www.bachkhoakienthuc.com

Bị rết cắn có làm sao không, cách xử lý để không nguy hiểm

09/09/2016 22:17

Rết là loài gì, bị rết cắn có nguy hiểm không, rết cắn có độc và có dẫn tới chết người không là câu hỏi của nhiều người. Vậy cách xử lý khi bị rết cắn

Rết là loài gì?

Rết là loài thuộc nhóm động vật thân đốt, phân ngành nhiều chân. Số lượng chân của loài rết vô cùng đa dạng, có thể là 20 cho đến 300 chân.

Rết có một cái đầu tròn, Ria mép và đầu của rết thường có dạng tròn hoặc dẹt mang đặc điểm chung của phân ngành nhưng vẫn có sự khác biệt như râu chẻ hoặc chân kép. Hàm dưới và hàm trên với một hoặc một cặp màu xanh lá cây mở rộng ra ngoài miệng.

Bên trong của cơ thể của loài rết được phân khúc được sử dụng để phát hiện sự rung động và phát hiện chuyển động xung quanh. Phân đoạn cuối cùng là một phần của cơ quan sinh dục.

Loại rết khổng lồ
Cận cảnh loài rết lớn

Bị rết cắn có độc không?

Răng nanh của rết kết nối với tuyến nọc độc. Rết cắn gây ảnh hưởng đến cơ thể thông qua hai cơ chế:

1. Gây phản ứng dị ứng, chủ yếu là ngứa,đỏ da, phù mắt, phù mạch… đôi khi nặng nề hơn có thể gây khó thở, tụt huyết áp.Phản ứng này kéo dài đến 72 giờ sau khi bị cắn.

2. Ảnh hưởng do nọc độc của rết. Nọc độccủa rết chứa serotonin, chất gây tán huyết, ly giải tế bào, phospholipase A… có thể gây rối loạn nhịp tim, tụthuyết áp, rối loạn ý thức, rung giật cơ...

Bị rết cắn có chết không?

Khi nạn nhân bị rết cắn, vết thương thường đau đớn.

Khi bị rết cắn, nếu vết cắn nhẹ, gây dị ứng da. Nếu bị rết lớn tấn công với lượng độc lớn, người bệnh có các biểu hiện như chóng mặt, ù tai, hay nôn và co giật.

Rết gây độc qua hệ thần kinh, nọc độc của nó chỉ làm tê liệt hệ thần kinh đối với những loài côn trùng nhỏ, thường không đủ mạnh để gây chết người.

Một số trường hợp hiếm gặp bị rết cắn có thể dẫn tới tử vong (chế người).

Do đó, nếu bị rết cắn chúng ta không cần quá lo lắng mà tìm cách xử lý phù hợp.

Vết rết cắn gây hoại tử
Vết rết cắn gây hoại tử
Cách xử trí khi bị rết cắn

Nếu bị rết bé cắn, vết thương nhẹ, bạn chỉ cần rửa sạch vết cắn bằng xà phòng, sau đó bôi dầu gió. Bạn cũng có thể kết hợp chườm lạnh tại chỗ giúp giảm đau và giảm sưng.

Nếu bị rết lớn cắn, có biểu hiện chóng mặt, buồn nôn, ù tai, co giật, cần khẩn trương đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để có các biện pháp can thiệp kịp thời. Không nên xoa bóp vùng xung quanh vết thương để tránh làm chất độc phát tán nhanh hơn.

Theo bác sĩ Hoàng Xuân Đại, khi bị rết cắn có thể xử trí theo cách sau:

Llấy tỏi giã nát đắp vào nơi rết cắn rất nhanh khỏi đau nhức;

Lấy rau sam rửa sạch giã nhỏ đắp vào vết thương.

Lấy hạt vừng (mè) giã nhỏ đắp vào.

Lấy củ cỏ gấu giã nhỏ đắp vào.

Lấy lá bạc hà 1 nắm giã nhỏ đắp vào rất tốt.

Lấy quả ngô ở ngọn cây giã nát đắp vào.

Lấy hột mướp đắng (khổ qua) giã nhỏ cho vào mồm nuốt nước từ từ, sau đó bã đắp vào nơi rết cắn; hoặc dùng mướp đắng giã nát tẩm giấm đem đắp vào, cũng có thể ngậm nuốt nước từ từ rồi lấy bã đắp vào càng hiệu nghiệm.

Dùng cọng khoai môn, tước bỏ vỏ, giã nhuyễn rồi trộn với cặn dầu dừa và vôi tôi đắp vào rất nhanh khỏi.

Ngoài ra lấy rau húng chanh (rau tần dày lá) rửa sạch giã nhuyễn trộn ít muối ăn đắp vào.

Nếu không muốn hại con, ngừng ngay những việc này từ hôm nay
Cho trẻ ăn kẹo, uống nước ngọt có gas, sử dụng smartphone, mắng chửi... là những việc khiến cho trẻ tổn thương cả thể chất lẫn tinh thần những chúng ta lại hay mắc phải...