www.bachkhoakienthuc.com

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi mà bố mẹ nào cũng nên biết

23/04/2016 17:35

Dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của đại não và trí lực của trẻ nhỏ. Thời kỳ trẻ dưới 1 tuổi là thời điểm mấu chốt đặt nền móng tốt nhất cho sức khỏe và trí lực suốt đời về sau này của chúng.

Dinh dưỡng trong vòng 7 tháng trước hoặc sau khi sinh hết sức quan trọng, đặc biệt là 3 tháng cuối cùng trước khi trẻ chào đời, là thời kỳ sinh trưởng và phát triển nhanh nhất của đại não thai nhi. Thời kỳ này trẻ rất cần lượng lớn protein. Nếu thiếu dinh dưỡng, số tế bào não giảm ít đi, sau này sự phát triển của trí lực sẽ bị hạn chế nhiều, thậm chí trở thành đứa trẻ thiểu năng, trí tuệ kém phát triển.

Vậy chúng ta cần phải quan tâm chú ý cung cấp cho trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ ở tuổi sơ sinh những chất dinh dưỡng gì?

Chất dinh dưỡng hết sức cần thiết cho trẻ nhỏ nói chung, đặc biệt là ở độ tuổi sơ sinh gồm có protein, chất béo, hợp chất đường, các loại vitamin, muối vô cơ và nước.

Dưới 1 tuổi là giai đoạn rất quan trọng cần quan t
Dưới 1 tuổi là giai đoạn rất quan trọng cần quan t

Phải coi trọng dinh dưỡng khoa học trong nuôi con.

Dinh dưỡng vốn là vấn đề được tất cả mọi người chúng ta quan tâm, đặc biệt là dinh dưỡng cho trẻ em. Trẻ ở giai đoạn đang sinh trưởng và phát triển, dinh dưỡng của trẻ tốt hay xấu ảnh hưởng trực tiếp nhiều mặt đến cha mẹ chúng cũng như đến cộng đồng xã hội.

Trong xã hội ngày nay, mỗi cặp vợ chồng chỉ có một hoặc hai con, cho nên cha mẹ muốn bằng mọi cách cho con mình được ăn nhiều, ăn tốt những thức ăn giàu chất dinh dưỡng. Đó là điều rất tự nhiên, nhưng điều đáng nêu ra ở đây là có một số cha mẹ quan niệm sai lầm rằng thực phẩm càng quý hiếm đắt tiền bao nhiêu thì giá trị dinh dưỡng của chúng càng cao bấy nhiêu. Họ cứ cố tìm mua những loại thực phẩm như thế về cho con ăn, thậm chí cho trẻ ăn cả những loại thuốc bổ. Nhưng kết quả ngược hẳn với những gì họ mong muốn và còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ.

Vì thế, các bậc cha mẹ cần phải có những hiểu biết toàn diện về chất dinh dưỡng có chứa trong các loại thực phẩm cần thiết cho con em mình qua từng độ tuổi. Thức ăn cần phải chọn lựa một cách khoa học, chú ý phối hợp ăn uống để có đủ chất dinh dưỡng một cách cân đối và hợp lý.

Đặc điểm trong dinh dưỡng của trẻ nhỏ

Các bậc cha mẹ cần chú ý các đặc điểm sau:

1. Trẻ ở thời kỳ còn nhỏ tuổi, cơ quan tiêu hóa còn chưa thành thục, dạ dày và ruột so với người lớn còn non yếu, cơ năng tiêu hóa còn rất kém. Cho nên, các loại thức ăn nướng, chiên, rán, có quá nhiều mỡ hoặc cứng quá, to quá … đều rất không phù hợp với trẻ nhỏ.

Mặt khác, răng của trẻ còn tương đối yếu, khả năng nhai thức ăn còn rất kém, nên thức ăn cho trẻ phải mềm, nhỏ, dễ tiêu hóa, cũng như các loại rau tươi phải thái nhỏ, ninh thật nhừ, nghiền thật nát. Các loại thịt, cá có xương sau khi ninh phải dỡ bỏ xương, các loại đậu, đỗ, vừa có thể ăn ở dạng sữa đậu, đậu phụ, vừa có thể ăn ở dạng tương lạc, tương vừng …

2. Trẻ sơ sinh ở thời kỳ sinh trưởng, các tổ chức trong cơ thể mỗi ngày một phát triển. cho nên ngày nào cũng cần hấp thụ được đầy đủ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn uống mới có thể đáp ứng được nhu cầu của sự sinh trưởng, phát triển này.

Nếu ngay từ thời sơ sinh và ấu thơ mà thiếu dài ngày một loại chất dinh dưỡng nào đó hoặc thiếu nhiệt lượng thì không những ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển mà còn gây nên cho trẻ nhiều bệnh tật. Căn cứ vào đặc điểm này, cần phải cung cấp các chất dinh dưỡng cho trẻ nhiều về số lượng, cao về chất lượng.

Nhưng trong thực tế, không có một loại thực phẩm nào có thể bao hàm đầy đủ toàn bộ các chất dinh dưỡng cho trẻ cả. Cho nên, cần phải tìm mọi cách cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để bổ sung các chất dinh dưỡng khác nhau cho trẻ, có nghĩa phải đa dạng thức ăn. Không nên thiên về một thứ, vì các chất dinh dưỡng được phân bố trong nhiều loại thực phẩm khác nhau.

3. Dung tích dạ dày của trẻ còn bé, mỗi lần ăn chỉ chứa được một lượng nhất định, nhưng nhu cầu và khả năng sinh trưởng thì lại rất nhanh, do đó chúng dễ có cảm giác đói. Để giải quyết vấn đề này, có thể ăn làm nhiều bữa, mỗi bữa ăn một ít.

+ Đối với trẻ vừa mới cai sữa thì mỗi ngày cần ăn tới 5 bữa: 3 bữa chính và 2 bữa điểm tâm.

+ Đối với tre 2-3 tuổi có thể cho ăn giảm đi một bữa điểm tâm. Lượng ăn vào mỗi bữa của trẻ phải được sắp xếp thỏa đáng dựa trên nguyên tắc:

- Bữa chính buổi sáng ăn các thức ăn chất lượng cao.

- Bữa chính buổi trưa ăn no.

- Bữa chính buổi tối ăn ít đi một chút.

Cần chú ý làm thế nào phân phối một cách xác đáng các thức ăn trong ba bữa chính, một bữa điểm tâm cho cân đối hợp với nhu cầu phát triển và phát dục trong ngày của trẻ.

4. Những trẻ nhỏ ăn uống tốt dễ hấp thụ được đủ chất dinh dưỡng tốt, cũng dễ tập thành thói quen ăn uống tốt. Cho nên cha mẹ và thầy cô giáo nhất định phải nghĩ biện pháp làm thế nào cho trẻ ăn uống được tốt, đủ chất. Muốn thực hiện được điểm này thì phải chú ý đến các bữa ăn của trẻ sao cho không được đơn điệu, phương thức chế biến, nấu thức ăn phải làm sao cho thích ứng với đặc điểm của hệ tiêu hóa, đủ chất và thơm ngon.

Ăn uống đa dạng đối với trẻ nhỏ sẽ làm cho các chất dinh dưỡng trong thức ăn phát huy được tác dụng bổ sung hỗ trợ lẫn nhau, phù hợp với những đặc điểm trong dinh dưỡng của trẻ nhỏ.

Do đó, khi chuẩn bị các bữa ăn của trẻ, điều quan trọng nhất là phải dự trữ hàng loạt thức ăn hợp với nhu cầu dinh dưỡng nhưng lại dễ tiêu hóa với trẻ nhỏ.

Thức ăn mỗi ngày của trẻ phải gồm đầy đủ các loại thực phẩm sau:

- Thực phẩm thuộc loại sữa

- Những thực phẩm thuộc loại rau xanh, loại quả, củ, trái cây

- Những thực phẩm thuộc loại lương thực (hoặc ngũ cốc).

- Những thực phẩm thuộc loại đậu - đỗ.

- Những thực phẩm thuộc loại trứng

Nếu không muốn hại con, ngừng ngay những việc này từ hôm nay
Cho trẻ ăn kẹo, uống nước ngọt có gas, sử dụng smartphone, mắng chửi... là những việc khiến cho trẻ tổn thương cả thể chất lẫn tinh thần những chúng ta lại hay mắc phải...