www.bachkhoakienthuc.com

Mang thai tháng thứ 2

22/08/2016 16:43

Theo dõi sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 5, tuần thứ 6, tuần thứ 7, tuần thứ 8 và những lưu ý đối với bà mẹ mang thai...

Ở tháng thứ 2 của thai kỳ, cơ thể phải làm quen với những thay đổi từ bên trong, do đó, đôi lúc bạn không tránh khỏi cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng vì bạn cần chuẩn bị sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần để đi 1 chặng đường dài 9 tháng...

Mang thai tháng thứ 2
Mang thai tháng thứ 2

Mang thai tuần thứ 5

Sâu bên trong tử cung của bạn, phôi thai đang phát triển với một tốc độ đáng kinh ngac. Tại thời điểm này, em bé chỉ có kích cỡ bằng hạt vừng, và trông giống như một con nòng nọc nhỏ hơn là hình dáng con người. Phôi thai được tạo thành từ ba lớp - lớp ngoại bì, trung bì và nội bì - nơi mà sau này sẽ hình thành nên tất cả các cơ quan và mô của bé.

Tại thời điểm này, em bé chỉ có kích cỡ bằng hạt vừng, và trông giống như một con nòng nọc nhỏ hơn là hình dáng con người.

Từ ống thần kinh sẽ hình thành não bộ , tủy sống, dây thần kinh và xương sống. Các ống thần kinh này cũng đang bắt đầu phát triển ở lớp trên cùng, gọi là ngoại bì. Ở lớp này còn tạo ra: da, tóc, móng tay chân, tuyến vú, tuyến mồ hôi, và men răng của trẻ.

Trái tim và hệ tuần hoàn bắt đầu hình thành ở lớp trung lưu hoặc còn gọi là lớp trung bì. (Trên thực tế, thời điểm này cũng là lúc tim của con bạn bắt đầu phân chia thành các ngăn rồi co bóp và bơm máu.) Lớp trung bì cũng sẽ tạo nên cơ bắp, sụn, xương, và mô dưới da của trẻ.

Lớp thứ ba - nội bì, sẽ là nơi chứa phổi, ruột, hệ thống tiết niệu thô sơ, cũng như tuyến giáp, gan và tuyến tụy. Trong khi đó, nhau thai và dây rốn nguyên thủy đã sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho em bé của bạn.

Túi ối: là nơi chứa đựng, bao bọc phôi thai - đang "vùng vẫy" trong nước ối.Ống thần kinh: ở lớp ngoại bì của phôi thai, các ống thần kinh đang phát triển thành não bộ, tủy sống, dây thần kinh và xương sống của trẻ.

Phôi thai: Với kích cỡ bằng hạt vừng, phôi thai được tạo thành bới 3 lớp tế bào mỏng dẹt xếp chồng lên nhau.Túi noãn hoàng: sẽ sớm tiêu biến để "nhường" nhiệm vụ vận chuyển các chất dinh dưỡng cho nhau thai đang phát triển.Nhau thai nguyên thủy: các mạch máu nhỏ mà tạo thành nhau thai nguyên thủy đang vận chuyển máu và chất dinh dưỡng đến phôi thai.Bàng quang: bạn sẽ thường xuyên buồn đi tiểu. Điều này là do dung tích máu tăng lên, tạo ra nhiều chất lỏng dư thừa tích trữ trong bàng quang.

Mang thai tuần thứ 6

Tuần này bào thai có các biến đổi chính như sau: các bộ phận mũi, miệng, tai của bé sẽ tạo hình và phát triển. Nếu nhìn qua hình ảnh siêu âm, bạn sẽ thấy bé có phần đầu khá to và những đốm nhỏ - nơi mắt và lỗ mũi đang bắt đầu hình thành.

Đôi tai được đánh dấu bằng vết lõm nhỏ ở hai bên đầu, 2 cánh tay và đôi chân bé nhỏ đang nhú dần lên. Tim của thai nhi đang đập khoảng 100 đến 160 lần một phút - gần gấp đôi thai phụ - và máu đang bắt đầu lưu thông khắp cơ thể.

Ruột của bào thai đang phát triển, mầm phổi cũng đã xuất hiện. Tuyến yên, cũng như các phần còn lại của não bộ, cơ bắp, và xương được hình thành. Thời điểm này, em bé của bạn có kích cỡ khoảng 0,7cm (gần kích thước của một hạt đậu lăng).

Mầm cánh tay/cẳng chân: Bé đã hình thành 2 bàn tay/bàn chân nhỏ xíu như cặp vây cá, các ngón tay/chân dính vào nhau được bao phủ bởi một lớp màng. Bé sẽ bắt đầu cử động được cánh tay/cẳng chân sau tuần này.

Hàm dưới: Trong cái miệng bé nhỏ của bé, lưỡi và dây thanh quản đang bắt đầu hình thành.

Tim: Tim của bé đập nhanh gấp đôi nhịp tim của bạn. Nó cũng đã bắt đầu chia thành 2 ngăn bên trái và bên phải.

Những biến đổi trong cuộc sống của mẹ bầu khi mang thai tháng thứ 2.

Bạn sẽ thấy bản thân mình đang có cảm xúc rất thất thường, cảm thấy buồn bã xong hôm sau lại bỗng nhiên vui vẻ. Sự lộn xộn bạn đang phải trải qua này là điều bình thường (đặc biệt là nếu bạn tự tin về khả năng kiểm soát bản thân).

Cảm xúc hỗn độn được gây ra bởi sự tăng giảm hormone nhưng ngoài ra còn do cuộc sống của bạn đang có một sự thay đổi vô cùng tuyệt diệu - đó là chuẩn bị được làm mẹ.

Mệt mỏi hay cảm xúc thất thường là hiện tượng phổ biến trong thai kì

Mệt mỏi hay cảm xúc thất thường là hiện tượng phổ biến trong thai kì

Vết máu (trên quần lót của bạn hoặc giấy vệ sinh sau khi đi tiểu) hoặc chảy máu là hiện tượng tương đối phổ biến vào thời gian đầu của thai kì với khoảng một phần tư phụ nữ mang thai. Nó có thể xảy ra trong thai kỳ bình thường, nhưng đôi khi nó có thể là dấu hiệu đầu tiên của sẩy thai hoặc thai ngoài tử cung.

Nếu có bất kỳ vết máu hoặc bị chảy máu bất thường, bạn cần đến bệnh viện ngay.

Nghén là dấu hiệu phổ biến trong 3 tháng đầu
Nghén là dấu hiệu phổ biến trong 3 tháng đầu

Mang thai tuần thứ 7

Tuần này, bàn tay và bàn chân bé đang dần nhú ra từ phần cánh tay và cẳng chân đang phát triển. Chúng trông giống như cặp vây cá, ngắn và bụ bẫm. Em bé của bạn vẫn đang còn là một bào thai với đuôi cột sống nhỏ do sự phát triển của xương cụt và cái đuôi này sẽ biến mất trong vài tuần tới. Em bé tăng kích cỡ gấp đôi so với tuần trước là khoảng 1,3cm (cỡ đường kính của một quả việt quất).

Khi nhìn bào thai qua hình ảnh siêu âm, bạn sẽ phát hiện nếp gấp mí mắt đang che phủ cầu mắt của trẻ, chóp mũi và đường tĩnh mạch li ti dưới làn da mỏng manh. Cả hai bán cầu não của bé đang phát triển, lá gan vẫn đang sản sinh các tế bào hồng cầu cho đến khi tủy sống của bé hình thành và đảm nhiệm chức năng này.

Phôi thai cũng có ruột thừa và tuyến tụy - bộ phận sẽ tiết ra hormone insulin để hỗ trợ tiêu hóa. Do kết quả của sự khép mình của phôi, cuống phôi chứa niệu nang từ phía đuôi phôi dần dần di chuyển về phía bụng phôi, tiến gần tới cuống noãn hoàng.

Tới đầu tháng thứ 2 của quá trình phát triển phôi, do sự bành trướng của khoang ối, 2 cuống ấy sát nhập với nhau để tạo ra dây rốn, nối rốn thai với rau để vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ sang con.

Bàng quang: Bạn có thể thấy buồn đi tiểu thường xuyên. Hiện tượng này là do dung tích máu trong cơ thể tăng, tạo ra nhiều nước thải tích tụ trong bàng quang.

Mí mắt: mí mắt đang bao bọc cầu mắt của bào thai.

Cuống rốn: phần ruột của bé phát triển đến mức nhô và trong cuống rốn.

Xương đuôi: phần kéo dài của xương cụt trông giống như cái "đuôi". Cái "đuôi" này sẽ tiêu biến trong vài tuần tới.

Những biến đổi trong cuộc sống mẹ bầu khi mang thai thai tháng thứ hai.

Tử cung của bạn đã tăng gấp đôi kích thước trong 5 tuần qua, bạn có thể thấy thường xuyên thèm ăn vặt hoặc tệ hơn là ốm nghén. (Bạn là người may mắn nếu vẫn thấy khỏe mạnh).

Bạn sẽ có nhu cầu đi tiểu nhiều hơn bình thường do dung tích máu tăng lên và các chất lỏng dư thừa đều được xử lý thông qua thận. (Bây giờ, bạn đã có dung tích máu nhiều hơn khoảng 10 phần trăm so với trước khi có thai. Và vào cuối của thai kỳ, bạn sẽ tăng 40-45 phần trăm dung tích máu). Như vậy khi tử cung của bạn càng phình to, áp lực lên bàng quang sẽ khiến bạn thường xuyên buồn đi tiểu.

Khoảng nửa số mẹ bầu sẽ cảm thấy buồn nôn trong 3 tháng đầu và cảm giác này sẽ kết thúc vào khoảng tuần thứ 14. Số còn lại, sẽ mất khoảng một tháng hoặc hơn để giảm các cơn buồn nôn và tình trạng đi tiểu nhiều lần.

Mang thai tuần thứ 8

Trong tuần này, các ngón tay và ngón chân của bé vẫn đang được bao bọc bởi một lớp màng, mí mắt che phủ con ngươi, ống thở kéo dài từ cổ họng đến các nhánh của lá phổi đang phát triển, "đuôi" xương cụt đã biến mất.

Trong bộ não, tế bào thần kinh đang phân nhánh ra để kết nối với các nhánh khác, tạo thành hệ thần kinh sơ khai.

Có thể bạn đang mong ngóng và hồi hộp vè giới tính của trẻ nhưng thời điểm này, bộ phận sinh dục của bé vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Bé con của bạn chỉ bé bằng hạt đậu tây, vẫn đang không ngừng di chuyển và biến đổi mặc dù bạn không thể cảm nhận được.

Mí mắt: phần mí mắt trong mờ đang bao quanh cầu mắt của bé.

Não bộ: các tế bào thần kinh đang phân nhánh để kết nối với nhau, tạo thành hệ thần kinh nguyên thủy.

Bàn tay: Bàn tay gập lại và đặt trước ngực, các ngón tay bị bao phủ bởi một lớp màng nhưng vẫn đang phát triển kích thước.

Khớp đầu gối: con bạn giờ đã có đầu gối. Bàn chân vẫn tiếp tục phát triển.

Những biến đổi trong cuộc sống mẹ bầu khi mang thai thai tháng thứ hai.

Bạn có thể đã để ý rằng chiếc áo ngực đang ngày càng chật. Bạn nên sớm mua các loại áo lót có kích cỡ lớn hơn và nâng đỡ bầu ngực tốt hơn. Nguyên nhân là do sự gia tăng hormon làm biến đổi mô và kích thước phần ngực - tất cả là để chuẩn bị cho em bé bú sữa mẹ sau này. Ngực của bạn có thể tiếp tục phát triển trong suốt thai kỳ. Đừng ngạc nhiên nếu kích cỡ áo lót của bạn tăng 1 hoăc 2 cúp, đặc biệt nếu đây là lần mang thai con so (con đầu).

Ngoài ra bạn còn có thể cảm thấy mệt mỏi do tăng hormon nội tiết, đặc biệt là progesterone khiến bạn luôn uể oải, thiếu sức sống. Buồn nôn và nôn mửa chắc chắn đã làm bạn kiệt sức. Thêm nữa, bạn khó có thể được ngủ một giấc ngon vào thời điểm này, đặc biệt là thường xuyên bị tỉnh giấc vì phải dậy đi tiểu.

Những biến đổi trong cuộc sống mẹ bầu khi mang thai thai tháng thứ hai.Cơ thể bạn có thể đã xuất hiện những hiện tượng khó chịu của bà bầu. Nhiều phụ nữ cho biết họ thường bị căng tức vú, mệt mỏi, và đi tiểu thường xuyên trong những tuần đầu. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị buồn nôn, mặc dù nó thường xuất hiện trong vài tuần tới.

Bạn nên tiếp tục hoặc bắt đầu thói quen tập thể dục. Tập thể dục giúp bạn tăng cường sức khỏe, sức chịu đựng và ngoài ra bạn sẽ cần phải kiểm soát cân nặng của mình khi mang thai. Điều này có thể giúp ngăn ngừa đau nhức thậm chí nhiều chị em còn thấy rằng nó là phương pháp giảm căng thẳng. Hơn nữa, các bài tập thể dục cũng là cách để giúp bạn chuẩn bị sức khỏe cho những cơn đau chuyển dạ sau này.

Cuối cùng, việc vận động giúp bạn nhanh lấy lại vóc dáng sau khi sinh nếu bạn vẫn tiếp tục các bài tập trong suốt thai kỳ. Chọn các hoạt động thể dục an toàn, mức độ vừa phải ví dụ như đi bộ và yoga là những lựa chọn tốt cho phụ nữ mang thai.

Xem clip mang thai tháng thứ 2

Nếu không muốn hại con, ngừng ngay những việc này từ hôm nay
Cho trẻ ăn kẹo, uống nước ngọt có gas, sử dụng smartphone, mắng chửi... là những việc khiến cho trẻ tổn thương cả thể chất lẫn tinh thần những chúng ta lại hay mắc phải...