Mướp đắng có tác dụng gì, bài thuốc hay từ khổ qua
Tác dụng của mướp đắng
Tên khác:
Khổ qua.
Tên khoa học:
Momordica charantia L., họ Bí (Curcubitaceae). Cây được trồng khắp các tỉnh trong nước ta.
Bộ phận dùng:
Quả, hạt.
Thành phần hoá học chính:
Quả chứa glycosid đắng , vitamin B1, C. Hạt chứa chất béo, chất đắng.
Công dụng:
Chữa ho, sốt, tắm cho trẻ con trừ rôm sẩy, chữa bệnh đái đường.
Cách dùng, liều lượng:
2-3 quả nấu với nước tắm cho trẻ em, nấu canh (quả tươi), hãm như uống chè (quả khô).
Mướp đắng |
Bài thuốc hay từ khổ qua
- Trà ướp mướp đắng: Sử dụng quả mướp đắng cắt phần trên, bỏ vỏ rửa sạch, cắt thành từng lát mỏng, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng thì hãm trong bình nước sôi đậy kín khoảng 30 phút. Trà có tác dụng thanh nhiệt, giải khát rất tốt.
- Nước sắc mướp đắng: mướp đắng tươi 1 - 2 quả rửa sạch, bổ làm đôi, nấu với nước, đun khoảng 10 phút, để nguội dùng thay nước, có tác dụng thanh nhiệt, sáng mắt tốt cho người bệnh về gan, bệnh mắt và tăng huyết áp.
- Nước ép mướp đắng: Mướp đắng rửa sạch, bỏ ruột, ướp với đường cát trắng khoảng một giờ để đường thấm, sau đó cho vào máy ép lấy nước uống.
- Mướp đắng trộn rau cần: Mướp đắng một quả, rau cần 200 gam, tương, tỏi giã nhuyễn, rau thơm, gia vị vừa đủ. Gọt sạch vỏ bỏ hạt thái thành sợi nhỏ và trần qua nước sôi, sau đó dội qua nước lạnh. Ráo nước trộn mướp đắng với rau cần và cho thêm các gia vị.
- Mướp đắng nhồi thịt: Chọn ba quả mướp đắng loại vừa, gai căng đều và còn xanh. Dùng dao bén cắt một bên (theo chiều dọc), bỏ ruột và hạt, rửa sạch. Thịt nạc dăm (hoặc ba rọi) băm nhuyễn 200 gam cùng gia vị (muối, bột ngọt, hạt tiêu), nấm hương (rửa sạch, ngâm nước nóng cho nở mềm), hành tím xắt nhuyễn. Mướp rửa sạch, cắt khúc vừa ăn (tầm 3 cm). Dùng muỗng tán cho các thứ trộn đều vào nhau rồi nhét vào giữa cho thật chặt và miết phẳng hai mặt. Đun nước sôi, cho mướp vào nồi.
- Canh khổ qua chay: mướp đắng nhỏ bằng nắm tay, một miếng đậu hũ trắng, một gói bún nhỏ, vài tai mộc nhĩ, một nửa củ hành tây, một muỗng canh dầu ô liu, chút muối, tiêu, đường, bột nêm, vài cọng hành lá dài cho vào nấu canh.
- Mướp đắng xào trứng vịt: Mướp đắng rửa sạch, bỏ ruột và hạt, xắt miếng xéo dày cỡ 2 – 3mm, rửa sạch để ráo. Đập trứng vịt vào bát đánh đều, cho thêm gia vị. Phi dầu cho mướp đắng đã xắt vào chảo xào vừa chín tới. Cuối cùng, đổ trứng vịt vào, đảo đều cho đến khi trứng chín hẳn.
- Khổ qua đại táo thang: mướp đắng ba quả rửa sạch đun lấy nước, cho đại táo 20 quả vào đun sôi 10 - 15 phút có tác dụng thanh nhiệt giải thử, chữa ho.
Cây xó nhà (trầm dứa) có tác dụng gì?
Cỏ Tháp bút có tác dụng gì, bài thuốc hay từ cây Mộc Tặc
Chè vằng có tác dụng gì, những lưu ý khi uống?
Rau mùi có tác dụng gì, bài thuốc hay từ hồ tuy
Cây chân vịt có tác dụng gì, bài thuốc hay từ móng lưng rồng
Muồng trâu chữa hắc lào, nhuận tràng
Mướp đắng có tác dụng gì, bài thuốc hay từ khổ qua
Lá náng hoa trắng có tác dụng gì, bài thuốc hay từ náng hoa trắng
Ngải cứu có tác dụng gì, bài thuốc hay từ ngải cứu
Nghệ đen có tác dụng gì, bài thuốc hay từ nghệ đen
Rau nghể có tác dụng gì, bài thuốc hay từ thủy liễu
Thảo linh chi có tác dụng gì, bài thuốc hay từ thảo linh chi
-
Nghiên cứu của ĐH Harvard: Trẻ có 3 đặc điểm này lớn lên KIẾM TIỀN rất siêu, không phải cứ học giỏi là sẽ giàu có
-
Tôi dặn con: Sau này bố mẹ mất là hết, chẳng phải hương khói giỗ chạp làm gì cả
-
“Đại gia ngầm” số 1 Trung Quốc, sở hữu 3.000 hecta đất ở Hồng Kông, nhưng không hề bán hay cho thuê, làm giàu bằng cách hiến tặng những mảnh nhỏ
-
Bài học từ tư duy triệu phú: Không tham lợi nhuận nhỏ là người nỗ lực nhưng làm được 2 việc này mới đến gần với thành công
-
Người có phẩm đức sẽ không hèn, có học thức sẽ không nghèo
-
Vì sao làm càng nhiều sẽ càng chịu thiệt thòi: Không biết 5 quy tắc ngầm này, bạn vừa hại thân, vừa khiến sự nghiệp xuống dốc!