www.bachkhoakienthuc.com

Ngải cứu có tác dụng gì, bài thuốc hay từ ngải cứu

22/04/2016 07:56

Ngải cứu là vị thuốc quý, có thể dùng để ăn, uống hoặc bôi ngoài da tùy theo cách chế biến.

Công dụng, tác dụng của ngải cứu

Tên khác:

Ngải diệp.

Tên khoa học:

Artemisia vulgaris L., họ Cúc (Asteraceae). Mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta và nước khác.

Bộ phận dùng:

Lá có lẫn ít cành non (Folium Artemisiae); Lá phơi khô, tán nhỏ rây lấy phần lông trắng và tơi gọi là Ngải nhung thường làm mồi cứu.

Thành phần hoá học chính:

Tình dầu, flavonoid.

Công dụng:

Điều kinh, an thai, chữa lỵ, thổ huyết, máu cam, băng huyết, lậu huyết, bạch đới, đau dây thần kinh. Lá khô dùng làm mồi cứu trên các huyệt.

Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 6-12g, sắc hoặc hãm, chia làm 3 lần uống. Uống vào tuần lễ trước khi có kinh. Có thể dùng dạng bột, ngày dùng 5-10g. Lá sao nóng chườm vào chỗ đau do ứ huyết, chấn thương

Chú ý:

Các địa phương vùng núi có loài Ngải dại (Artemisia vulgaris L. var. indica (Willd) DC.) có thể dùng thay Ngải cứu.

Cây ngải cứu
Cây ngải cứu

Bài thuốc hay từ ngải cứu

Thuốc uống:

Điều kinh, cầm máu:

Bài 1: a giao 16g, ngải diệp thán 8g. Sắc uống. Dùng cho phụ nữ tử cung xuất huyết do hư hàn, động thai, kinh nguyệt không đều.

Bài 2: ngải diệp 6g, sa nhân 6g, a giao 15g, bạch truật 15g, tô ngạnh 12g, hoàng cầm 12g, tang ký sinh 24g, đỗ trọng 24g. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng cho chị em có thai ra huyết, dọa sảy thai.

Bài 3: ngải diệp 12g, sinh địa 12g, bạch thược 6g, đương quy 10g, xuyên khung 4g, a giao 12g. A giao để riêng, các vị khác sắc lấy nước, hòa a giao vào. Uống ngày 1 thang. Dùng cho chị em kinh nguyệt quá nhiều, tử cung xuất huyết do suy nhược.

Bài 4: ngải cứu sao, hoàng kỳ, đảng sâm, bạch truật 12g; hạn liên thảo sao 16g; sài hồ 12g; ngó sen sao, đương quy 8g; trần bì, thăng ma 8g; cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Trị đái ra máu.

Ngoài ra, ngải diệp còn có tác dụng trừ hàn, giảm đau:

Ngải diệp 12g, gừng sống 8g, quất bì 8g. Sắc uống lúc còn ấm. Trị đau bụng do lạnh.

Ngải diệp 12g, hương phụ chế giấm 20g. Sắc nước, thêm 1 chén nhỏ giấm, đun sôi lại, uống lúc còn ấm. Trị đau bụng kinh.

Thuốc dùng ngoài:

Ngải diệp 80g, giấm thanh 500ml. Sắc lấy nước; dùng giấy mỏng dấp nước đắp lên chỗ đau. Trị mặt lở ngứa chảy nước vàng.

Lá ngải khô, đốt tồn tính, tán bột rắc lên chỗ lở loét. Trị lở loét.

Lá ngải sao với rượu đắp ấm tại chỗ. Chữa đau lưng cấp khi vác nặng lệch tư thế.

Lá ngải sao nóng chườm bụng dưới. Trị chứng hàn khi đẻ thai không xuống.

Món ăn thuốc có ngải cứu cho chị em kinh nguyệt ra sau kỳ, khí hư nhiều, bế kinh ứ huyết, bụng dưới lạnh đau, kinh nguyệt không đều:

Thịt nạc nấu rau ngải: rau ngải non 1 nắm, thịt lợn nạc 100 - 150g. Rau ngải rửa sạch. Thịt lợn băm nhỏ, ướp gia vị, xào cho ngấm, cho nước vào đun sôi, cho rau ngải vào đun chín, nêm gia vị vừa ăn. Ngày ăn 1 lần.

Kiêng kỵ: Không dùng cho người âm hư huyết nhiệt.

Nếu không muốn hại con, ngừng ngay những việc này từ hôm nay
Cho trẻ ăn kẹo, uống nước ngọt có gas, sử dụng smartphone, mắng chửi... là những việc khiến cho trẻ tổn thương cả thể chất lẫn tinh thần những chúng ta lại hay mắc phải...