Nghị lực của chàng shipper một chân: Bài học về vượt lên chính mình
21h30, điện thoại rung lên, nhảy thông báo "có đơn", Tôn Tấn Quốc đếm lại số lượng đơn hàng trong ngày, bấm nút nhận rồi dắt xe ra ngoài.
Đến cửa hàng, chàng shipper nhảy lò cò bước vào, nhận hai túi thức ăn và đi giao. Đơn hàng hoàn thành lúc 22h, Quốc kết thúc ngày làm việc của mình. Đã ba năm qua, chàng trai 21 tuổi chỉ còn một chân này miệt mài giao hàng khắp TP Quy Nhơn.
Với những đơn hàng nặng, Quốc phải nhờ đến sự trợ giúp của đồng nghiệp. Ảnh nhân vật cung cấp |
Chân phải của Quốc bị mất năm 2017, khi anh 16 tuổi. Năm đó, đột nhiên một ngày chân anh đau nhức dữ dội. Gia đình đưa đi chữa trị khắp nơi nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Khi vào đến TP HCM, các bác sĩ kết luận: ung thư xương. Bệnh viện đề nghị dùng phương pháp xạ trị và cắt bỏ một bên chân để ngăn chặn sự lan rộng của tế bào ung thư. Lúc biết tin, Quốc hoàn toàn suy sụp tinh thần còn mẹ anh, bà Võ Thị Út, khóc hết nước mắt, ngồi cạnh bóp chân cho con rồi thủ thỉ: "Chẳng sao đâu con, mình có bệnh thì chữa mà".
Đêm trước khi lên bàn mổ, Quốc thức trắng. Mở mắt tỉnh dậy sau ca phẫu thuật, anh cảm nhận được cơn đau thấu xương, bên dưới là một bên chân đã cắt cụt, nước mắt Quốc tuôn rơi không ngừng. Hai năm chữa bệnh, 6 lần xạ trị đã khiến tóc Quốc trọc lóc, người gầy rộc. Cánh cửa đại học cũng khép lại.
Thấy con thẫn thờ bên giường bệnh, bố mẹ anh luôn kề cận động viên. Lúc tập đi nạng, Quốc chưa quen nên tiến vài bước là ngã nhào khiến cả nhà sợ tái mặt. Anh nhớ lại, thời gian chuyển từ xe ba bánh sang xe máy hai bánh mới thật sự gian nan. "Tôi ngưỡng mộ sự kiên nhẫn của ba. Ba ngồi phía sau, lấy chân mình làm chống cho tôi nhích từng chút một về phía trước", Quốc kể.
Thời gian đầu, chàng trai chỉ dám chạy với vận tốc 20 km/h. Mỗi lần dừng xe, anh phải ngồi thật vững trên yên rồi gạt chống xe nhanh hết mức có thể, tránh chao đảo.
Khi đã đi được xe máy, Quốc bắt đầu tính đến chuyện kiếm việc làm vì "không thể sống lệ thuộc vào ba mẹ cả đời". Một buổi chiều năm 2019, Quốc được người bạn giới thiệu vào công ty giao hàng. Khi thấy chàng trai cụt một chân đến xin việc, bà chủ vô cùng ngạc nhiên nhưng vẫn cho Quốc thử việc ba ngày.
Quốc nhớ đơn hàng đầu tiên của mình là ở một quán chè thuộc TP Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên). Vừa bước vào quán, mọi ánh mắt đồ dồn về anh. Dù đã chuẩn bị tâm lý trước, chàng shipper vẫn rất bối rối, mặt đỏ bừng. Cô chủ quán chè thấy Quốc liền kéo ghế lại hỏi chuyện. Tối đó, anh phát hiện cô đã âm thầm chụp ảnh, viết một bài chia sẻ trên mạng xã hội: "Em trai này mất một chân nhưng vẫn đi giao hàng. Mọi người ai có nhu cầu thì gọi cho em nó nhé".
Chàng trai gốc Phú Yên tự nhủ, bản thân không lành lặn thì phải cố gắng gấp đôi, gấp ba. Quốc tự đặt ra chỉ tiêu cho mình phải giao được 50 đơn, số tiền kiếm được dao động từ 500.000 đồng/ngày. Từ sáng sớm, Quốc đã đẩy xe máy ra khỏi nhà. Đến khi nắng lên đến đỉnh đầu, anh mới nghỉ, ăn vội hộp cơm, ổ bánh mì. Có lúc mệt quá, Quốc lại ghé vào ghế đá công viên ngả lưng tầm 10-15 phút rồi lại lao vào làm việc.
Có lần trời mưa to, Quốc vẫn nhận đơn hàng cuối cùng lúc 20h. Áo mưa anh khoác trên người dường như chẳng còn tác dụng, nước tạt vào rát mặt. Quốc nói với khách qua điện thoại "Chị thông cảm, đợi em một xíu" rồi dùng chiếc chân độc nhất vượt qua những đoạn nước ngập. Đến nơi, khách thấy thương quá dúi cho anh 50.000 đồng, thay vì 35.000 đồng như giá trị đơn hàng. Quốc sốt li bì mấy ngày sau đó.
Thời tiết không làm khó được chàng trai 21 tuổi nhưng những đơn hàng nặng hàng chục kg buộc Quốc phải nhờ trợ giúp của các đồng nghiệp. "Tôi may mắn có được những đồng nghiệp tốt bụng, chưa một lần than phiền hay từ chối lời đề nghị của tôi", anh kể.
Một khách hàng cảm phục sự nỗ lực và chăm chỉ của Quốc đã mời anh chụp ảnh chung. Ảnh nhân vật cung cấp |
Một số khách hàng thấy thương chàng trai nhảy lò cò để lấy hàng, cũng vỗ vai động viên: "Cố lên em nhé". Những lúc như thế, Quốc lại thấy ấm áp. Anh chưa bao giờ từ chối nhận đơn khi còn đủ thời gian, thậm chí, có đơn hàng cách nhà tận 90 km. Có lẽ cũng nhờ sự không ngại khó này mà Quốc có nhiều mối quen, khi cần lại gọi cho anh.
Cách đây một năm, công ty mở thêm chi nhánh, Quốc phải rời quê nhà Phú Yên sang Quy Nhơn làm việc. Mỗi tháng, trừ tiền chiết khấu cho công ty, tiền trả góp xe máy, chi phí sinh hoạt, anh tiết kiệm được khoảng hai đến ba triệu gửi về cho mẹ. Lần đầu tiên nhận được lương của con, bà Út xúc động, nước mắt lăn dài. Bà tâm sự, Quốc là đứa con đã chịu nhiều thiệt thòi và rất khó khăn để anh chấp nhận được chuyện mình mãi mãi mất đi một bên chân. "Tôi rất mừng khi có nơi nhận nó, cho nó một công việc tử tế để kiếm sống, phụ giúp gia đình", người mẹ nói.
Chị Châu Thị Kim Huệ, quản lý của Quốc, cho biết lần đầu tiên thấy chàng shipper một chân đến xin việc, chị đã rất ngạc nhiên xen lẫn lo lắng. "Quốc lúc đó người gầy rộc, ốm yếu. Tôi băn khoăn không biết rằng khách hàng có ngại không, nhưng cuối cùng, tôi vẫn tạo điều kiện cho bạn thử việc", chị kể. Không phụ lòng chị Huệ, Quốc làm việc rất chăm chỉ, có trách nhiệm. Khi đơn vị thiếu người, Quốc luôn sẵn sàng nhận đơn, hay giúp đỡ mọi người.
Cuối tuần trước, một người dân quay lại khoảnh khắc đi giao hàng của Quốc. Đoạn video dài 20 giây ghi lại cảnh chàng trai lò cò đẩy cửa bước ra khỏi cửa hàng tiện lợi, nhảy xuống bậc thềm đã khiến nhiều người xúc động và chia sẻ trên nhiều trang mạng xã hội. Quốc cho biết, anh đã âm thầm đọc hết những bình luận động viên và xem đây là động lực để mình cố gắng nhiều hơn nữa.
Nghiên cứu của ĐH Harvard: Trẻ có 3 đặc điểm này lớn lên KIẾM TIỀN rất siêu, không phải cứ học giỏi là sẽ giàu có
Người có phẩm đức sẽ không hèn, có học thức sẽ không nghèo
Vì sao làm càng nhiều sẽ càng chịu thiệt thòi: Không biết 5 quy tắc ngầm này, bạn vừa hại thân, vừa khiến sự nghiệp xuống dốc!
4 tư duy nhất định phải có để “nằm ngủ cũng kiếm ra tiền”, sớm có tự do tài chính
Lưu Bang và triết lý dùng người đỉnh cao: “nhất nhân thiên hạ trị”, tay trắng làm nên nghiệp lớn
35 tuổi thất nghiệp, không nhà, không xe, quyết tâm 'làm giàu muộn', tôi vỡ lẽ: "Làm công việc không phù hợp như dùng một con dao cùn cắt thịt, tốn sức, tốn thời gian"
Nghịch lý cuộc đời: Cha mẹ “bao bọc” con quá nhiều…vô tình tạo ra những đứa trẻ vô tâm và vô ơn
Tỷ phú giàu nhất lịch sử nước Mỹ dặn con: Muốn giàu phải giấu 1 thứ, chấp nhận 1 điều và tránh kết giao với người có 3 tật xấu này
Không gì là không thể ở Dubai: Xây đại lộ dài 93km có điều hòa chỉ để đi bộ và đạp xe, lấy năng lượng hoạt động từ chính bước chân của người đi đường
Sau 5 năm nghỉ việc, gặp lại đồng nghiệp cũ, tôi nhận ra quy tắc nhói lòng: ‘Đi xe đạp, dù bạn có cố gắng thế nào, cũng không thể đuổi kịp ô tô’
30 năm ‘lăn lộn’ trong giới bất động sản, tôi rút ra 6 từ khóa có thể thay đổi cuộc sống và sự nghiệp của bạn mãi mãi
Triết lý làm giàu của ông trùm đầu cơ từng ‘phá sập’ ngân hàng Anh, kiếm 1 tỷ USD trong 24h: Luôn tìm kiếm cơ hội độc nhất, tạo lợi thế trọn đời bằng 4 cách này
Sinh ra trong nghèo đói không phải lỗi của bạn nhưng chết trong nghèo đói là lỗi của bạn: Địa vị cao hay thấp tùy thuộc sự nỗ lực, suy nghĩ tích cực và có mục tiêu
-
Nghiên cứu của ĐH Harvard: Trẻ có 3 đặc điểm này lớn lên KIẾM TIỀN rất siêu, không phải cứ học giỏi là sẽ giàu có
-
Tôi dặn con: Sau này bố mẹ mất là hết, chẳng phải hương khói giỗ chạp làm gì cả
-
“Đại gia ngầm” số 1 Trung Quốc, sở hữu 3.000 hecta đất ở Hồng Kông, nhưng không hề bán hay cho thuê, làm giàu bằng cách hiến tặng những mảnh nhỏ
-
Bài học từ tư duy triệu phú: Không tham lợi nhuận nhỏ là người nỗ lực nhưng làm được 2 việc này mới đến gần với thành công
-
Người có phẩm đức sẽ không hèn, có học thức sẽ không nghèo
-
Vì sao làm càng nhiều sẽ càng chịu thiệt thòi: Không biết 5 quy tắc ngầm này, bạn vừa hại thân, vừa khiến sự nghiệp xuống dốc!