www.bachkhoakienthuc.com

Bé bị chảy nước dãi nhiều phải làm sao?

30/04/2016 13:44

Bẹ bị chảy nước miêng nhiều có thể liên quan đến bệnh lý ở khoang miệng. Bạn cần lưu ý những vấn đề sau...

Chảy nước dãi bình thường

Chảy nước dãi (chảy nước miếng) là hiện tượng thường thấy ở trẻ trong thời kỳ đầu sơ sinh. Tuy nhiên, sự chảy dãi ở trẻ cũng không phải đều là hiện tượng bình thường, có trường hợp do tính bệnh lý, các bậc cha mẹ nên biết phân biệt.

Nước bọt là do tuyến nước bọt tiết ra. Trẻ từ 3 - 4 tháng tuổi là giai đoạn tuyến nước bọt phát triển và hoàn thiện nên lượng nước bọt tiết ra cũng tăng lên nhưng lúc này chức năng nuốt nước bọt chưa kiện toàn, khoang miệng còn nông, động tác ngậm miệng và nuốt còn chưa phối hợp chặt chẽ nên có hiện tượng chảy dãi.

Từ 6 - 7 tháng trẻ bắt đầu mọc răng, sự kích thích thần kinh trong xoang miệng do mọc răng cũng dẫn đến tăng tiết nước dãi. Thường sau quá trình mọc đủ răng sữa, hịên tượng chảy nước dãi sinh lý này sẽ tự nhiên mất đi.

Tuy nhiên, cần phân biệt nước dãi bệnh lý, có một số trẻ bị viêm niêm mạc miệng hoặc lở loét lưỡi, viêm họng, amidan cũng gây chảy dãi vì khi nuốt nước bọt trẻ bị đau nên ngại nuốt. Loại chảy nước dãi này thường có màu vàng và mùi hôi, phải cho trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa.

Một số trẻ bị di chứng bại não, bệnh Down... cũng có biểu hiện chảy dãi nhiều do phản xạ nuốt nước bọt kém. Tóm lại nếu nước dãi hơi là bệnh lý cần cho trẻ đi khám để xác định nguyên nhân để điều trị kịp thời.

Bé chảy nước dãi nhiều có thể do bệnh lý
Bé chảy nước dãi nhiều có thể do bệnh lý

Chảy nước dãi bệnh lý

Trẻ bị các bệnh ở khoang miệng, ở niêm mạc, như viêm khoang miệng, viêm họng, phần lớn sẽ phát sinh các hiện tượng như mồm miệng hôi thối, đau mồm, đau bụng, không thiết gì ăn uống, phát sốt và nước trong miệng tăng lên, chảy nước dãi nhiều.

Ngoài ra, trẻ đã mắc các bệnh tê liệt thần kinh mặt, tê liệt chèn tủy, di chứng sau khi bị viêm não, cũng có thể có hiện tượng chảy nước dãi nhiều do nuột nước bọt vào trong bụng khó khăn.

Gặp các trường hợp trên, cần phải tìm rõ nguyên nhân bệnh để điều trị kịp thời, nếu để kéo dài gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của trẻ.

Nếu không muốn hại con, ngừng ngay những việc này từ hôm nay
Cho trẻ ăn kẹo, uống nước ngọt có gas, sử dụng smartphone, mắng chửi... là những việc khiến cho trẻ tổn thương cả thể chất lẫn tinh thần những chúng ta lại hay mắc phải...