www.bachkhoakienthuc.com

Mang thai tháng thứ 10

22/08/2016 14:32

Mang bầu tháng thứ 10 tức ở tuần thứ 7, tuần 38, tuần 39, tuần 40 và tuần 41 của thai kỳ. Đây là giai đoạn cuối, em bé của bạn có thể chào đời bất kỳ lúc nào...

Các mẹ bầu có thể theo dõi mang thai tháng thứ 10 qua các tuần như sau:

Mang thai tuần thứ 37

Ngày dự sinh đang đến rất gần, nhưng bé vẫn chưa được gọi là "đủ tháng" cho đến khi được 39 tuần. Hai tuần tới là khoảng thời gian để não và phổi của bé phát triển hoàn thiện. Vì vậy, nếu bạn đang lên kế hoạch sinh mổ, bác sĩ sẽ không lên lịch sớm hơn tuần thứ 39 trừ khi có lí do cần có sự can thiệp của y tế.

Em bé nặng khoảng 2,9kg và dài 49cm tính từ đầu đến gót chân (cỡ một bó củ cải Thụy Điển). Nhiều bé đã mọc rất nhiều tóc lúc sinh ra, với các sợi tóc dài khoảng 1,3 đến 4cm. Ngoài ra bạn đừng ngạc nhiên nếu tóc của bé không giống màu hoặc kết cấu giống bố mẹ.

Tóc: Con của bạn có thể đã mọc tóc kín phần da đầu với độ dài khoảng 4cm/sợi. Tất nhiên còn một số trẻ chỉ có "lún phún" ít tóc tơ.

Âm đạo: Bạn có thể thấy bị tăng tiết dịch âm đạo. Nếu có lẫn chút máu thì bạn có khả năng sắp lâm bồn.

Tử cung: Các cơn co thắt Braxton Hicks có khả năng xuất hiện thường xuyên hơn, kéo dài và khiến bạn đau đớn hơn.

Những biến đổi trong cuộc sống mẹ bầu khi mang thai tháng thứ mười.Các cơn co thắt giả Braxton Hicks có thể xuất hiện thường xuyên hơn, kéo dài và gây khó chịu hơn. Bạn cũng nhận thấy sự tăng tiết dịch âm đạo. Nếu bạn nhìn thấy "máu" (chất nhầy nhuốm một lượng nhỏ máu) trong nhà vệ sinh hoặc trong quần lót của bạn, bạn có thể sắp sinh. (Nếu bạn có vết máu lớn hoặc chảy máu, hãy đến bệnh viện ngay lập tức.)

Thời điểm này, bạn khó có được giấc ngủ ngon thoải mái vào ban đêm hơn bao giờ hết. Nếu có thể, bạn hãy nghỉ ngơi, chợp mắt vào ban ngày và theo dõi "thai máy". Bạn cần báo cho bác sĩ ngay nếu tần suất "đạp" hay "ngọ nguậy" của bé giảm một cách khó hiểu. Mặc dù bé đang khá "chật chội" trong bụng bạn nhưng bé vẫn cần hoạt động nhiều như trước.

Trong khi đang ngủ, mẹ có thể sẽ gặp những giấc mơ dữ dội. Sự lo lắng, căng thẳng về cả quá trình sinh nở lẫn việc làm mẹ có thể tạo nên rất nhiều những tưởng tượng vô thức.

Mang thai tuần thứ 38
Mang thai tháng thứ 10, ngày sinh nở đang đến...

Mang thai tuần thứ 38

Em bé của bạn đã thực sự mập mạp lên. Bé nặng hơn 3kg và dài 49,8cm (cỡ một cây tỏi tây). Bé nắm tay rất chặt và bạn sẽ sớm có thể kiểm chứng điều này khi bạn nắm tay bé con lần đầu tiên sau khi sinh. Các cơ quan cơ thể đã hoàn thiện và sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài bụng mẹ.

Đối với nhiều phụ nữ, vài tuần tới thật sự là quãng thời gian chờ đợi dài đằng đẵng. Tận dụng thời gian này chuẩn bị "tổ ấm" cho bé hoặc làm những việc mà bạn có lẽ sẽ không thực hiện được sau khi sinh con. Hãy ngủ trưa, đọc nốt cuốn sách dang dở, và dành thời gian quan tâm chăm sóc chồng khi rảnh rỗi.

Bàn tay: Bàn tay bé giờ đang ghì nắm rất chặt.

Những biến đổi trong cuộc sống mẹ bầu khi mang thai tháng thứ mười.Hiện tượng sưng phù ở bàn chân và mắt cá chân là điều hoàn toàn bình thường trong những tuần gần đây, nhưng bạn cần đến bệnh viện ngay nếu bạn nhận thấy sưng quá mức hoặc đột ngột bàn chân hoặc mắt cá chân, bàn tay, mặt hoặc bọng mắt sưng phù xung quanh, tăng cân đột ngột. Ngoài ra khi thấy nhức đầu nặng hay kéo dài; thay đổi thị giác (chẳng hạn như nhìn 1 hóa 2 hoặc mờ tầm nhìn, điểm nhìn thấy hoặc thấy ánh sáng nhấp nháy, nhạy cảm ánh sáng, hoặc mất thị lực tạm thời), đau bụng trên dữ dội, buồn nôn và nôn, bạn cũng cần nhập viện gấp vì đây là những triệu chứng của một tình trạng nguy hiểm gọi là tiền sản giật.

Mang thai tuần thứ 39

Em bé của bạn đang chờ đợi để bước vào thế giới bên ngoài bụng mẹ. Bé tiếp tục tích tụ mỡ để điều hòa thân nhiệt sau khi sinh. Thời điểm này bé nặng khoảng 3,3kg và dài 50,7cm. (Các bé trai có xu hướng nặng hơn so với các bé gái.) Các lớp da bên ngoài đang bong ra để thay bằng lớp da mới bên dưới.

Da: Lớp da ngoài cùng của bé bong ra để thay thế bằng lớp da mới bên dưới.

Lớp mỡ: bé vẫn tiếp tục tích trữ lớp mỡ dưới da để điều chỉnh thân nhiệt lúc sau khi được sinh ra.

Túi ối: Khái niệm "vỡ ối" là khi túi ối bị nứt và nước ối rò rỉ hoặc chảy ra ngoài. Phần lớn các thai phụ không bị vỡ ối cho đến khi ca sinh nở đã bắt đầu.

Những biến đổi trong cuộc sống mẹ bầu khi mang thai tháng thứ mười.Vào các lần khám thai định kì hàng tuần của bạn, bác sĩ sẽ kiểm tra khoang bụng để theo dõi sự phát triển và xác định vị trí của bé. Họ cũng có thể soi bên trong để xem cổ tử cung của bạn đã bắt đầu sẵn sàng cho ca sinh nở chưa như: độ mềm, mỏng, và giãn nở. Nhưng ngay cả khi đã xác nhận được nhưng thông tin này, bác sĩ vẫn không có cách nào dự đoán chính xác thời điểm em bé của bạn muốn "chui ra".

Nếu bạn mang thai "quá tháng", bác sĩ sẽ sắp xếp lịch để thử nghiệm thai (thường là siêu âm) sau 40 tuần để đảm bảo rằng nó an toàn và phát triển ổn định để tiếp tục trong bụng mẹ. Nếu bạn không thể tự sinh thường, hầu hết họ sẽ tiêm cho bạn một mũi kích thích chuyển dạ khi bạn đã mang thai quá một hoặc hai tuần.

Trong khi chờ đợi, điều quan trọng là bạn phải tiếp tục chú ý đến "thai máy" vào báo ngay cho bác sĩ khi thấy tần suất hoạt động của bé giảm. "Thai máy" nên được duy trì ổn định cho đến ngày sinh nở, và việc bé "lười" đạp hay trở mình có thể báo hiệu một vấn đề nào đó.

Bạn cũng nên gọi bác sĩ ngay nếu nghĩ mình đang bị vỡ ối. Đôi khi bạn có thể bị ra một lượng lớn hoặc rò rỉ từ từ. (Đừng đoán già đoán non, bạn nên nhập viên ngay kể cả chỉ nghi ngờ rỉ ối.) Nếu bạn bị vỡ màng ối và không thể sinh thường, bạn sẽ được tiêm một mũi kích đẻ.

Mang thai tuần thứ 40

Thật khó để có thể tính chính xác kích thước của bé nhưng trẻ sơ sinh trung bình nặng khoảng 3,5kg và dài 51,2cm (cỡ quả bí ngô). Xương sọ của bé chưa được hợp nhất, các xương còn chồng chéo lên nhau cho phép đầu bé có thể chui qua ống xương chậu khi sinh nở. Do đó, có thể bạn thấy đầu bé hơi méo hoặc nhọn chút nhưng đây chỉ là hiện tượng tạm thời và hoàn toàn bình thường. Đầu bé sẽ tròn trịa trở lại sau một thời gian nữa.

Hộp sọ: Hộp sọ của bé vẫn chưa chưa hợp nhất nên có thể ép lại trong quá trình sinh nở. Bé sẽ có phần thóp trên đầu vào năm đầu tiên hoặc hơn sau khi sinh.

Tóc: tóc và móng tay của bé vẫn mọc dài hơn từng ngày.

Những biến đổi trong cuộc sống mẹ bầu khi mang thai tháng thứ mười.Sau nhiều tháng chờ đợi, ngày dự sinh đã qua , và ... bạn vẫn mang thai. Đó chắc chắn là một cảm giác bực bội, nhưng lại khá phổ biến. Có thể bạn không hề "quá tháng" như đã nghĩ, đặc biệt là nếu chỉ dựa vào thời điểm tính từ ngày cuối của chu kỳ kinh bởi vì đôi khi có những người phụ nữ rụng trứng muộn hơn dự kiến. Ngay cả khi xác định đúng ngày phóng noãn, một số bà mẹ vẫn mang thai kéo dài không có lý do rõ ràng.

Bạn vẫn có một vài tuần trước khi bạn sẽ được coi là "quá tháng." Nhưng để chắc chắn em bé của bạn vẫn phát triển khỏe mạnh, bác sĩ sẽ thường xuyên siêu âm để theo dõi thai nhi một khi bạn vẫn còn mang thai.

Bạn có thể lập hồ sơ sinh lý (BPP), trong đó bao gồm mục siêu âm để theo dõi "thai máy" tổng thể của bé, các cử động hô hấp (hoạt động của cơ ngực và cơ hoành) và cơ bắp (kể cả nắm mở bàn tay, co duỗi gập tay chân), cũng như dung tích nước ối bao quanh thai nhi (điều này rất quan trọng vì nó có thể phản ánh xem nhau thai nuôi dưỡng em bé như thế nào).

Theo dõi nhịp tim thai (gọi là thử nghiệm nonstress hoặc NST) thường sẽ được thực hiện bởi chính nó là một phần của BPP. Hoặc, bạn có thể có thứ được biết đến như một bản BPP sửa đổi, trong đó bao gồm NST và siêu âm để đánh giá lượng nước ối. Nếu việc kiểm tra thai nhi không làm bạn yên tâm - ví dụ do dung tích nước ối quá thấp - bạn sẽ được tiêm một mũi kích thích đẻ. Nếu có vấn đề nghiêm trọng, bạn có thể sẽ được phẫu thuật sinh mổ ngay lập tức.

Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra cổ tử cung của bạn đã sẵn sàng cho lúc lâm bồn chưa: vị trí, độ mềm, mỏng, và độ giãn (nở) cổ tử cung. Tất cả những điều này đều góp phần quyết định thời điểm và quá trình sinh mổ của bạn. Nếu bạn không chuyển dạ, bạn sẽ được tiêm mũi kích thích đẻ, thường vào khoảng giữa tuần thứ 41 và 42.

Mang thai
Mang thai

Mang thai tuần thứ 41

Với chiều dài hơn 52cm, em bé của bạn vẫn tiếp tục phát triển và bây giờ có thể nặng gần 4kg. Tuy ấm áp nhưng bé không thể ở trong bụng bạn mãi được. Vì sự an toàn của em bé, bác sĩ sẽ nói chuyện với bạn về việc tiêm kích thích chuyển dạ nếu em bé của bạn không được sinh ra trong tuần tới - sẽ sớm hơn nếu xảy ra bất kỳ vấn đề nào.

Hầu hết các bác sĩ sẽ không để bạn chờ qua ngày dự sinh những hai tuần mới lâm bồn vì nó sẽ nó đặt hai mẹ con vào nguy cơ cao bị biến chứng. Khoảng 5-6 phần trăm phụ nữ đã mang thai quá ngày sinh dự kiến từ ba thậm chí nhiều tuần. Trẻ em sinh ra ở tuần thứ 42 và lâu hơn nữa sẽ có làn da khô ráp, nhăn nheo và thường thừa cân.

Chờ đợi lâu để sinh nở cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng trong tử cung, có thể gây nguy hiểm cho em bé hoặc thai bị chết lưu. Hơn nữa, ca sinh nở của bạn có nhiều khả năng bị kéo dài hoặc bị đình trệ, cả bạn và em bé của bạn có nguy cơ cao bị sang chấn trong quá trình sinh ngã âm đạo, và tỉ lệ phải mổ lấy thai tăng gấp đôi do thai to.

Da: Hiện giờ da bé có thể bắt đầu bị bong một chút do phải "ngâm mình" trong nước ối một thời gian dài.

Túi ối: Chỉ có lượng nhỏ nước ối bao quanh bé vào thời điểm này.

Cổ tử cung: Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng của cổ tử cung (độ mềm, mỏng, giãn nở) để phòng trong trường hợp cần sinh mổ.

Những biến đổi trong cuộc sống mẹ bầu khi mang thai tháng thứ mườiThật không tránh khỏi việc lo lắng, sốt ruột khi ngày dự sinh của bạn cứ đến rồi trôi qua và bạn vẫn còn tiếp tục mang thai (đặc biệt là gia đình và bạn bè liên tục gọi để hỏi thăm tình trạng của bạn). Tuy nhiên, đừng băn khoăn - bạn sẽ không thể "mang thai" mãi được. Vào thời điểm thích hợp, bạn sẽ sinh thường trong tuần này, và nếu không, bạn sẽ được tiêm một mũi kích thích chuyển dạ vào tuần thứ 42, hoặc sớm hơn nếu bạn hoặc em bé gặp vấn đề.

Việc các bác sĩ tiêm kích thích chuyển dạ cho bạn sẽ phụ thuộc vào tình trạng của cổ tử cung. Nếu cổ tử cung của bạn chưa mềm, mỏng, hoặc giãn nở thì nó được coi là "chưa chín", hoặc chưa sẵn sàng cho việc lâm bồn. Trong trường hợp đó, họ sẽ sử dụng một trong hai nội tiết tố hoặc các thiết bị y tế để làm "chín muồi" cổ tử cung trước khi tiêm kích thích chuyển dạ. Tùy thuộc vào tình hình của bạn, họ sẽ sử dụng các loại thuốc như oxytocin (Pitocin) hoặc prostaglandin để khởi phát chuyển dạ. Nếu những phương pháp này không hiệu quả, bạn sẽ phải sinh mổ.

Trong khi chờ đợi, bạn hãy nhập viện ngay lập tức nếu thấy các cử động của con chậm dần hay xuất hiện bất cứ chất lỏng nào rò rỉ từ âm đạo của bạn.

Xem clip minh họa mang thai tháng thứ 10, tuần thứ 40

Nếu không muốn hại con, ngừng ngay những việc này từ hôm nay
Cho trẻ ăn kẹo, uống nước ngọt có gas, sử dụng smartphone, mắng chửi... là những việc khiến cho trẻ tổn thương cả thể chất lẫn tinh thần những chúng ta lại hay mắc phải...