www.bachkhoakienthuc.com

Người Việt Nam "thứ hai" bay vào vũ trụ: Tự hào của Việt Nam, Kỳ tích Châu Á

30/01/2023 12:48

Trịnh Hữu Châu là một phi hành gia Việt Nam đã bay vào vũ trụ trên tàu của NASA năm 1992. Sự kiện này được nửa thế giới biết đến, và Trịnh được chú ý như một nhân tài tại NASA.

Sinh ngày 24/09/1950 tại Sài Gòn, ông là một người có tinh thần hiếu học và tốt nghiệp kỹ sư cơ khí và vật lý ứng dụng tại Đại học Columbia. Ông hoàn tất nhiều nhiệm vụ phức tạp cho NASA và là một trong những người đầu tiên của Châu Á bay vào vũ trụ.

Không phải ai cũng biết, nước ta có một phi hành gia đã bay vào vũ trụ trên con tàu của NASA vào năm 1992. Ông Trịnh Hữu Châu chính là niềm tự hào vĩ đại của Việt Nam khi ông đã hoàn tất hành trình bay này cùng tàu con thoi Columbia lừng danh.

Có thể nhiều người Việt Nam không biết đến điều này nhưng cả nước Mỹ và một nửa thế giới biết đến sự kiện này. Trên nhiều trang bìa của tạp chí Mỹ thời điểm đó xuất hiện gương mặt của Trịnh Hữu Châu như là một kỳ tích châu Á tại NASA – Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ.

Được NASA chú ý đến như một nhân tài có 1-0-2

Ông Trịnh Hữu Châu (Eugene Trịnh) sinh ngày 24/09/1950 tại Sài Gòn, là con trai út trong nhà. Năm 1953, ông đã cùng gia đình sang Pháp định cư. Quãng thời gian sống tại đây đã tạo điều kiện giáo dục để ông có nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp sau này.

Trịnh Hữu Châu là một người có tinh thần hiếu học, thích nghiên cứu những thứ mới mẻ. Ông đã tốt nghiệp trung học phổ thông tại trường Lycee Michelet ở thủ đô Paris vào năm 1968 và sau đó sang Mỹ học tiếp lên đại học với tấm bằng tốt nghiệp ngành kỹ sư cơ khí và vật lý ứng dụng tại Đại học Columbia vào năm 1972. Với khả năng học tập tốt ông đã hoàn thành chương trình thạc sĩ và sau đó hoàn thành luôn chương trình tiến sĩ ngành Vật lý ứng dụng vào năm 1977 tại Đại học Yale lừng danh, hàng đầu nước Mỹ và thế giới.

Sau đó, ông Trịnh Hữu Châu tiếp tục theo đuổi con được học thuật khi tiếp tục học nghiên cứu tại Đại học Yale niên khóa 1978-1979. Những gì ông học được ở đây đã giúp đỡ rất lớn cho sự nghiệp của ông sau này.

Chau1
Trịnh Hữu Châu trong bộ đồng phục của NASA

Sau khi hoàn thành chương trình học ở Đại học Yale ông được nhận vào làm tại một phòng thí nghiệm Jet Propulsion (JPL) trực thuộc sự quản lý của NASA trong vai trò của một nghiên cứu viên cao cấp. Trong 2 thập kỷ ông đã dồn hết công sức, sự đam mê của mình cho công việc nghiên cứu tại JPL.

Năm 1979, đã ngắm ông Trịnh như một tài năng có 1-0-2 và ngay lập tức đã mời ông về làm. Trong thời gian này, ông kết thúc khóa học sau tiến sĩ và tham gia các hoạt động nghiên cứu của Viện Kỹ thuật California dưới sự hỗ trợ của NASA.

Trở thành người Việt thứ hai bay vào vũ trụ sau Phạm Tuân

Đến năm 1983 NASA đã quyết định chọn ông để tham gia chương trình huấn luyện thành chuyên viên sức đẩy làm việc cho phòng thí nghiệm không gian 3 (Spacelab 3) và trở thành người dự bị cho tiến sĩ nổi tiếng Taylor Wang trong các chuyến bay lên quỹ đạo.

Chau2
Trịnh Hữu Châu đang làm việc trên tàu con thoi Columbia

Tháng 8/1990, NASA cái tên Eugene Trịnh được điền vào danh sách thành viên nghiên cứu sức đẩy tại phòng thí nghiệm vi trọng lực của tàu con thoi. Sau 2 năm tham gia huấn luyện, vào ngày 25/06/1992 ông có mặt trong chuyến bay của tàu con thoi Columbia STS – 50 bay lên không gian.

Như vậy, ông Trịnh Hữu Châu đã trở thành người Việt thứ hai bay vào vũ trụ sau khi Phạm Tuân làm được điều kỳ diệu tương tự trước đó 12 năm (1980).

Trịnh Hữu Châu (thứ hai từ bên phải) trong đội hình STS-50 bay lên vũ trụ ngày 24/1/1992

Theo thông tin được đăng tải trên trang web của NASA, chuyến bay của tàu con thoi Columbia STS – 50 kéo dài đúng 3 ngày, 19 giờ, 30 phút và 4 giây. Trong khoảng thời gian bay vào trong không gian vũ trụ, ông đã thực hiện và theo dõi cùng lúc 3 thí nghiệm về sức đẩy, sự rơi của chất lỏng và kỹ thuật điều khiển chất lỏng không bình chứa.

Luôn tự hào là người Việt Nam

Trong một cuộc hội thảo được tổ chức tại Mỹ, ông Trịnh Hữu Châu có phát biểu:

“Chúng tôi đã bay vòng quanh thế giới và qua cả vùng Đông Nam Á. Tuy phần thời gian bay qua vùng này bị mây che, song tôi nhớ ba lần tàu bay trên Việt Nam. Những lúc ấy làm t ôi nghĩ đến sợi dây liên hệ mình đến đất nước quê hương, nơi tôi được sinh ra…”

Mỗi lần con tàu bay ngang qua Việt Nam, ông đều vui mừng nói với đồng nghiệp rằng: “Đó là Việt Nam! Tôi đã nhìn thấy quê hương tôi. Nó mới hiền hòa làm sao”.

Chau3
Eugene Trịnh và một vài thành viên của phi hành đoàn Columbia

Sau khi hoàn thành chuyến bay lịch sử thế giới, ông Trịnh Hữu Châu tiếp tục phát triển sự nghiệp của mình với vị trí Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu Khoa học Vật lý có văn phòng tại trụ sở chính của NASA.

Những thành tích của ông Trịnh Hữu Châu đã được NASA ghi nhận bằng việc trao tặng ông huy chương phi hành gia, huy chương thành tựu khoa học đặc biệt, giải thưởng Ngọn đuốc vàng dành cho người Mỹ gốc Mỹ gốc Việt, cùng nhiều giải thưởng và bằng phát minh quan trọng khác.

Chau4
Trịnh Hữu Châu được NASA vinh danh bằng nhiều giải thưởng lớn cho quá trình làm việc của mình

Về đời sống cá nhân, ông Trịnh sống rất kín tiếng, ít ai biết đến. Trên website của NASA cũng có vài dòng giới thiệu về sở thích của ông như: sửa sang nhà cửa, nghe nhạc, chụp ảnh, xem kịch, chơi tennis, bơi lội, bóng chuyền, bóng đá, và leo núi.

Nếu không muốn hại con, ngừng ngay những việc này từ hôm nay
Cho trẻ ăn kẹo, uống nước ngọt có gas, sử dụng smartphone, mắng chửi... là những việc khiến cho trẻ tổn thương cả thể chất lẫn tinh thần những chúng ta lại hay mắc phải...