www.bachkhoakienthuc.com

Bụi bay vào mắt làm sao hết, có nguy hiểm không?

22/07/2018 22:20

Bụi bay vào mắt thường gây cảm giác cấn khó chịu. Khi gặp hiện tượng này, cần làm đúng cách để lấy hạt bụi ra mà không làm tổn thương mắt...

Mẹo lấy hạt bụi ra khỏi mắt an toàn

Khi bị bụi bay vào mắt, cần phán đoán kỹ xem đó là loại bụi gì để xác định phương án xử trí. Theo bác sĩ Vũ Anh Lê (BV Mắt Trung ương) thì, đối với dị vật kết giác mạc (bụi, mạt sắt): tránh dụi mắt vì có thể làm dị vật ghim sâu hơn hay làm trầy lòng đen.

Ảnh chụp Màn hình 2018-07-22 lúc 22.35.18
Tuyệt đối không được dụi mắt

Khi bụi vào mắt, cần bình tĩnh thực hiện theo các bước sau để lấy hạt bụi ra mà không làm tổn thương mắt.

Bước 1: Cố gắng nhắm mắt cho đến khi nước mắt chảy nhiều, đẩy hạt bụi ra góc mắt. Tuyệt đối không nháy mắt hay dụi mắt vì có thể gây tổn thương thêm cho mắt.

Ảnh chụp Màn hình 2018-07-22 lúc 22.21.52
Nước mắt chảy có thể đẩy hạt bụi trôi vào góc mắt

Bước 2: Nếu thấy cảm giác cộm xốn, bạn có thể rửa mắt bằng nước muối sinh lý (NaCl 9%o) hoặc thuốc nhỏ mắt kháng sinh nhẹ như chloramphenicol, cloraxin để rửa trôi bụi.

Ảnh chụp Màn hình 2018-07-22 lúc 22.22.52
Dùng nước muối sinh lý để rửa mắt

Bước 3: Nếu bụi vẫn chưa trôi ra ngoài, bạn hãy chớp mắt vào 1 tô nước sạch để bụi trôi ra ngoài.

Ảnh chụp Màn hình 2018-07-22 lúc 22.24.06
Chớp mắt trong tô nước để rửa trôi bụi

Bước 4: Nằm ngửa, mở mắt và nhờ người khác dội nước sạch (tốt nhất dùng nước muối sinh lý hoặc nước tinh khiết đóng chai còn nguyên) để rửa trôi hạt bụt.

Ảnh chụp Màn hình 2018-07-22 lúc 22.32.24
Dùng nước rửa trôi hạt bụi

Bước 5: Soi gương hoặc nhờ người khác dùng tăm bông nhẹ nhàng lấy hạt bụi ra.

Ảnh chụp Màn hình 2018-07-22 lúc 22.32.38
Dùng tăm bông lấy hạt bụi phải hết sức cẩn trọng

Nếu thực hiện cả 5 bước trên mà không lấy được hạt bụi ra, cần đến các cơ sở y tế hoặc gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để lấy hạt bụi ra.

Mắt trẻ em bị bụi vào phải làm sao?

Nếu trẻ em bị cát hoặc dị vật rơi vào mắt, cần chú ý những việc sau:

- Nếu vật lạ rơi vào mắt trẻ, tuyệt đối không để trẻ dùng tay dụi mắt. Người lớn có thể dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ banh hai mí mắt của trẻ. Dạy trẻ cách đảo mắt sang phải, sang trái, lên trên, xuống dưới để mắt chuyển động từ đó tìm ra vật lạ, nếu vật lạ nằm trong phần lòng trắng mắt, bạn có thể dùng một góc khăn sạch nhẹ nhàng khều ra.

- Cũng có thể để phần đầu của trẻ hơi nghiêng về phía mắt bị thương, rồi bảo trẻ mở to mắt ra, sau đó dùng nước sạch nhẹ ngàng xối vào mắt trẻ. Cũng có thể dùng nước ấm đổ vào bình rồi tưới lên mắt trẻ..

Ảnh chụp Màn hình 2018-07-22 lúc 22.29.07
Sơ cứu mắt cho trẻ em

- Nếu cát rơi vào bên dưới mí mắt mà sử dụng phương pháp trên thì hoàn toàn vô hiệu. Lúc này bạn có thể lấy một que nhỏ (que tăm không sắc nhọn, que diêm) đặt sát xuống bên ngoài mí mắt, sau đó lật ngược mí mắt lên về phía que, rồi dùng một góc khăn tay sạch lấy hạt cát ra, hoặc cũng có thể dùng nước sạch để xối mắt, thổi mạnh vào mắt.

- Nếu vật lạ rơi vào con ngươi và giác mạc thì không nên tự xử lý mà cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được sơ cứu và băng con mắt bị thương lại vì con ngươi và giác mạc rất mỏng và mềm.

- Nếu trẻ bị các hóa chất văng vào mắt, ngay lập tức phải dùng nước sạch rửa mắt, sau khi rửa xong nên dùng khăn khô lau sạch rồi chuyển ngay trẻ đến cơ sở y tế để được sơ cứu.

- Nếu bị vật lạ, cứng, sắc nhọn đâm vào mắt, tuyệt đối không được tự ý lấy vật đó ra để tránh nguy cơ có thể bị mù, ngay lập tức phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay, để tránh để trẻ dụi mắt, nhất thiết phải giữ chặt tay trẻ lại.

Xem clip hướng dẫn xử trí khi bụi bay vào mắt

Nếu không muốn hại con, ngừng ngay những việc này từ hôm nay
Cho trẻ ăn kẹo, uống nước ngọt có gas, sử dụng smartphone, mắng chửi... là những việc khiến cho trẻ tổn thương cả thể chất lẫn tinh thần những chúng ta lại hay mắc phải...