Điều đại kỵ khi dùng điều hòa cho con, em của bạn
Đối với trẻ mà nói, thói quen sử dụng máy điều hòa không thỏa đáng của bố mẹ không những khiến cơ thể bé khó chịu mà còn gây hại cho trẻ...
Máy điều hòa lâu ngày không vệ sinh
Với những máy điều hòa trong khoảng nửa năm không được vệ sinh sạch sẽ thì hàm lượng vi khuẩn từ tấm tản nhiệt cao gấp 60 lần số vi khuẩn có trong bồn cầu! Các loại vi khuẩn gây hại ẩn chứa trong máy điều hòa kém vệ sinh rất đa dạng, trong đó bao gồm vi khuẩn Legionella, ký sinh trùng Demodex, Escherichia coli (vi khuẩn đại tràng), những vi khuẩn này không những tăng nguy cơ khiến bé bị ho hen trong lúc ngủ, dẫn đến các bệnh đường hô hấp mà còn làm giảm hệ miễn dịch của trẻ, gây ra các triệu chứng “bệnh điều hòa” như kém ăn, tiêu chảy, thường xuyên bị cảm v.v… Do vậy, nếu không có điều kiện thì ít nhất bạn cũng phải đảm bảo máy điều hòa được vệ sinh 2 lần/năm.
Nhiệt độ quá thấp
Nhiệt độ nào của máy điều hòa thì thích hợp nhất với trẻ? Cơ thể trẻ còn non yếu hơn so với người trưởng thành, do vậy rất kị sự chênh lệch quá lớn giữa nhiệt độ trong và ngoài phòng. Thông thường nhiệt độ trong phòng tốt nhất là giữ ở mức từ 26℃ - 28℃, tiêu chuẩn thích hợp là nhiệt độ trong phòng nên thấp hơn nhiệt độ bên ngoài 3℃ – 5℃, đây là mức khá lý tưởng đối với cơ thể của trẻ.
Để gió điều hòa thổi trực tiếp vào bé
Khi bị luồng không khí với nhiệt độ quá thấp thổi thẳng vào cơ thể trong thời gian dài sẽ khiến máu huyết không lưu thông, gây ra đau nhức, thậm chí là tê liệt các cơ. Do đó, sau khi bật điều hòa, bước tiếp theo là bạn nên điều chỉnh hướng gió cho thích hợp, tốt nhất là để luồng lạnh thổi hướng lên trên, tránh thổi trực tiếp vào người bé, nhất là phần đầu và tứ chi.
Trẻ rất dễ bị cảm sốt cao dẫn tới co giật khi bị lạnh bởi điều hòa - Ảnh minh họa |
Hạ nhiệt độ sau khi bé đổ mồ hôi
Mùa nắng nóng bé rất dễ đổ mồ hôi, vì vậy bạn nên tránh để nhiệt độ hạ thấp ngay khi mồ hôi trên người bé còn chưa khô, bất luận là việc tắm rửa hay bật điều hòa cũng vậy. Do sau vận động và đổ mồ hôi, lỗ chân lông trên cơ thể bé giãn nở, nếu lập tức chuyển sang môi trường lạnh sẽ khiến lỗ chân lông co lại đột ngột, dẫn đến các bệnh do nhiễm lạnh.
Không bổ sung nước kịp thời cho trẻ
Môi trường máy điều hòa thường rất khô, thời gian dài sẽ khiến làn da non nớt của bé dễ khô ráp, nứt nẻ, ngứa ngáy. Do đó, tốt nhất là bạn nên đặt một chậu nước trong phòng để duy trì độ ẩm. Ngoài ra, hằng ngày cần cho trẻ uống đủ nước để đề phòng cổ họng bị khô, đau rát và da thiếu nước. Uống đủ nước còn giúp hỗ trợ quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi hơn trong môi trường nhiệt độ thấp, đảm bảo tuần hoàn sức khỏe cho trẻ.
Không giữ ấm cho trẻ trong phòng điều hòa
Mùa hè, nhiệt độ vào ban đêm sẽ xuống thấp, nếu trong lúc ngủ bạn không chú ý giữ ấm cho trẻ như đeo bao tay, mang tất, đắp chăn sẽ dễ khiến bé bị nhiễm lạnh. Nếu nhiệt độ không quá thấp, tốt nhất là đảm bảo luôn có một chiếc chăn mỏng đắp trên bụng bé, mặc quần áo dài tay với chất liệu nhẹ, thông thoáng, giúp bé ngủ ngon giấc mà không bị cảm lạnh do máy điều hòa.
Không để không khí được trao đổi trong thời gian dài
Nếu phòng ốc luôn đóng kín cửa trong thời gian dài thì lượng oxi trong phòng điều hòa sẽ mỏng đi, không khí trở nên ô nhiễm, ảnh hưởng đến việc cung cấp oxi cho não của trẻ, gây bất lợi cho sự phát triển khỏe mạnh. Vì vậy, vào ban ngày, tốt nhất là cứ cách 3 tiếng bạn nên mở cửa sổ một lần để không khí được lưu thông. Ban đêm để đảm bảo chất lượng giấc ngủ cho trẻ, bạn có thể để một khe hở nhỏ ở cửa sổ hoặc dùng rèm cửa có khe để đảm bảo lượng oxi trong phòng.
Cho trẻ ở suốt trong phòng điều hòa
Ngày nắng nóng, vì để trẻ được dễ chịu mà cho trẻ ở suốt trong môi trường điều hòa sẽ gây ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe. Khi trẻ đổ mồ hôi không có nghĩa là hoàn toàn xấu, ngược lại dịch mồ hôi sẽ làm tăng quá trình trao đổi chất, thải độc cơ thể, nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Do vậy, bên cạnh việc tránh cho trẻ bị cảm nắng, bạn vẫn nên sắp xếp cho trẻ ra ngoài hoạt động nhiều hơn ở môi trường thích hợp để hấp thu không khí trong lành.
(St)
Vừa tắt điều hòa là cho trẻ ra ngoài ngay lập tức
Cũng tương tự như việc trẻ vừa đổ mồ hôi mà vào phòng điều hòa ngay sau đó, việc để trẻ ra khỏi phòng ngay sau khi tắt điều hòa cũng khiến nhiệt độ chênh lệch lớn, khiến cơ thể trẻ không kịp thích ứng, dễ sinh ra bệnh tật như đau đầu, cảm sốt v.v… Tốt nhất sau khi tắt điều hòa, bạn nên cho trẻ ở trong phòng thêm một phút rồi mới ra ngoài.
Khi trẻ sốt không dám bật điều hòa
Thông thường, người lớn cho rằng khi trẻ bị sốt thì việc bật điều hòa có thể làm tăng tình trạng bệnh. Tuy nhiên theo các chuyên gia sức khỏe, do khi bị sốt trẻ càng cần phải tản nhiệt, trong khi mùa nóng khiến nhiệt độ cơ thể khó giảm xuống, vì vậy bạn vẫn có thể bật điều hòa để giúp trẻ dễ chịu hơn, đồng thời cho trẻ mặc quần áo thích hợp, chỉ cần giữ nhiệt độ trong phòng ở mức 26℃ - 28℃, và không để gió lạnh thổi trực tiếp vào người trẻ là được.
11 kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn ai cũng cần biết
Cách giã rượu nhanh mà an toàn nhất trong 3-5 phút
Bị đứt tay nên làm gì, nên kiêng gì, dấu hiệu điểm gì?
Cách phân biệt tỏi Trung Quốc với tỏi Việt Nam đơn giản nhất
Bị rết cắn có làm sao không, cách xử lý để không nguy hiểm
Cách bật điều hòa chiều nóng đơn giản nhất
Nên để nhiệt độ điều hoà bao nhiêu thì an toàn mà tiết kiệm điện?
Điều đại kỵ khi dùng điều hòa cho con, em của bạn
Cách sử dụng điều khiển điều hòa nhiệ độ đơn giản nhất
Không biết bơi vẫn có thể tự cứu mình nếu áp dụng mẹo sau
Mẹo dùng điều hòa siêu tiết kiệm điện, không gây hại sức khỏe
Mẹo phân biệt đậu phụ bị cho thêm thạch cao mẹ nào cũng nên biết
-
Nghiên cứu của ĐH Harvard: Trẻ có 3 đặc điểm này lớn lên KIẾM TIỀN rất siêu, không phải cứ học giỏi là sẽ giàu có
-
Tôi dặn con: Sau này bố mẹ mất là hết, chẳng phải hương khói giỗ chạp làm gì cả
-
“Đại gia ngầm” số 1 Trung Quốc, sở hữu 3.000 hecta đất ở Hồng Kông, nhưng không hề bán hay cho thuê, làm giàu bằng cách hiến tặng những mảnh nhỏ
-
Bài học từ tư duy triệu phú: Không tham lợi nhuận nhỏ là người nỗ lực nhưng làm được 2 việc này mới đến gần với thành công
-
Người có phẩm đức sẽ không hèn, có học thức sẽ không nghèo
-
Vì sao làm càng nhiều sẽ càng chịu thiệt thòi: Không biết 5 quy tắc ngầm này, bạn vừa hại thân, vừa khiến sự nghiệp xuống dốc!