Sau 8 năm làm công sở ở Hà Nội, cô gái tuổi 30 vẫn ở trọ, tiết kiệm vòn vẹn được 60 triệu đồng
Sau gần chục năm ra trường đi làm, cô nàng công sở này vẫn chẳng tiết kiệm được là bao, vẫn phải sống trong căn nhà trọ nhỏ với mức sống bình thường và chẳng dám yêu ai khi mới đủ nuôi bản thân.
Đó chính là câu chuyện của Nguyễn Thu Huyền, 30 tuổi, nhân viên truyền thông Công ty X. ở tòa nhà Hapulico, Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân (Hà Nội). Đã bước sang tuổi 30, sau 8 năm đi làm, cô gái này vẫn gần như trắng tay. Bởi thế mỗi khi về quê, cô luôn nhận được nhiều chỉ trích, lo lắng từ bố mẹ và người thân trong gia đình.
Năm 2014, sau khi ra trường, Huyền xin vào làm tại một công ty truyền thông với mức lương ban đầu chỉ 7 triệu đồng. Số tiền chỉ đủ để cô chi tiêu trong tháɴg cho bản thân và gửi 1 triệu về cho bố mẹ ở quê.
“Mình thuê nhà với một người bạn nữa nên tiền phòng chia nhau, hết 1,5 triệu, thêm tiền điện nước hết khoảng 200.000 đồng/tháɴg/người. Mỗi tháɴg, hai đứa đóng 2 triệu tiền ăn uống. Rồi tiền xăng xe, điện thoại 300.000 đồng. Chi tiêu linh tinh và mua sắm quần áo, đi ăn với bạn bên ngoài hết 2 triệu nữa. Tổng mỗi tháɴg, mình tiêu hết 6 triệu đồng”, Huyền nhớ lại.
![]() |
10 năm đi làm chỉ tiết kiệm được 60 triệu |
Sang năm thứ hai đi làm, mức lương của Huyền tăng lên 8 triệu đồng. Vẫn cố gắng chi tiêu mức cũ, mỗi tháɴg Huyền gửi về nhà được 2 triệu đồng.
Từ năm thứ 5, lương của Huyền tăng lên 10 triệu/tháɴg. Huyền vẫn cố dành dụm gửi về 2 triệu đồng về cho bố mẹ mỗi tháɴg, còn 1 triệu cô tiết kiệm. Tính ra mỗi năm, Huyền tiết kiệm được khoảng 12 triệu.
“Bên mình làm chẳng có khoản thu nhập nào ngoài ra cả, chỉ có lương cứng. Thưởng Tết mỗi năm chỉ một tháɴg lương nên mình cũng đưa bố mẹ gần hết và chỉ giữ 2-3 triệu tiêu Tết. Nói chung, mỗi năm chỉ tiết kiệm được 12 triệu đồng. Hai năm đầu đi làm, mình để ra được 24 triệu đồng”, Huyền kể.
Từ năm thứ 7, mức lương của Huyền mới được tăng lên 12 triệu đồng/tháɴg. Huyền vẫn gửi về quê 2 triệu và tiết kiệm 3 triệu/tháɴg. Tính ra năm ngoái, Huyền tiết kiệm được 36 triệu.
Năm nay, mức lương của Huyền vẫn như cũ nên từ đầu năm đến nay Huyền tiết kiệm được 30 triệu đồng. Tuy nhiên, số tiền này Huyền dồn hết mua lại một chiếc xe Lead của bạn. “Bạn mình mua xe nhưng không thích màu xe này vì cho rằng không hợp phong thủy, nên báɴ lại với giá 30 triệu. Thấy giá mềm và cũng muốn thay chiếc xe cà tàng đang đi, mình quyết định mua lại. Chiếc xe số cũ mang về quê cho em trai đi học”, cô kể.
Như vậy tính ra, sau gần 8 năm đi làm, Huyền chỉ tiết kiệm được 60 triệu đồng. Tiền tiết kiệm ít ỏi, nhà thì vẫn phải ở trọ, cô nàng công sở này chẳng có bất cứ một khoản đầu tư nào thêm. Đã vậy, do ảnh hưởng bởi đại dịch Cô vít nên năm nay, công ty của Huyền doanh thu kém hơn hẳn năm ngoái. Vì thế, chưa bị cắt giảm lương là may huống chi nói đến giấc mơ tăng lương.
![]() |
Đi làm lương thấp không dám kêu ai |
“Nhiều lúc, thấy tiền lương của mình chỉ nuôi được bản thân mà không dám yêu ai. Trong khi đó, bố mẹ lúc nào cũng muốn con gái có công việc lương cao, ổn định để mua được nhà và hối thúc chuyện kết hôn để họ yên tâm. Nhưng thật khó để thay đổi được tương lai của mình khi công việc hàng ngày cứ đều đều như thế, dù cũng nỗ lực trong công việc”, Huyền than thở.
Để tăng thu nhập trong tương lai, cô chưa biết phải làm sao. “Tính mình không táo ʙạᴏ, lại không thích kinh doanh báɴ hàng nên chắc không thể bỏ việc để báɴ hàng online được. Trước mắt mình cứ đi làm bình thường đã vì dịch như này có việc để làm đã là may rồi. Sau đó, mình sẽ tìm ᴋɪếᴍ các công việc có mức lương cao hơn thì nhảy vậy, hoặc sắp tới phải nhận thêm việc bên ngoài về làm thêm”.
Nguồn: vietnamnet

Nghiên cứu của ĐH Harvard: Trẻ có 3 đặc điểm này lớn lên KIẾM TIỀN rất siêu, không phải cứ học giỏi là sẽ giàu có
Người có phẩm đức sẽ không hèn, có học thức sẽ không nghèo
Vì sao làm càng nhiều sẽ càng chịu thiệt thòi: Không biết 5 quy tắc ngầm này, bạn vừa hại thân, vừa khiến sự nghiệp xuống dốc!
4 tư duy nhất định phải có để “nằm ngủ cũng kiếm ra tiền”, sớm có tự do tài chính
Lưu Bang và triết lý dùng người đỉnh cao: “nhất nhân thiên hạ trị”, tay trắng làm nên nghiệp lớn
35 tuổi thất nghiệp, không nhà, không xe, quyết tâm 'làm giàu muộn', tôi vỡ lẽ: "Làm công việc không phù hợp như dùng một con dao cùn cắt thịt, tốn sức, tốn thời gian"
Nghịch lý cuộc đời: Cha mẹ “bao bọc” con quá nhiều…vô tình tạo ra những đứa trẻ vô tâm và vô ơn
Tỷ phú giàu nhất lịch sử nước Mỹ dặn con: Muốn giàu phải giấu 1 thứ, chấp nhận 1 điều và tránh kết giao với người có 3 tật xấu này
Không gì là không thể ở Dubai: Xây đại lộ dài 93km có điều hòa chỉ để đi bộ và đạp xe, lấy năng lượng hoạt động từ chính bước chân của người đi đường
Sau 5 năm nghỉ việc, gặp lại đồng nghiệp cũ, tôi nhận ra quy tắc nhói lòng: ‘Đi xe đạp, dù bạn có cố gắng thế nào, cũng không thể đuổi kịp ô tô’
30 năm ‘lăn lộn’ trong giới bất động sản, tôi rút ra 6 từ khóa có thể thay đổi cuộc sống và sự nghiệp của bạn mãi mãi
Triết lý làm giàu của ông trùm đầu cơ từng ‘phá sập’ ngân hàng Anh, kiếm 1 tỷ USD trong 24h: Luôn tìm kiếm cơ hội độc nhất, tạo lợi thế trọn đời bằng 4 cách này
Sinh ra trong nghèo đói không phải lỗi của bạn nhưng chết trong nghèo đói là lỗi của bạn: Địa vị cao hay thấp tùy thuộc sự nỗ lực, suy nghĩ tích cực và có mục tiêu
-
Nghiên cứu của ĐH Harvard: Trẻ có 3 đặc điểm này lớn lên KIẾM TIỀN rất siêu, không phải cứ học giỏi là sẽ giàu có
-
Tôi dặn con: Sau này bố mẹ mất là hết, chẳng phải hương khói giỗ chạp làm gì cả
-
“Đại gia ngầm” số 1 Trung Quốc, sở hữu 3.000 hecta đất ở Hồng Kông, nhưng không hề bán hay cho thuê, làm giàu bằng cách hiến tặng những mảnh nhỏ
-
Bài học từ tư duy triệu phú: Không tham lợi nhuận nhỏ là người nỗ lực nhưng làm được 2 việc này mới đến gần với thành công
-
Người có phẩm đức sẽ không hèn, có học thức sẽ không nghèo
-
Vì sao làm càng nhiều sẽ càng chịu thiệt thòi: Không biết 5 quy tắc ngầm này, bạn vừa hại thân, vừa khiến sự nghiệp xuống dốc!