Đời này sống thiện lương, tích phước đức để đời sau con cháu sống trong thiện quả
Phạm Trọng Yêm đã gieo hạt giống lương thiện trong gia tộc, hậu duệ con cháu đời sau của ông không ngừng bồi đắp và kế thừa, mãi cho đến khi nó trở thành một cây đại thụ giữa trời xanh.
Cây đại thụ ấy chở che cho con cháu qua từng đời, từ thời Tống mãi cho đến thời Mạt Thanh, hưng vượng suốt 800 năm.
Phạm Trọng Yêm là một nhà tư tưởng, chính trị gia, quân sự gia, văn học gia nổi tiếng triều đại Bắc Tống. Tác phẩm “Nhạc Dương lầu ký” của ông cho đến ngày nay vẫn được coi là một tác phẩm văn học kinh điển, mang tinh thần “tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc” (Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ).
Ông còn khuyên gián Hoàng đế cải chính lỗi lầm, khi làm quan địa phương đã làm nên những sự tích, tạo phúc cho bách tính muôn dân, những hành động của ông có ảnh hưởng rất lớn đến thế hệ con cháu mai sau. Dưới đây là 4 bí quyết “hưng thịnh, phồn vinh” của gia tộc Phạm Trọng Yêm:Tự lập, là căn bản chỗ đứng của một gia đình.
![]() |
Hình minh họa |
Kinh Dịch có câu: “Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức”, ý tứ rằng: Sự vận chuyển của trời đất rất mạnh (không lúc nào nghỉ), người quân tử cũng theo trời mà tự cường không nghỉ.
Khi còn là một thiếu niên, Phạm Trọng Yêm vì gia cảnh nghèo khó, bần hàn nên thường không được ăn no đủ. Ông dùng hai bò gạo nhỏ để nấu cháo, sau khi cháo đông lại, liền dùng dao cắt thành bốn miếng, mỗi sáng và mỗi tối ăn hai miếng, ăn kèm với dưa muối.
Sau khi trưởng thành, Phạm Trọng Yêm khắc khổ học hành chăm chỉ. Một người bạn học có hoàn cảnh gia đình tốt, rất thân thiết với ông, thấy hoàn cảnh cuộc sống của Phạm Trọng Yêm vô cùng khó khăn bèn xin thêm một phần cơm để chuẩn bị cho ông, ông mặc dù cảm thấy rất cảm kích nhưng lại năm lần bảy lượt từ chối, ông nói rằng bản thân đã quen với việc ăn cháo nhiều năm, nếu bây giờ thay đổi khẩu vị sẽ không quen nữa.
Sống ở đời, bạn sẽ không bao giờ dựa vào sự giúp đỡ của người khác để sống tốt cuộc sống của mình. Nếu bạn muốn thay đổi vận mệnh của mình, bạn nhất định phải nỗ lực hết mình toàn tâm toàn ý thực hiện ước mơ.
Trong “Tăng Quốc Phiên Gia Thư” có một câu nói thế này: “Các bậc anh hùng hào kiệt từ xưa đến nay đều tự lập tự cường, tổ tiên đã dạy rằng, hãy lấy ‘nhát gan và không có sức mạnh’ làm thành xấu hổ.
Bởi vậy, một nam nhi “tự lập, tự cường” nhất định cần phải có bản lĩnh. Chính nhờ “bản lĩnh cứng cỏi” này, vài năm sau đó đã khiến Phạm Trọng Yêm không chỉ phát huy tài năng chính trị “Rung trời chuyển đất”, ông còn là một bậc thầy vĩ đại trong giới văn học nghệ thuật. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh và sự hưng thịnh của gia tộc Phạm Trọng Yêm.
Đọc sách, chính là cội nguồn của gia tộc hưng thịnh
Người xưa chú trọng đến “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Âu Dương Tu từng nói: “Lập thân, hãy lấy học tập làm trên hết, học tập hãy lấy đọc sách làm căn bản”.
Một gia tộc muốn hưng vượng trường tồn cần đọc sách và không ngừng học hỏi. Trong cuốn “Dữ Trung Xá Thư” của Phạm Trọng Yêm gửi người nhà, ông từng nói về vấn đề giáo dục con cháu như sau:
“Đôn đốc con cái học hành, chăm học khổ luyện, không để chúng sống cho qua ngày. Phải để chúng hiểu rằng, chỉ khi học hành mới có được thành tựu, nhân sỹ có tài làm quan mới có thành tựu”.
Huynh trưởng của Phạm Trọng Yên muốn cho con trai mình đi cửa sau, bèn nhờ Phạm Trọng Yêm cho hai con của ông ta được trúng tuyển, nhưng Phạm Trọng Yêm nghiêm khắc từ chối. Ông hy vọng cháu của mình có thể chăm chỉ học hành, dựa vào chân tài thực học của bản thân, như vậy mới không khiến người khác coi thường.
Phạm Trọng Yêm nói: “Canh độc mạc lãn, khởi gia chi bổn; tự chỉ mạc khí, thế gia chư bảo”, ý rằng “Học hành đừng lười biếng, đó là cái gốc dựng nhà. Sách vở đừng bỏ dở, đó là bảo vật của thế gian”. Đồng thời ông coi câu này cũng là gia huấn cho gia tộc mình.
Nhờ sự giáo dục của ông, con cháu nhà họ Phạm đều không dám bỏ bê việc học hành. Hiền tướng danh thần đời nào cũng có, trở thành giai thoại đẹp giữa nhân gian.
Xưa nay hầu hết những người có thành tựu đều thích đọc sách. Đọc một cuốn sách tốt, chúng ta có thể gặt hái được những tri thức mình chưa từng biết, thấu hiểu được những kiến giải khác nhau, và có thể lắng nghe lời dạy dỗ của các bậc trí giả, thánh hiền.
Sách tốt có thể mở mang tầm mắt của con người, giúp họ có thêm động lực tinh thần, giúp tấm lòng con người khoáng đạt hơn, tầm nhìn xa rộng hơn, và trở thành một người có nội tâm phong phú. Như một danh nhân nói rằng:
“Thế gian mấy trăm năm các gia tộc cổ lão còn tồn tại đều không ngoài việc tích đức, và việc hay nhất trong thiên hạ thì vẫn là việc đọc sách”.
Thanh đạm và tiết kiệm, là “căn bản” của gia đình bất bại
Vào năm Thiên Thánh thứ 5 (1027), Phạm Trọng Yêm làm tang lễ cho mẹ và sống trong Dinh thự Ứng Thiên. Sau đó, ông được mời về nhậm chức tại Ứng Thiên thư viện.
Phạm Trọng Yêm đã từng sử dụng tiền lương của chính mình để hỗ trợ các học giả tứ phương, nhưng ông và con trai ông lại phải thay phiên nhau mặc đẹp để ra ngoài, Phạm Trọng Yêm vẫn luôn giữ được sự bình tĩnh.
Khi ông nhớ lại cuộc đời hào hùng của mình vào những năm tháng sau này, ông đã từng để lại một câu: “Lão nhân gia đã từng trải qua rất nhiều trắc trở, sóng gió trong đời, nhưng có thể chịu đựng nghèo khổ, nên có thể tránh khỏi tai họa”.
Ngoài Phạm Trọng Yêm trong dòng họ Phạm ra, nổi tiếng nhất phải kể đến Phạm Thuần Nhân. Trong “Tống Sử” đã đánh giá cao Phạm Thuần Nhân: “Nhân từ, nhân hậu, giản dị, không kết giao với người có nhục dục và có tai tiếng. Từ thường dân đến thừa tướng, trung thực và tiết kiệm,…”
Do đó, Phạm Thuần Nhân được người đời đặt cho cái tên là “Thủ tướng thường dân”, bởi thủ tướng là vị trí của ông, có phong cách sống thanh đạm, sạch sẽ và liêm khiết. Và tất cả những điều này đều bắt nguồn từ việc giáo dục, dạy dỗ nghiêm khắc của Phạm Trọng Yêm. Phạm Thuần Nhân đã từng có thể nghiệm sâu sắc rằng: “Chỉ có tiết kiệm mới có thể nuôi dưỡng được sự chính trực, chỉ có khoan dung, tha thứ mới có thể dưỡng đức”.
Từ bao đời nay, hào nhoáng, xa hoa vốn là thiên tính của người trẻ. Khi Phạm Thuần Nhân kết hôn, ông và vợ đã lên kế hoạch trang trí phòng tân hôn bằng lụa gấm. Khi Phạm Trọng Yêm biết chuyện đã lập tức gọi Phạm Thuần Nhân đến: “Gia đình chúng ta trước giờ lấy tiết kiệm và thanh đạm làm đầu, không thể phá giới luật của gia đình,… Không thể xem nhẹ tiền bạc, phải làm việc vất vả mới kiếm được, không được xa xỉ, nghèo khó chính là bắt đầu từ xa hoa”.
Một người, nếu như thời thiếu niên đã thích tham lam hưởng lạc, thì gia tài có nhiều đến đâu, thì cuối cùng sẽ “mỏ vàng cũng cạn”.
Một gia tộc, nếu toàn bộ thành viên đều xa hoa lãng phí, không biết tiết kiệm, thì mầm mống tai họa cũng liền kề.
Hành thiện, chính là linh hồn của một gia tộc lớn mạnh
Phạm Trọng Yêm thời nhỏ từng tìm một vị thầy bói để hỏi về sự nghiệp của mình. Khi gặp mặt, ông hỏi rằng: “Ông xem giúp cháu, liệu cháu có thể làm tể tướng không?”
Thầy bói giật nảy mình, nói với Phạm Trọng Yêm: “Thằng bé này tuổi thì nhỏ, mà sao khẩu khí lớn vậy?” Phạm Trọng Yêm ngại ngùng nói: “Thế ngài xem cháu có thể làm thầy thuốc được không?”
Thầy bói có đôi chút nghi hoặc hỏi: “Sao hai điều này lại chênh lệch quá như vậy?”. Phạm Trọng Yêm đáp: “Bởi vì chỉ có lương y mới có thể cứu người”. Hóa ra chí hướng của Phạm Trọng Yêm là cứu người, làm tể tướng hay làm lương y đều là vì người khác, chỉ có điều làm tể tướng thì có thể vì người khác nhiều hơn.
Thầy bói nghe xong, bèn nói với Phạm Trọng Yêm: “Cháu có một trái tim lương thiện như vậy, sau này nhất định có thể làm tể tướng”. Quả nhiên sau này Phạm Trọng Yêm đã làm tể tướng.
Phạm Trọng Yêm cứu tế học trò, giảm nô dịch, xây dựng nghĩa điền, hành thiện ân trạch khắp thiên hạ. Trong cuốn “Nghĩa Điền Ký” của Tiền Công Phụ có một đoạn ghi chép như sau:
Phạm Trọng Yêm bỏ ra rất nhiều tiền mua mấy ngàn mẫu ruộng tốt. Ông không dùng ruộng đất để làm giàu, mà ngược lại mang tất cả ruộng đất đó coi là ruộng công ích, để bách tính khỏi phải chịu nỗi khổ đói khát, cơ hàn, nhưng không cấp ruộng cho những người làm quan.
Con cháu đời sau kế thừa lòng thiện tâm của ông, do vậy nghĩa cử của ông được kéo dài thêm vài trăm năm. Sau này do thời chiến loạn, ruộng công ích từng bị huỷ mất. Hai anh em Phạm Lương Khí, Phạm Chi Nhu, cháu đời thứ 5 của Phạm Trọng Yêm, lại tiếp tục cống hiến toàn bộ gia sản của mình để ruộng công ích được khôi phục trở lại.
Có câu: Mọi tai họa hay phúc báo đều quyết định bởi tâm con người, làm điều thiện thì tích phúc báo, làm điều ác thì gánh phải tai họa.
Phạm Trọng Yêm đã gieo hạt giống lương thiện trong gia tộc. Con cháu đời sau của ông không ngừng bồi đắp, mãi cho đến khi nó trở thành một cây đại thụ giữa trời xanh. Cây đại thụ ấy chở che cho con cháu đời đời, từ thời Tống mãi cho đến thời Mạt Thanh, hưng vượng suốt 800 năm.

Nghiên cứu của ĐH Harvard: Trẻ có 3 đặc điểm này lớn lên KIẾM TIỀN rất siêu, không phải cứ học giỏi là sẽ giàu có
Người có phẩm đức sẽ không hèn, có học thức sẽ không nghèo
Vì sao làm càng nhiều sẽ càng chịu thiệt thòi: Không biết 5 quy tắc ngầm này, bạn vừa hại thân, vừa khiến sự nghiệp xuống dốc!
4 tư duy nhất định phải có để “nằm ngủ cũng kiếm ra tiền”, sớm có tự do tài chính
Lưu Bang và triết lý dùng người đỉnh cao: “nhất nhân thiên hạ trị”, tay trắng làm nên nghiệp lớn
35 tuổi thất nghiệp, không nhà, không xe, quyết tâm 'làm giàu muộn', tôi vỡ lẽ: "Làm công việc không phù hợp như dùng một con dao cùn cắt thịt, tốn sức, tốn thời gian"
Nghịch lý cuộc đời: Cha mẹ “bao bọc” con quá nhiều…vô tình tạo ra những đứa trẻ vô tâm và vô ơn
Tỷ phú giàu nhất lịch sử nước Mỹ dặn con: Muốn giàu phải giấu 1 thứ, chấp nhận 1 điều và tránh kết giao với người có 3 tật xấu này
Không gì là không thể ở Dubai: Xây đại lộ dài 93km có điều hòa chỉ để đi bộ và đạp xe, lấy năng lượng hoạt động từ chính bước chân của người đi đường
Sau 5 năm nghỉ việc, gặp lại đồng nghiệp cũ, tôi nhận ra quy tắc nhói lòng: ‘Đi xe đạp, dù bạn có cố gắng thế nào, cũng không thể đuổi kịp ô tô’
30 năm ‘lăn lộn’ trong giới bất động sản, tôi rút ra 6 từ khóa có thể thay đổi cuộc sống và sự nghiệp của bạn mãi mãi
Triết lý làm giàu của ông trùm đầu cơ từng ‘phá sập’ ngân hàng Anh, kiếm 1 tỷ USD trong 24h: Luôn tìm kiếm cơ hội độc nhất, tạo lợi thế trọn đời bằng 4 cách này
Sinh ra trong nghèo đói không phải lỗi của bạn nhưng chết trong nghèo đói là lỗi của bạn: Địa vị cao hay thấp tùy thuộc sự nỗ lực, suy nghĩ tích cực và có mục tiêu
-
Nghiên cứu của ĐH Harvard: Trẻ có 3 đặc điểm này lớn lên KIẾM TIỀN rất siêu, không phải cứ học giỏi là sẽ giàu có
-
Tôi dặn con: Sau này bố mẹ mất là hết, chẳng phải hương khói giỗ chạp làm gì cả
-
“Đại gia ngầm” số 1 Trung Quốc, sở hữu 3.000 hecta đất ở Hồng Kông, nhưng không hề bán hay cho thuê, làm giàu bằng cách hiến tặng những mảnh nhỏ
-
Bài học từ tư duy triệu phú: Không tham lợi nhuận nhỏ là người nỗ lực nhưng làm được 2 việc này mới đến gần với thành công
-
Người có phẩm đức sẽ không hèn, có học thức sẽ không nghèo
-
Vì sao làm càng nhiều sẽ càng chịu thiệt thòi: Không biết 5 quy tắc ngầm này, bạn vừa hại thân, vừa khiến sự nghiệp xuống dốc!