Bài học thành công và cay đắng từ các tỷ phú hàng đầu thế giới: Muốn làm giàu đừng ăn “xổi”
Muốn kiếm nhiều tiền và làm giàu thì đừng ăn “xổi”. Từ một người bình thường trở thành triệu phú đã khó, từ triệu phú thành tỷ phú còn khó hơn nhiều lần.
Cứ vài ngày một lần trên mạng xã hội, bạn sẽ lại thấy một quảng cáo xuất hiện liên tục với nội dung khuyên dồn tiền đầu tư tài chính. Đúng là chơi cổ phiếu, giao dịch ngoại hối… có thể mang về thêm thu nhập cho mọi người trong thời gian ngắn, nhưng rất khó đem lại lợi ích lâu dài. Các tỷ phú sẽ cho ta thấy điều đó rõ hơn. Gần như chẳng có ai trong số họ làm giàu chỉ bằng đầu tư tài chính cả.
Các tỷ phú hàng đầu thế giới |
Phá sản vì đầu tư tài chính
Năm 1990, Sylvester Stallone ra mắt tập thứ năm của loạt phim Rocky với nhân vật chính là một võ sĩ quyền Anh cùng tên. Từ một tay đấm giữ đai vô địch thế giới, kiếm hàng chục triệu đô la sau mỗi lần thượng đài, Rocky bất ngờ lâm vào cảnh bần cùng. Mọi chuyện bắt nguồn từ việc anh vợ Rocky bị nhân viên kế toán lừa ký vào giấy ủy quyền toàn bộ tài sản. Có tiền trong tay, người này chơi cổ phiếu, đầu tư bất động sản bạt mạng rồi bỏ trốn khi vỡ nợ để gia chủ lãnh hậu quả.
Câu chuyện giả tưởng ngỡ như chỉ xuất hiện trên phim ảnh đó lại dần xuất hiện ngoài đời thực vào cuối thập niên 90. Võ sĩ thép Mike Tyson, tay đấm Evander Holyfield, ông vua nhạc pop Michael Jackson, cựu tiền đạo Dwight Yorke của Manchester United… đều trải qua cảnh trắng tay vì đầu tư tài chính. Họ dễ dàng nghe theo lời dụ dỗ từ những “chuyên viên đầu tư” đem đến viễn cảnh thu về số tiền gấp hàng chục lần sau vài năm, rồi bất ngờ nghe tin khoản tiền đó không cánh mà bay.
Tyson thường nói anh bị “lừa”, nhưng lại không thể kiện những chuyên viên tư vấn ra tòa vì việc làm của họ hoàn toàn đúng pháp luật. Nếu muốn đổ lỗi cho một ai đó, Tyson nên trách bản thân mình. Đầu tư vào chứng khoán, ngoại hối, bất động sản… không hề dễ sinh lời như những gì anh từng nghe. Đó là một hoạt động có tổng lợi ích bằng không (zero-sum game) từng được các nhà khoa học nghiên cứu từ trước Thế chiến thứ hai. Họ gọi nó dưới tên Lý thuyết trò chơi (Game Theory).
Mike Tyson mất trắng 400 triệu USD kiếm được trong cả sự nghiệp vì cả tin nghe “đầu tư tài chính”.
Lý thuyết trò chơi lần đầu được đề cập đến vào năm 1944 bởi John von Neumann. Tròn nửa thế kỷ sau, John Nash, John Harsanyi và Reinhard Selten được trao giải Nobel nhờ hoàn thiện khái niệm này. Áp dụng trên thị trường tài chính – bất động sản, họ chỉ ra lợi nhuận của người này thực chất chỉ là phần tiền rút được từ vốn của người khác.
Nếu chỉ đầu tư với kỳ vọng mua rẻ bán đắt, khả năng sinh lời trên thực tế là rất thấp. Điều đó lý giải tại sao các nhà kinh tế học không bao giờ bỏ tiền túi vào đầu tư tài chính.
Một nhân tố khác khiến những cá nhân bỏ tiền vào đầu tư trên thị trường chứng khoán, ngoại hối,… thường mất nhiều hơn được vì họ thiếu cả vốn lẫn thông tin.
Ngày 21/4/2020, giá dầu thô ngọt nhẹ giao ngay tại Mỹ lần đầu tiên xuống mức âm trong lịch sử. Các nhà đầu tư bán tháo với giá -40,32USD/thùng vì họ vốn đã quen giao dịch “khống” trên thị trường, nhưng nay buộc phải bán. Thay vì bỏ tiền ra cho chi phí vận chuyển, lưu kho dầu mỏ như một doanh nghiệp, họ chấp nhận trả tiền cho người mua để không phải làm chuyện đó.
Ảnh minh họa |
Tỷ phú không “lướt sóng”
Có những người trở thành tỷ phú nhờ đầu tư tài chính như Warren Buffett và George Soros, nhưng họ chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Ngoại trừ Buffett, 4 nhân vật còn lại trong tốp 5 người giàu nhất thế giới đều đi lên từ khởi nghiệp. Họ là Jeff Bezos (nhà sáng lập trang bán hàng trực tuyến Amazon), Bill Gates (đồng sáng lập công ty phần mềm Microsoft), Bernard Arnault (chủ tịch tập đoàn kinh doanh đồ hiệu Louis Vuitton) và Larry Ellison (đồng sáng lập công ty phần mềm Oracle).
Sự thật là phần lớn tài sản của Bezos, Gates hay Ellison đến từ lượng cổ phần họ nắm giữ trong công ty do mình sáng lập ra, nhưng họ không thu lời từ việc liên tục mua đi bán lại chúng. Những ai từng học lý thuyết nhập môn tài chính đều biết cổ phiếu chỉ là “giấy tờ có giá”.
Giá trị của cổ phiếu Microsoft, Oracle và Amazon được xác lập từ lượng tài sản công ty mà nó đại diện sở hữu, cũng như kết quả kinh doanh theo hàng năm. Nếu công ty không còn, cổ phiếu cũng không còn giá trị nữa.
Vì thế, cách tốt nhất để tăng giá trị cho cổ phiếu là giúp công ty đảm bảo lợi nhuận, chứ không phải mua bán chúng để nhận phần lời chênh lệch. Ngay cả Buffett cũng không mua đi bán lại cổ phiếu quá nhiều trên thị trường chứng khoán.
Thay vào đó, ông thường tìm những công ty có khả năng sinh lời cao rồi tìm cách sở hữu, điều hành chúng qua việc nắm phần lớn cổ phần. Năm 31 tuổi, Buffett có chân trong Hội đồng quản trị của 7 công ty khác nhau. Xu hướng sáp nhập – mua lại (M&A) do Buffett thực hiện giờ trở thành hình mẫu được nhiều tập đoàn học theo.
Buffett không đầu tư cổ phiếu dạng “lướt sóng” như nhiều người vẫn nghĩ.
“Không nhiều người có 100 triệu USD tiền mặt để đầu tư trên thị trường chứng khoán. Điều đó đúng với người bình thường, và với cả những tỷ phú nữa”, Buffett chia sẻ. Ông không bao giờ dành quá nhiều tiền để “lướt sóng” cổ phiếu.
Từ kinh nghiệm bản thân, Buffett kết luận một nhà đầu tư dù giỏi đến mấy cũng chỉ có lợi nhuận trung bình 15% mỗi năm trên thị trường chứng khoán nếu chơi theo kiểu “lướt sóng”. Tỷ suất sinh lời đó cao hơn nhiều so với tiền lãi gửi ngân hàng, nhưng lại quá thấp với những ai muốn thành tỷ phú trong thời gian ngắn từ việc bỏ ra 50-100 ngàn USD. Ngoài ra, họ còn có nguy cơ lỗ nặng nếu cổ phiếu bỏ tiền vào xuống giá.
Từ một người bình thường trở thành triệu phú đã khó, từ triệu phú thành tỷ phú còn khó hơn nhiều lần. Một người có 1 triệu USD ở tuổi 30, nếu đầu tư vào cổ phiếu của công ty Berkshire Hathaway do Buffett sở hữu cũng chỉ “thổi” số tiền đó lên thành 300 triệu USD sau 35 năm. Martin Fridson, tác giả cuốn sách “Trở thành tỷ phú: Chiến lược của những người khổng lồ” còn chỉ ra thực tế phũ phàng hơn. Không một nhà đầu tư nào có thể làm tăng giá cổ phiếu họ sở hữu trong 20 năm liên tiếp, dù chỉ 1%.
Kiếm tiền không dễ |
Muốn giàu, hãy kiếm tiền “thật”
Buffett khuyên mọi người đừng dại dột bỏ tiền vào thị trường chứng khoán với mục đích làm giàu, kiếm tiền nhanh, bởi đó không phải nơi dành cho họ. Thay vì mạo hiểm thì họ nên sống thực tế, chi tiêu cần kiệm và kiếm tiền “thật” từ hoạt động kinh doanh, sản xuất. Chỉ có cống hiến và mang lại giá trị lớn lao cho xã hội, chúng ta mới có thể kỳ vọng nhận về khối tài sản tương xứng. Thú vị hơn, chẳng ai trong số các tỷ phú đương đại nghĩ đến chuyện nhận về khi họ cho đi cả.
Trước khi trở thành tỷ phú công nghệ với khối tài sản lên tới 80 tỷ USD, Mark Zuckerberg chưa bao giờ nghĩ đến chuyện xây dựng một tập đoàn sánh ngang với Microsoft. Facebook được anh lập ra với mục đích ban đầu là giúp sinh viên trong ngôi trường nơi anh theo học có thể chia sẻ hình ảnh và tương tác với nhau.
Google được Sergey Brin và Larry Page lập ra với mục đích giúp mọi người tìm kiếm thông tin dễ dàng hơn trên mạng. Ngay cả Bill Gates cũng là người rất mộng mơ, khi ông ước Microsoft sẽ viết phần mềm giúp mỗi người sở hữu một máy tính riêng.
“Trong đời mình, tôi may mắn có cơ hội gặp mặt một vài tỷ phú. Họ có cùng điểm chung: Hơi ‘điên’ một chút”, Jared Dillian, nhà phân tích đầu tư thuộc công ty tư vấn kinh tế Mauldin chia sẻ. “Họ có những ước mơ nghe qua khá viển vông. Người thường sẽ bảo đó là chuyện hão huyền và từ bỏ, nhưng tỷ phú sẽ kiên định biến điều đó thành sự thật. Không ai trở thành triệu phú hay tỷ phú mà lại làm việc một cách nửa vời. Thành công họ có được như ngày hôm nay đến từ những năm tháng làm việc không biết mệt mỏi”.
Dillian còn chỉ ra một điểm khác giữa tỷ phú và người bình thường: khả năng sẵn sàng làm việc không công. Một nhân viên bình thường sẽ có xu hướng nghĩ công ty chủ quản đang bóc lột sức lao động của mình. Họ muốn ông chủ tăng lương, giảm giờ làm; và tốt nhất là được trả công nhiều hơn so với những gì mình đóng góp. Nhưng nếu yêu cầu ấy trở thành sự thực, đó cũng là lúc nhân viên mất đi động lực làm việc. Họ dần lười biếng, thoái thác trách nhiệm và trở thành kẻ ăn bám công ty.
Suy nghĩ đó không bao giờ tồn tại ở các tỷ phú. Ngay từ khi còn trẻ, họ đã làm việc chăm chỉ hơn bất cứ ai và đánh đổi mọi thứ để theo đuổi ước mơ. Bill Gates sẵn sàng bỏ học Harvard vì đứa con tinh thần Microsoft. Jeff Bezos mở lòng nghe nhân viên nói mình là “đồ ngốc” để tư duy thông minh hơn trong công việc.
Với họ, việc đi làm không hưởng lương vào cuối tuần là chuyện rất bình thường. Ngay cả lúc mọi người nghỉ ngơi, họ vẫn làm việc chăm chỉ, thậm chí ngay tại nhà.
Nghiên cứu của ĐH Harvard: Trẻ có 3 đặc điểm này lớn lên KIẾM TIỀN rất siêu, không phải cứ học giỏi là sẽ giàu có
Người có phẩm đức sẽ không hèn, có học thức sẽ không nghèo
Vì sao làm càng nhiều sẽ càng chịu thiệt thòi: Không biết 5 quy tắc ngầm này, bạn vừa hại thân, vừa khiến sự nghiệp xuống dốc!
4 tư duy nhất định phải có để “nằm ngủ cũng kiếm ra tiền”, sớm có tự do tài chính
Lưu Bang và triết lý dùng người đỉnh cao: “nhất nhân thiên hạ trị”, tay trắng làm nên nghiệp lớn
35 tuổi thất nghiệp, không nhà, không xe, quyết tâm 'làm giàu muộn', tôi vỡ lẽ: "Làm công việc không phù hợp như dùng một con dao cùn cắt thịt, tốn sức, tốn thời gian"
Nghịch lý cuộc đời: Cha mẹ “bao bọc” con quá nhiều…vô tình tạo ra những đứa trẻ vô tâm và vô ơn
Tỷ phú giàu nhất lịch sử nước Mỹ dặn con: Muốn giàu phải giấu 1 thứ, chấp nhận 1 điều và tránh kết giao với người có 3 tật xấu này
Không gì là không thể ở Dubai: Xây đại lộ dài 93km có điều hòa chỉ để đi bộ và đạp xe, lấy năng lượng hoạt động từ chính bước chân của người đi đường
Sau 5 năm nghỉ việc, gặp lại đồng nghiệp cũ, tôi nhận ra quy tắc nhói lòng: ‘Đi xe đạp, dù bạn có cố gắng thế nào, cũng không thể đuổi kịp ô tô’
30 năm ‘lăn lộn’ trong giới bất động sản, tôi rút ra 6 từ khóa có thể thay đổi cuộc sống và sự nghiệp của bạn mãi mãi
Triết lý làm giàu của ông trùm đầu cơ từng ‘phá sập’ ngân hàng Anh, kiếm 1 tỷ USD trong 24h: Luôn tìm kiếm cơ hội độc nhất, tạo lợi thế trọn đời bằng 4 cách này
Sinh ra trong nghèo đói không phải lỗi của bạn nhưng chết trong nghèo đói là lỗi của bạn: Địa vị cao hay thấp tùy thuộc sự nỗ lực, suy nghĩ tích cực và có mục tiêu
-
Nghiên cứu của ĐH Harvard: Trẻ có 3 đặc điểm này lớn lên KIẾM TIỀN rất siêu, không phải cứ học giỏi là sẽ giàu có
-
Tôi dặn con: Sau này bố mẹ mất là hết, chẳng phải hương khói giỗ chạp làm gì cả
-
“Đại gia ngầm” số 1 Trung Quốc, sở hữu 3.000 hecta đất ở Hồng Kông, nhưng không hề bán hay cho thuê, làm giàu bằng cách hiến tặng những mảnh nhỏ
-
Bài học từ tư duy triệu phú: Không tham lợi nhuận nhỏ là người nỗ lực nhưng làm được 2 việc này mới đến gần với thành công
-
Người có phẩm đức sẽ không hèn, có học thức sẽ không nghèo
-
Vì sao làm càng nhiều sẽ càng chịu thiệt thòi: Không biết 5 quy tắc ngầm này, bạn vừa hại thân, vừa khiến sự nghiệp xuống dốc!