tây và làm bữa tối đơn giản cho cả gia đình. Nếu bố mẹ đã nỗ lực bằng mọi cách để giúp con trẻ làm quen với việc nhà nhưng không thành vì chúng không muốn, không thể hoặc quá lười biếng, đó là dấu hiệu của sự hư hỏng.

Đứa trẻ không hòa đồng với bạn bè và chắc chắn rằng chúng cư xử không đúng

3

Khi giao tiếp với những đứa trẻ khác, một đứa trẻ hư hỏng không nhận thức được việc ‘có qua có lại mới toại lòng nhau’. Việc không để tâm tới mong muốn của người khác và thiếu sự đồng cảm khiến những đứa trẻ cùng trang lứa không muốn chơi cùng đứa trẻ này. Sau đó đứa trẻ liền cảm thấy không vui và không lý giải được việc bản thân bị bạn bè xa lánh, và chúng bắt đầu đổ lỗi cho người khác.

Đứa trẻ thường nổi khùng khi chúng không có được thứ chúng muốn

4

Dường như ai cũng nhận thức được đây là một dấu hiệu phổ biến của một đứa trẻ hư. Nhưng nó không chỉ đơn giản như vậy. Trẻ mới biết đi thường không biết cách thể hiện cảm xúc và không thể kiểm soát được cảm xúc của bản thân, khiến chúng dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi. Sau đó là gào khóc, rên rỉ, tức tối, nằm lăn ra sàn nhà và nổi khùng. Trong tình huống này, cha mẹ chỉ cần bình tĩnh trấn an chúng là đủ.

Nếu đứa trẻ đã đến tuổi đi học nhưng vẫn hành động như một đứa bé, biết lựa thời điểm để gào khóc, thì chắc chắn chúng đang giở trò để đòi hỏi cha mẹ. Và thông thường cha mẹ thay vì chịu đựng sẽ đáp ứng nhu cầu của chúng cho đỡ phiền, hết lần này đến lần khác và vô tình chúng trở nên hư hỏng, khó dạy bảo.

Những đứa trẻ không thích các hoạt động liên quan tới cạnh tranh

5

Trước đây, các bậc phụ huynh luôn dạy con cái theo cách luôn phải đứng đầu, luôn là những nhà vô địch và sẽ được thưởng nếu như thành tích xuất sắc. Tuy nhiên, tâm lý học gia đình ngày nay cho rằng điều đó sẽ ảnh hưởng không tốt tới những đứa trẻ. Cha mẹ nên dạy cho con cái nhận thức được rằng cuộc đời không phải lúc nào cũng chỉ là những bàn thắng, vì vậy không có gì phải xấu hổ và nên chấp nhận những thất bại và vươn lên.

Đứa trẻ nói chuyện với cha mẹ như các bạn cùng trang lứa

6

Rõ ràng một đứa trẻ không tự nhiên hư hỏng được, tất cả đều nhờ ‘công ơn dưỡng dục’ của cha mẹ chúng. Ở tình huống này, họ đã thất bại trong việc vạch ra ranh giới, đưa ra các quy tắc nghiêm ngặt, và họ đã không đưa ra bất kỳ hướng nào trong cuộc sống cho con trẻ. Kết quả là đứa trẻ không cảm nhận được quyền lực của cha mẹ, không sợ hãi cha mẹ. Chúng tin rằng mọi người trong gia đình đều có cùng cấp bậc như nhau, và thậm chí chúng còn quyền lực hơn cả cha mẹ, và do vậy chúng có quyền hành động một cách thiếu tôn trọng và tự phụ.

Những đứa trẻ tự ti và rụt rè

7

Bạn đã bao giờ mong muốn con bạn trở nên xuất chúng và khiến cho mọi người xung quanh phải ngả mũ thán phục chưa? Bạn có từng muốn trở thành người loại bỏ tất cả những trở ngại ngăn cản con đường tới thành công của con bạn không? Các nhà tâm lý học tin rằng khi cha mẹ luôn nỗ lực giúp đỡ con cái bằng mọi cách, họ sẽ không cho trẻ cơ hội xây dựng sự tự tin vào bản thân, học hỏi từ những sai lầm và vượt qua khó khăn. Những đứa trẻ hư hỏng phải đối mặt với thế giới thực khi chúng không bao giờ va vấp với cuộc sống, và do đó chúng sẽ trở nên tự ti, bối rối và bắt đầu nghi hoặc bản thân.

Đứa trẻ muốn chiếm hết thời gian rảnh của bạn

8

Một đứa trẻ hư hỏng luôn dựa dẫm vào các thành viên gia đình của họ. Trong tình huống này, đứa trẻ cho mình là trung tâm của vũ trụ gia đình, và cha mẹ trở thành nguồn hạnh phúc cho chúng. Điều quan trọng là phải quan tâm đến con cái, nhưng ngược lại đứa trẻ cũng phải hiểu được rằng cha mẹ cũng có nhu cầu riêng. Khi cuộc sống gia đình chỉ xoay quanh mong muốn của một đứa trẻ, đó là dấu hiệu chắc chắn của một đứa trẻ hư hỏng.

Đứa trẻ thường tranh cãi với người lớn

9

Bạn đã bao giờ gặp những tình huống khi các bậc cha mẹ lúc nào cũng bảo vệ con cái và phản bác khi có ai đó nói rằng chúng làm sai chưa? Một mặt, đây là phản xạ tự nhiên của người làm cha mẹ, nhưng nếu sau đó người lớn không thảo luận với đứa trẻ về vụ việc này, mà cứ đổ lỗi cho những người lớn khác, đứa trẻ có thể sẽ cảm thấy bản thân chúng thực sự chẳng có lỗi lầm gì cả. Hơn nữa, cha mẹ không chịu trách nhiệm cho hành vi sai trái của đứa trẻ, hay giáo dục chúng thì chúng sẽ không học được cách tôn trọng người khác nữa.

Đứa trẻ không hiểu được giá trị của đồng tiền

Các chuyên gia marketing biết rằng có nhiều cách để thuyết phục trẻ em thực hiện hành động mua sắm. Quảng cáo ảnh hưởng đến trẻ em một cách tiêu cực hơn so với người lớn. Đó là lý do tại sao việc cha mẹ nên dạy cho con cái biết cách tồn tại dưới áp lực xã hội là rất quan trọng. Đứa trẻ nên hiểu rằng tiền không tự nhiên có được mà cha mẹ phải làm việc chăm chỉ để kiếm ra từng đồng. Nếu cha mẹ không biết cách dạy dỗ con cái như vậy mà chỉ chăm chăm cung cấp cho nhu cầu của chúng, thì chúng tự nhiên sẽ trở nên hư hỏng và chỉ nghĩ tới quyền lợi của bản thân.

Đứa trẻ luôn than thở buồn chán

10

Ngay cả một đứa trẻ 1 tuổi cũng có thể tự tập trung vào một nhiệm vụ trong khoảng 15 phút. Đến 3 tuổi, trẻ thường có thể tự chơi. Nếu đứa trẻ không biết cách đối phó với sự nhàm chán của chúng và luôn chờ người khác xuất hiện mua vui cho chúng, thì đó là một dấu hiệu khác của một đứa trẻ hư hỏng. Tại sao lại có logic như vậy ư? Có một nghiên cứu cho thấy trẻ càng có nhiều đồ chơi, chúng càng khó tập trung vào một trò chơi và phát triển khả năng sáng tạo của chúng, do đó chúng mong chờ người khác đem lại niềm vui cho chúng thay vì tự vui chơi.

Đứa trẻ không biết cách kiểm soát cảm xúc của mình.

Đôi khi bản thân chúng ta cũng không thể đối phó với cảm xúc của mình, nhưng những đứa trẻ hư hỏng thậm chí còn không có cơ hội để học cách kiểm soát bản thân. Họ phải chịu đựng những thay đổi tâm trạng lớn và thể hiện thái độ giống trẻ sơ sinh, ngay cả khi trưởng thành. Chúng xem mọi vấn đề là những thước phim, chúng không thể kiểm soát được tâm trạng phấn khích, u buồn hay đau khổ của bản thân. Chúng không quen với việc kiểm soát tâm tính và hành vi, hay bộc lộ cảm xúc. Đối với chúng, cách duy nhất để thể hiện cảm xúc đó là thể hiện bản thân một cách thật khác biệt.

Nguồn: http://game8.vn/giai-tri/12-dau-hieu-cua-mot-dua-tre-hu-nhung-gia-vo-ngoan-ngoan-96538

Nếu không muốn hại con, ngừng ngay những việc này từ hôm nay
Cho trẻ ăn kẹo, uống nước ngọt có gas, sử dụng smartphone, mắng chửi... là những việc khiến cho trẻ tổn thương cả thể chất lẫn tinh thần những chúng ta lại hay mắc phải...