www.bachkhoakienthuc.com

Mang thai tháng đầu tiên

22/08/2016 17:01

Làm sao biết có thai, mang bầu tháng đầu tiên có biểu hiện gì, mẹ bầu cần lưu ý những gì trong tháng đầu mang thai...

Nếu giao hợp không dùng bất kỳ biện pháp tránh thai nào mà tinh trùng gặp trứng thì bạn sẽ thụ thai. Nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y, em bé sẽ là con trai; nếu mang nhiễm sắc thể X, em bé sẽ là con gái...

Dùng que thử thai nhanh để biết bạn có thụ thai ha
Dùng que thử thai nhanh để biết bạn có thụ thai hay không

Làm sao để mang thai?

Trước khi em bé của bạn thật sự phát triển, bạn hãy tìm hiểu các giai đoạn, bắt đầu là sự thụ thai.

Tuần trước, sự gia tăng lượng hormon estrogen và progesterone trong máu kích thích lớp niêm mạc tử cung dày lên, chuẩn bị để nuôi dưỡng trứng được thụ tinh. Lúc này, trứng trong buồng trứng cũng đang chín dần trong các túi chứa dịch, gọi là nang.

Đầu tuần này (thường là ngày 14 đối với một chu kỳ 28 ngày), một trứng sẽ chui ra khỏi nang và di chuyển ra khỏi buồng trứng để vào ống dẫn trứng.

Trong vòng 12 đến 24 giờ tiếp theo, trứng sẽ được thụ tinh nếu một trong 250 triệu tinh trùng (lượng trung bình) của chồng bạn bơi ngược theo âm đạo đến cổ tử cung, đi qua tử cung đến ống dẫn trứng và thâm nhập vào trứng. Chỉ khoảng 400 tinh trùng sống sót sau khi vượt qua "cuộc hành trình" đến trứng dài 10 tiếng đồng hồ đầy cam go, và chỉ có một chú tinh trùng "khỏe mạnh" nhất chui được vào trong trứng.

Hơn 10 đến 30 giờ sau đó, nhân của tinh trùng sẽ kết hợp với nhân của trứng để tích hợp thông tin di truyền. Nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y, em bé sẽ là con trai; nếu mang nhiễm sắc thể X, em bé sẽ là con gái.

Dấu hiệu nhận biết bạn mang thai

1. Ngực đau, nhức

Đây là một triệu chứng mang thai khá phổ biến. Theo các chuyên gia sản khoa, tế bào ngực rất nhạy cảm với những thay đồi về hóc-môn bên trong cơ thể. Khi lượng hóc-môn progesterone và hCG bắt đầu gia tăng sau khi trứng được thụ thai, chúng sẽ kích thích máu lưu thông nhiều hơn, khiến ngực bị sưng phồng và có cảm giác nặng nề hơn bình thường.2. Chứng vọp bẻ (hay còn gọi là chứng chuột rút)Bạn sẽ cảm nhận được những cơn đau do bị vọp bẻ giống như lúc có kinh, nhưng dấu hiệu mang thai này bắt nguồn từ tình trạng trứng bắt đầu gắn chặt vào thành tử cung. Lúc này, tử cung có thể bị kéo căng một chút, gây ra các cơn đau để chuẩn bị cho quá trình giãn nở rộng ra trong suốt chín tháng mang thai.

3. Xuất hiện các vết máu

Rất nhiều người nhầm lẫn tình trạng xuất huyết ở thời điểm này là chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Theo thống kê, có tới 25% thai phụ bị xuất huyết nhẹ trong giai đoạn trứng bắt đầu làm tổ. Nếu nhận thấy hiện tượng xuất huyết ngắn, ít và khác hẳn so với bình thường, bạn nên nghĩ đến việc đã đậu thai.

4. Mệt mỏi

Cảm giác mệt mỏi được xem là một trong những dấu hiệu có thai sớm nhất. Bạn sẽ muốn chợp mắt một tý dù đang ngồi trong phòng làm việc, hoặc không còn sức để tập luyện thể thao như bình thường… Tình trạng này sẽ xảy ra trong vòng 2 tuần đầu tiên kể từ thời điểm thụ thai - khi mà em bé bắt đầu sử dụng nguồn năng lượng của bạn, dẫn đến việc kho năng lượng dự trữ trong cơ thể suy giảm nhanh chóng.

5. Đầu vú thâm quầng

Các hóc-môn mà cơ thể tiết ra khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các tế bào biểu bì tạo hắc tố xung quanh đầu vú làm cho vùng da ở nơi này sẫm màu dần đi. Tuy nhiên, phải đến tuần thứ 10 của thai kỳ trở đi, bạn mới thấy rõ được sự khác biệt về màu sắc của vùng da quanh đầu vú.6. Buồn nônKhoảng 85% phụ nữ mang thai đều gặp phải tình trạng buồn nôn vào buổi sáng trong vài tuần đầu tiên của thai kỳ. Đây cũng được xem là một triệu chứng sớm để khẳng định khả năng đậu thai. Nếu cảm giác nôn nao xuất hiện bất ngờ và hoàn toàn không liên quan đến các vấn đề về tiêu hóa, bạn nên nghĩ ngay đến việc đã có “tin vui”.

7. Đầy hơi

Sự tụt giảm của hóc-môn progesterone trong giai đoạn vừa cấn thai sẽ làm trì trệ hệ thống tiêu hóa, khiến bao tử bị đầy hơi nhiều hơn bình thường (tương tự như tình trạng đầy hơi xảy ra trong giai đoạn hành kinh). Nếu triệu chứng khó chịu này không chấm dứt và bạn vẫn chưa tới ngày có kinh nguyệt, hãy kiểm tra ngay khả năng có thai bằng que thử.8. Đi tiểu nhiều hơnTình trạng này bắt buồn từ việc thận bắt đầu phải hoạt động vất vả hơn trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Càng về sau, khi tử cung càng lớn thì bàng quang bị chèn ép nhiều nên bạn càng phải đi tiểu thường xuyên hơn.9. Thèm ănCơ thể của bạn cần được cung cấp thêm nhiều carbonhydrate, vì chúng dễ chuyển hóa nên sẽ cung cấp kịp thời nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng cho cả mẹ lẫn em bé.

10. Đau đầu

Sự gia tăng lượng máu lưu thông trong cơ thể sẽ khiến bạn thường xuyên bị đau đầu với mức độ nhẹ trong những tuần đầu tiên sau khi trứng đã được thụ tinh. Đây cũng là một dấu hiệu cho thấy cơ thể đang tự điều chỉnh để thích nghi với sự tăng vọt của lượng hóc-môn đang được tiết ra.

11. Choáng váng

Vì lượng hóc-môn hCG tăng cao nên bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi. Các triệu chứng khác như táo bón, đau nhức ngực, đầy hơi hay đau đầu cũng đủ làm bạn kiệt sức trước khi bước vào thời kỳ ốm nghén.

Cách đo nhiệt độ cơ thể để tính toán thời điểm rụng trứng và thụ thai

Đo nhiệt độ cơ thể (nhiệt độ ở miệng vào lúc sáng sớm khi bạn vừa thức giấc) vẫn được dùng để tính toán thời điểm trứng rụng. Thông thường, mức nhiệt độ của cơ thể sẽ tăng nhẹ từ 0,5 độ C trở lên khi trứng rụng và sẽ duy trì mức nhiệt độ này cho đến ngày bạn có “nguyệt san” thì mới giảm xuống mức bình thường. Vì vậy, nếu lập biểu đồ nhiệt độ và thấy rằng chúng không giảm trong suốt hai tuần thì rất có khả năng bạn đã có thai.

Mang thai tuần thứ 2, thứ 3

Thời điểm này có rất nhiều diễn biến đang xảy ra trong tử cung của bạn:

Bé con của bạn chỉ đang là một "quả bóng nhỏ" gồm hàng trăm tế bào được nhân lên với tốc độ chóng mặt. Khi các khối tế bào (gọi là phôi nang) "cư trú" trong tử cung của bạn, một phần của nó sẽ phát triển thành nhau thai, một phần bắt đầu sản sinh các hormon thai kỳ HCG ra hiệu cho buồng trứng ngừng phóng thích noãn (trứng) và tăng lượng hormon estrogen, progesterone (ngăn lớp nội mạc tử cung bong ra và kích thích sự phát triển của nhau thai).

HCG là hormone giúp xác định liệu bạn có em bé hay không. (Nếu thử thai vào cuối tuần này, bạn sẽ thấy kết quả dương tính. Còn khi kết qua que thử thai của bạn âm tính và 2 hoặc 3 ngày rồi bạn vẫn chưa có kinh nguyệt, hãy thử lại sau)

Trong khi đó, nước ối bắt đầu bao quanh khối tế bào trong một cái khoang sẽ trở thành túi ối. Chất lỏng này sẽ bảo vệ, nâng đỡ em bé của bạn trong những tháng tiếp theo của thai kì.

Và bây giờ, phôi nang nhỏ bắt đầu nhận được oxy và chất dinh dưỡng (và đào thải các chất cặn bã) thông qua hệ tuần hoàn sơ khai tạo nên bởi những mao mạch li ti kết nối em bé đang phát triển của bạn với các mạch máu trong thành tử cung.

Nhau thai sẽ không ngừng phát triển hoàn thiện để đảm nhận nhiệm vụ này cho đến cuối tuần tới.

Niêm mạc tử cung: phôi nang đã bắt đầu "làm tổ" ở trên lớp niêm mạc tử cung giàu máu và dinh dưỡng.

Phôi nang: hiện giờ em bé của bạn chỉ là một khối gồm hàng trăm tế bào đang nhân lên với tốc độ chóng mặt. Khối tế bào này gọi là phôi nang.

Túi noãn hoàng: phần khoang này sẽ sớm trở thành túi noãn hoàng. Bộ phận này có chức năng sản sinh tế bào hồng cầu và vận chuyển các chất dinh dưỡng cho đến khi nhau thai phát triển hoàn thiện để tiếp nhận nhiệm vụ này.

Phôi thai: các tế bào trở thành phôi thai đang tự sắp xếp thành 2 lớp có dạng dẹt mỏng.

Túi ối: nước ối đang bắt đầu tích tụ đầy trong khoang ối và sẽ sớm bao quanh phôi thai để trở thành túi ối.

Các tế bào nhau thai: các tế bào này sẽ tạo thành nhau thai. Hiện giờ nó đang tiết ra hormon HCG để khiến que thử thai báo 2 vạch.

Âm đạo: bạn có thể để ý rằng có chút máu đỏ/hồng nhạt ở "quần nhỏ" vào cuối tuần. Hiện tượng này là do phôi nang đang "làm tổ" ở niêm mạc tử cung giàu máu đỏ và dinh dưỡng khiến vài mảnh bị bong ra.

Lưu ý: Mỗi đứa trẻ đều có sự phát triển khác nhau, ngay cả khi còn trong bụng mẹ. Thông tin chúng tôi đưa ra chỉ để bạn có khái niệm tổng quát về sự phát triển của trẻ.

Những biến đổi trong cuộc sống mẹ bầu khi mang thai tháng thứ nhất.

Một "cuộc gặp gỡ" kì diệu đang diễn ra bên trong bạn - một chú tinh trùng "khỏe mạnh" nhất đã phá vỡ lớp màng cứng của trứng, chui vào trong và xảy ra sự thụ tinh.

Vài ngày sau khi thụ thai, trứng đã thụ tinh "làm tổ" trên niêm mạc tử cung của bạn và bắt đầu phát triển. Một em bé đang lớn dần lên!

Bạn có thể không biết bạn đang mang thai, nhưng bạn sẽ thấy bị ra một chút máu. Hiện tượng này được gọi là "dấu vết cấy ghép" có thể là do trứng "đào hang" vào lớp niêm mạc (mà lớp niêm mạc này đã được tăng dung tích máu) khiến một vài mảnh bị bong ra (quá trình này bắt đầu 6 ngày sau khi thụ tinh vào tuần trước).

Tuy nhiên, đôi khi vết máu có thể rất nhạt và chỉ có số ít thai phụ thấy hiện tượng này.

Trong suốt cuộc hành trình khoảng 3, 4 ngày từ ống dẫn trứng đến tử cung, trứng được thụ tinh (gọi là hợp tử) sẽ phân chia thành 16 tế bào giống nhau.

Một khi đã vào được tử cung, hợp tử sẽ được gọi là Morula. Một, hai ngày sau, nó bắt đầu làm tổ trong niêm mạc tử cung đồng thời vẫn tiếp tục phát triển và biến đổi với tốc độ chóng mặt.

Vào thời điểm này, bé con của bạn vẫn chỉ là một "quả bóng" tế bào mà các nhà khoa học gọi là phôi nang. Khối tế bào nội bì sẽ trở thành phôi thai, khoang chứa chất lỏng bao quanh sẽ trở thành túi ối, và khối tế bào ngoại bì sẽ trở thành nhau thai - một bộ phận dẹt hình đĩa cung cấp oxy và chất dinh dưỡng duy trì sự sống cho thai nhi và đào thải các chất cặn bã.

Tinh trùng: Một trong trung bình 250 triệu tinh trùng được phóng ra thụ tinh được với trứng.

Trứng: Một khi tinh trùng "phá bỏ" lớp màng để thâm nhập vào trứng, thông tin di truyền (gen) sẽ được kết hợp, tạo thành một tế bào mới mà chúng sẽ sớm sẽ không ngừng phân chia với tốc độ chóng mặt.

Ống dẫn trứng: Các tinh trùng phải bơi ngược từ âm đạo đến cổ tử cung và đi vào ống dẫn trứng để thụ tinh.

Buồng trứng: Một trứng chui ra khỏi nang trong buồng trứng và di chuyển vào ống dẫn trứng.

Lưu ý: Mỗi đứa trẻ đều có sự phát triển khác nhau, ngay cả khi còn trong bụng mẹ. Thông tin chúng tôi đưa ra chỉ để bạn có khái niệm tổng quát về sự phát triển của trẻ.

Mang thai tháng thứ 1
Mang thai tháng thứ 1

Mang thai tuần thứ 4

Tuần này sẽ đánh dấu sự khởi đầu của phôi thai. Từ giờ cho đến tuần thứ 10, tất cả các bộ phận của bé sẽ phát triển và thậm chí một số còn đi vào thực hiện chức năng. Do đó, đây là thời điểm thai nhi "mong manh, nhạy cảm" nhất với bất kì tác nhân bên ngoài nào.

Lúc này, em bé của bạn chỉ là một phôi thai có kích cỡ bằng một hạt hoa anh túc, bao gồm hai lớp tế bào: nội bì và ngoại bì - nơi sẽ hình thành nên tất cả các cơ quan cơ thể bé.

Nhau thai nguyên thủy cũng được tạo thành hai lớp vào thời điểm này. Các tế bào của nó đang "đào hang" trên niêm mạc tử cung, tạo ra các khoang trống cho máu lưu thông. Nhờ đó, oxy và các dưỡng chất có thể được cung cấp qua nhau thai để nuôi lớn phôi thai khi nó bắt đầu thực hiện các chức năng vào cuối tuần này.

Ngoài ra còn có túi ối - đây sẽ là nơi bao bọc, nuôi dưỡng thai nhi phát triển ; còn túi noãn hoàng sẽ sản xuất tế bào hồng cầu và vận chuyển các dưỡng chất cho đến khi nhau thai đã hoàn thiện và sẵn sàng tiếp nhận nhiệm vụ này.

Túi noãn hoàng: túi noãn hoàng sản sinh các tế hồng cầu và vận chuyển các chất dinh dưỡng cho đến khi nhau thai phát triển hoàn thiện để tiếp nhận nhiệm vụ này.

Phôi thai: các bộ phận của thai nhi đều được phát triển từ 2 lớp tế bào tạo nên phôi thai là: nội bì và ngoại bì.

Túi ối: vào tuần sau, khoang ối sẽ bao bọc phôi thai và trở thành nơi nuôi dưỡng nó trong suốt thai kì.

Nhau thai nguyên thủy (sơ khai): các tế bào của nhau thai nguyên thủy sẽ "đào hang" vào niêm mạc tử cung , tạo nên các khoang trống cho máu lưu thông và vận chuyển oxy cùng các chất dinh dưỡng nuôi thai nhi vào cuối tuần này.

Những biến đổi trong cuộc sống của mẹ bầu khi mang thai tháng thứ nhất.

Trong tuần này, bạn có thể kiểm tra lại liệu bạn có thật sự mang thai không. Để có kết quả chính xác nhất, hãy chờ đến cuối tuần này rồi mới thực hiện thử thai. (Bạn có thể thử ngay nếu muốn nhưng tốt nhất nên đợi sau khi đã trễ kì kinh dự kiến một tuần).

Nếu kết quả là dương tính (2 vạch), bạn hãy đến bệnh viện và sắp xếp lịch khám thai. Phần lớn bạn sẽ không cần gặp bác sĩ cho đến tuần thứ 8, trừ khi bạn có điều kiện thời gian, có vấn đề với lần mang thai trước, hoặc có các triệu chứng bất thường.

Bạn hãy hỏi bác sĩ về độ an toàn của các loại thuốc bạn đang sử dụng bao gồm cả thuốc tự mua hoặc kê theo đơn. Hãy đảm bảo rằng bạn luôn chia sẻ về bất kì vấn đề nào mà bạn đang lo lắng.

Bạn nên bắt bắt đầu uống vitamin tổng hợp có chứa ít nhất 400 microgram (mcg) axit folic. Một khi bạn đang mang thai, bạn sẽ cần nhiều hơn là khoảng 600 mcg mỗi ngày – sau đó chuyển sang các loại vitamin dành cho bà bầu.

Sáu tuần tới là thời điểm rất quan trọng với quá trình phát triển của thai nhi. Nhau thai và dây rốn sơ khai đã sẵn sàng thực hiện chức năng cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho em bé của bạn. Thông qua nhau thai, con bạn được hấp thu hết những thức ăn bạn đưa vào cơ thể nên phải đảm bảo đó là những thứ tốt cho cả mẹ và con.

Còn nếu kết quả thử thai là âm tính (1 vạch), bạn hãy tiếp tục thử thai vào tuần thứ năm nếu vẫn không thấy có kinh nguyệt. Nhiều xét nghiệm nước tiểu không đủ "nhạy" để phát hiện bạn đang mang thai 4 tuần.

Nếu bạn đã cố gắng để thụ thai mà không thành công trong một năm hoặc nhiều hơn (hoặc sáu tháng nếu bạn trên 35 tuổi), hãy gặp bác sĩ sản khoa để kiểm tra sức khỏe của bạn và chồng để phát hiện các vấn đề về khả năng sinh sản. Nếu kết quả vẫn không khả quan, hãy tìm ra nguyên nhân càng sớm càng tốt để bắt đầu điều trị.

Những biến đổi trong cuộc sống mẹ bầu khi mang thai tháng thứ nhất.

Kỳ kinh cuối của bạn bắt đầu cách đây từ 12 đến 16 ngày, vì vậy có khả năng bạn đang hoặc sắp rụng trứng. Các bác sĩ sẽ tính ngày dự sinh cho bạn (và cả tính tuổi của thai nhi) bắt đầu từ ngày đầu tiên của kì kinh cuối.

Thai kì kéo dài khoảng 38 tuần kể từ khi thụ thai nhưng khó tính được chính xác thời điểm trứng và tinh trùng kết hợp với nhau. Do đó, bác sĩ thường đơn giản tính 40 tuần của thai kì bắt đầu từ ngày thứ nhất của kì kinh cuối. Đó là lí do vì sao bạn được cho là đã bước sang tuần thứ 2 của thai kì khi sự thụ tinh xảy ra.

Rất nhiều yếu có tính quyết định sự thụ thai - trong trường hợp này, yếu tố thời gian là quan trọng nhất. Để tăng tỷ lệ có thể mang bầu, bạn nên quan hệ tình dục vào khoảng 72 giờ trước hoặc 24 giờ sau rụng trứng (việc này là để duy trì "tuổi thọ" cho tinh trùng vì chúng chi tồn tại trong khoảng 3 ngày sau khi được xuất ra và đối với trứng đã rụng là 24 giờ.) Vì vậy, bạn hãy dành nhiều thời gian bên chồng để có những giây phút mặn nồng nhất.

Trước đó, bạn có thể sử dụng que thử rụng trứng giúp xác định thời điểm "nhạy" để có em bé. Ngoài ra bạn còn cần chú ý đến tư thế quan hệ mà hỗ trợ tinh trùng xâm nhập vào trứng dễ dàng và nhanh chóng nhất. Đừng lo lắng hay vội nản vì phần lớn các cặp vợ chồng phải mất vài lần mới thực hiện "thụ thai" đúng cách.

Nếu bạn muốn có bầu thì tốt nhất là không nên hút thuốc, uống rượu, và sử dụng các loại thuốc chữa bệnh - kể cả thuốc kê theo đơn.

Nếu bạn đang phải uống một loại dược phẩm nào đó thì hãy hỏi bác sĩ xem có được tiếp tục uống hay không. Đừng quên uống mỗi ngày một viên vitamin tổng hợp chứa tối thiểu 400mcg acid folic (lý tưởng nhất là nên uống trước khi bạn quyết định có thai 3 tháng) để giảm các nguy cơ dị tật bẩm sinh cho con bạn.

Xem clip mang thai tháng thứ 1

Nếu không muốn hại con, ngừng ngay những việc này từ hôm nay
Cho trẻ ăn kẹo, uống nước ngọt có gas, sử dụng smartphone, mắng chửi... là những việc khiến cho trẻ tổn thương cả thể chất lẫn tinh thần những chúng ta lại hay mắc phải...