15 bức ảnh cho thấy sự khác nhau về đồng phục học sinh ở các nước trên thế giới, Việt Nam cũng góp 1 ảnh
Cùng dạo một vòng Trái đất và ngắm nhìn những bộ đồng phục “cực chất” của học sinh các nước trên thế giới nhé.
Nhật Bản
![]() |
Đồng phục nữ sinh Nhật Bản được gọi là "seifuku" nổi tiếng toàn thế giới nhờ các bộ phim hoạt hình và truyện tranh nhật bản. Nó gồm một chiếc áo trắng kiểu hải quân, một chiếc chân váy ngày càng ngắn dần theo độ tuổi, giày đồng phục và tất dài đến đầu gối. Thậm chí mùa đông học sinh cũng mặc như vậy và để tất không bị tuột, các nữ sinh còn dùng kéo dán đặc biệt dán lại.
Anh
![]() |
Anh quy định rất nghiêm ngặt về đồng phục. Bộ đồng phục đời đầu có màu xanh dương, được cho là giúp giáo dục trẻ về tính ngăn nắp và bình tĩnh.
Ngày nay đồng phục mỗi trường lại khác nhau với biểu tượng khác nhau. Có những trường học khắt khe đến mức không cho học sinh mặc quần short vào mùa hè. Bởi vậy một số nam sinh ở một trường đã mặc váy đi học để phản đối quy định này. Sau sự kiện trên nhiều trường đã làm đồng phục chung cho cả nam và nữ.
Australia
![]() |
Hệ thống giáo dục Australia vay mượn khá nhiều từ Anh. Đồng phục của học sinh Australia cũng khá giống của Anh, chỉ là thoáng và sáng màu hơn. Nhiều trường còn có mũ đồng phục cho học sinh vì thời tiết nắng nóng.
Cuba
![]() |
Đồng phục Cuba có một số kiểu dáng: trên trắng dưới vàng, trên xanh dưới xanh đậm,... Học sinh còn có đồng phục áo sơ mi trắng và quần hoặc váy đỏ cùng khăn quàng đỏ hoặc xanh.
Indonesia
![]() |
Ở Indonesia, màu sắc đồng phục khác nhau tùy vào bậc học. Bên trên luôn là áo trắng nhưng quần có thể có màu đỏ, xanh đậm hoặc xám. Sau khi đỗ kỳ thi quốc gia, học sinh sẽ ăn mừng sự tự do bằng cách vẽ sơn lên áo đồng phục của nhau bằng bút dạ và sơn phun.
Trung Quốc
![]() |
Học sinh Trung Quốc có một số bộ đồng phục, gồm đồng phục ngày lễ và ngày thường, mùa đông và mùa hè. Đồng phục hàng ngày cho nữ và nam khá giống nhau và trông như đồ thể thao.
Ghana
![]() |
Ở Ghana, việc bắt buộc mua đồng phục sẽ gây khó khăn cho gia đình vì các gia đình có thu nhập thấp và phần lớn là dân nghèo, do đó quy định đồng phục sẽ khiến nhiều học sinh không thể đi học. Bởi vậy năm 2010 chính phủ đã phát đồng phục miễn phí cho học sinh.
Việt Nam
![]() |
Đồng phục cấp 1 và cấp 2 ở Việt Nam khá bình thường, nhưng nữ sinh cấp 3 có thể mặc áo dài, quốc phục của Việt Nam để đi học.
Ở một số trường thì nữ sinh chỉ mặc áo dài vào dịp đặc biệt, nhưng có những trường yêu cầu mặc đồng phục áo dài mỗi ngày.
Syria
![]() |
Đồng phục ở Syria đã thay đổi từ màu tối sang màu sáng hơn (xanh, xám, hồng). Nó thể hiện mong ước sống trong hòa bình của quốc gia này.
Bhutan
![]() |
Một quốc gia khác nơi học sinh mặc quốc phụ truyền thống đi học là Bhutan. Trang phục của nữ gọi là "kira" và của nam gọi là "gho". Trước đây học sinh sẽ mang tất cả sách vở, đồ dùng học tập cất trong quần áo, nhưng giờ học sinh cũng mang ba lô và cặp xách. Tuy nhiên trang phục truyền thống vẫn thường được dùng để mang đồ.
Hàn Quốc
![]() |
Ở Hàn Quốc, học sinh học từ sáng đến tối và bắt buộc phải mặc đồng phục theo quy định của trường, nhưng kiểu đồng phục này cũng rất phổ biến ngoài trường học và ở người nổi tiếng.
Sri Lanka
![]() |
Ở Sri Lanka, học sinh phải mặc đồng phục màu trắng. Nữ sinh mặc váy và đeo và vạt, nhưng tay và cổ áo có thể khác nhau. Nam sinh mặc áo trắng và quần short xanh. Vào dịp đặc biệt nam sinh sẽ mặc quần short trắng.
Nga
![]() |
Ở Nga, đồng phục đã chính thức bị bỏ từ những năm 90, nhưng từ 2013 thì các trường có thể ra quy định riêng của mình. Vì vậy ở nhiều trường có thể yêu cầu mặc đồng phục, cũng có trường chỉ yêu cầu học sinh ăn mặc đồng bộ: áo trắng, quần/váy tối màu.
Triều Tiên
![]() |
Ở Triều Tiên, đồng phục học sinh là bắt buộc: nữ sinh mặc váy còn nam sinh mặc áo sơ mi và quần dài. Ngoài ra học sinh bắt buộc phải đeo khăn quàng đỏ.
Ấn Độ
![]() |
Hầu hết các trường Ấn Độ đều bắt buộc mặc đồng phục. Nam sinh mặc áo sơ mi có cúc bấm và ngắn tay, quần dài, tất và giày tối màu. Còn nữ sinh sẽ mặcáo tunic dài đến đầu gối với quần dài và giày.
Nguồn: https://www.giadinhmoi.vn/15-buc-anh-tiet-lo-ve-dong-phuc-hoc-sinh-o-cac-nuoc-tren-the-gioi-viet-nam-cung-gop-1-anh-d16865.html
9 vết xước trên nắp quan tài và những bí ẩn về cái chết của Lý Tiểu Long
Chỉ bằng một câu nói của nhân viên, quán cháo này luôn có doanh thu cao hơn hẳn đối thủ bên cạnh
20 thiết kế thời trang dành cho những ai muốn nổi tiếng nhanh chóng, bạn có dám mặc thử một lần không?
Jack Ma dự báo 6 ngành nghề sắp xóa sổ trong một ngày không xa, đọc ngay để tương lai không lo thất nghiệp
Hà Nội: Nam thanh niên đột tử trong quán game online
Tại sao các nhà hàng, khách sạn thường đổ đá viên vào bồn cầu?
Việt Nam nổi tiếng nhất thế giới vì điều gì?
Ý nghĩa bí mật đằng sau logo của 9 thương hiệu nổi tiếng thế giới, rất ít người biết được
8 đồ vật rất quen thuộc hàng ngày nhưng bạn đã biết hết công dụng của chúng chưa?
Gia thế "khủng" của Dekhi và loạt bí mật về nhân vật trong Doraemon
Xôn xao clip nam sinh chở bạn gái đi học bị phụ huynh bắt gặp, người mẹ mắng chửi thậm tệ rồi lôi con về
Vì sao Tử Cấm Thành có hơn 70 giếng nước mà không ai dám uống?
-
Nghiên cứu của ĐH Harvard: Trẻ có 3 đặc điểm này lớn lên KIẾM TIỀN rất siêu, không phải cứ học giỏi là sẽ giàu có
-
Tôi dặn con: Sau này bố mẹ mất là hết, chẳng phải hương khói giỗ chạp làm gì cả
-
“Đại gia ngầm” số 1 Trung Quốc, sở hữu 3.000 hecta đất ở Hồng Kông, nhưng không hề bán hay cho thuê, làm giàu bằng cách hiến tặng những mảnh nhỏ
-
Bài học từ tư duy triệu phú: Không tham lợi nhuận nhỏ là người nỗ lực nhưng làm được 2 việc này mới đến gần với thành công
-
Người có phẩm đức sẽ không hèn, có học thức sẽ không nghèo
-
Vì sao làm càng nhiều sẽ càng chịu thiệt thòi: Không biết 5 quy tắc ngầm này, bạn vừa hại thân, vừa khiến sự nghiệp xuống dốc!