www.bachkhoakienthuc.com

Khi nào cai sữa cho bé, cách cai sữa hiệu quả nhất

23/04/2016 08:39

Khi bé đến một độ tuổi nhất định, bạn phải cai sữa cho trẻ. Cai sữa là một công việc không đơn giản, tuy nhiên nếu biết cách, bạn hoàn toàn có thể cai sữa hiệu quả...

Thời điểm nào thì nên cai sữa cho bé?

Với sự tăng trưởng về tháng tuổi – khả năng tiêu hóa nhai và nuốt của trẻ cũng không ngừng được tăng trưởng, nhu cầu về chất dinh dưỡng cũng dần dần tăng lên. Do đó, đối với chất lượng và số lượng thức ăn cũng luôn luôn có những yêu cầu mới.

Lúc đó, chỉ dựa vào dinh dưỡng bằng sữa mẹ là không đủ, cần phải bổ sung thêm vào khẩu phần ăn cho trẻ những chất dinh dưỡng từ thực phẩm bên ngoài.

Thời kỳ cai sữa có thể bắt đầu từ 1 tuổi, chậm nhất không quá 1 tuổi rưỡi. Trong thời kỳ này, trẻ được cung cấp các thức ăn đầy đủ và giàu các chất dinh dưỡng, vệ sinh, dễ tiêu hóa thì chúng sẽ lớn nhanh và khỏe mạnh. Ngược lại, nếu không ăn dủ các thức ăn cần thiết, hợp lý thì sẽ rất bất lợi đối với sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ, trẻ sẽ chậm lớn, hạn chế sự phát triển về thể lực và trí tuệ, dễ mắc chứng bệnh suy dinh dưỡng cũng như các bệnh truyền nhiễm khác.

Cai sữa vẫn phải bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng cho bé
Cai sữa vẫn phải bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng cho bé

1. Phải cai sữa từ từ, từng bước

Cai sữa là một hình thức quá độ, là dùng những thức ăn không pjải sữa mẹ, cung cấp các thức ăn từ thể lỏng, dần tiến tới thể đặc để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ nhỏ, cho đến khi hoàn toàn thay thế, không dùng đến sữa mẹ nữa.

Trước hết, dùng những thức ăn từ nguồn thực phẩm tự nhiên để thay thế một phần sữa mẹ, sau đó tiến dần đến thay thế toàn bộ sữa mẹ bằng bột rồi đến cơm.

Quá trình cai sữa cho trẻ cần tiến hành từng bước:

- Khi trẻ được 4 tháng tuổi: có thể cho ăn kèm thêm một ít bột dinh dưỡng, nước cháo gạo.

- Khi trẻ được 5 tháng tuổi: ăn thêm một ít lòng đỏ trứng cháo gạo, rau nấu, tất cả đều nghiền nát.

- Khi trẻ được 8 tháng tuổi: có thể giảm bớt bú sữa mẹ một lần trong ngày để thay bằng thức ăn đủ chất dinh dưỡng, như trứng chín nghiền nát, gan chín nghiền nát, các chín nghiền nát, sau đó có thể giảm bớt lần cho con bú sữa mẹ mà thay thế bằng các thức ăn.

- Khi trẻ được khoảng 12 tháng đến 18 tháng tuổi: cai sữa hẳn, không cho bú mẹ nữa.

Chậm nhất không nên để quá một tuổi nữa mới cai sữa. Khi trẻ nhỏ đủ 1 tuổi là có thể cho ăn cơm nghiền nát, rau nghiền nát, các thức ăn bằng hạt nhỏ. Như vậy vừa đảm bảo đủ chất dinh dưỡng mà cơ thể trẻ nhỏ tương đối dễ thích ứng.

2. Phải căn cứ vào nhu cầu phát triển, lớn lên của trẻ nhỏ để chọn cho chúng ăn các thực phẩm phù hợp.

Thời kỳ cai sữa, bộ máy tiêu hóa của trẻ còn non nớt. Do đó, các thức ăn đồ uống cho trẻ phải từ ít đến nhiều, phải chuyển dần từ loại thức ăn lỏng + nửa lỏng tiến tới đặc dần, mỗi lần chỉ tăng thêm một thứ thức ăn. Sau khi trẻ thích ứng rồi mới tiếp tục cho thêm thứ khác.

Cách chế biến thức ăn phải nhừ, mềm để dễ hấp thụ và dễ tiêu hóa.

Ví dụ:

- Lòng đỏ trứng gà luộc chín xong phải nghiền nát, khuấy trộn đều với nước cơm hoặc cháo loãng.

- Rau xanh phải thái thật nhỏ, nấu chín nhừ. Còn có thể cho trẻ nhỏ ăn một số thức ăn giúp cho bộ máy tiêu hóa và công năng tiêu hóa phát triển tốt.

- Trẻ nhỏ từ 6 – 7 tháng: có thể cho ăn bánh bao thái lát mỏng, bánh mì hấp, bánh quy bơ để giúp cho răng lợi trẻ phát triển và mọc răng, rèn luyện khả năng nhai của trẻ.

Ngoài ra, cần chú ý bổ sung thêm một số chất dinh dưỡng cần thiết như thịt ninh nhừ nghiền nát, gan chín nghiền nát, đậu phụ, tủy xương, có thể bổ sung thêm các loại thức ăn cung cấp các chất prôtêin, vitamin B2, canxi, kẽm, sắt, bổ sung thêm chất vitamin C từ rau xanh nghiền, quả nghiền lọc lấy nước. Trong việc chế biếncần tận sức nấu nhừ, loãng hoặc giữ được hương vị tự nhiên của thực phẩm cho trẻ dễ ăn.

3. Luyện cho trẻ có thói quen ăn tốt.

Sự hình thành vỏ tủy thần kinh của trẻ nhỏ chưa được hoàn toàn, dễ hưng phấn. Khi ăn cơm, nếu bị nhân tố ngoại cảnh quấy nhiễu, sẽ ngừng ăn ngay để chuyển sang các hoạt động khác. Do đó, đối với những trẻ nhỏ vừa mới cai sữa, khi cho ăn, hoàn cảnh cho ăn phải yên tĩnh, sạch sẽ, gọn gàng làm cho trẻ cảm thấy thích thú ăn, sức chú ý tập trung vào ăn, ăn xong bữa đúng thời gian.

Có những trường hợp: ông bố, bà mẹ sợ con mình không chịu ăn, liền dùng đồ chơi hoặc nói chuyện và dỗ dành trẻ ăn. Làm như vậy không thể tập thành thói quen ăn uống tốt cho trẻ, trái lại, sẽ làm ảnh hưởng đến sự tiêu hóa và hấp thụ của trẻ nhỏ.

Cùng với hiện tượng mọc răng ngày càng nhiều, có thể cho trẻ nhỏ ăn thêm dần một số chủng loại thức ăn mới. Mặt khác, cũng có thể bồi dưỡng cho trẻ nhỏ tâm lý độc lập, không phụ thuộc vào người mẹ trong ăn uống cũng như tạo thành những thói quen ăn uống tốt.

Nếu không muốn hại con, ngừng ngay những việc này từ hôm nay
Cho trẻ ăn kẹo, uống nước ngọt có gas, sử dụng smartphone, mắng chửi... là những việc khiến cho trẻ tổn thương cả thể chất lẫn tinh thần những chúng ta lại hay mắc phải...