Cúng giỗ buổi sáng hay chiều mới đúng?
Cúng giỗ vào giờ nào thuộc buổi sáng hay chiều mới đúng. Làm cúng giỗ lúc mấy giờ đúng nhất, vào buổi tôi có sao không...
Cúng giỗ là phong tục tốt đẹp của người Việt nhằm bày tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ và cảm tạ công ơn sinh thành, dưỡng dục của người đã khuất. Đây cũng là dịp con cháu sum vầy, trò chuyện, ôn lại chuyện xưa và truyền thống gia đình.
Cúng giỗ |
Cúng giỗ ngày nào mới đúng?
Ngày giỗ theo âm Hán là huý nhật hay kỵ nhật, tức là lễ kỷ niệm ngày mất của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, cũng có nghĩa là ngày kiêng kỵ. Nguyên ngày trước, "Lễ Giỗ" gọi là "Lễ chính kỵ": chiều hôm trước lễ chính kỵ có "Lễ tiên thường" (Nghĩa là nếm trước), con cháu sắm sanh một ít lễ vật, dâng lên mời gia tiên nếm trước.
Ngày xưa, những nhà phú hữu mời thông gia, bà con làng xóm đến mời ăn giỗ cả hai lễ tiên thường và chính kỵ. Dần dần vì khách đông phải chia ra hai lượt; lại có những nhà hàng xóm mời cả hai vợ chồng nên luân phiên nhau, người đi lễ tiên thường, người đi lễ chính kỵ, ở nông thôn tuỳ theo thời vụ, muốn "Vừa được buổi cày vừa hay bữa giỗ", buổi chiều đi làm đồng về, sang hàng xóm ăn giỗ tiện hơn nên có nơi lễ tiên thường đông hơn là lễ chính kỵ.
Dần dần hoặc vì bận việc hoặc vì kinh tế eo hẹp hoặc vì thiếu người phục dịch, người ta giản lược đi, chỉ mời khách một lần nhưng hương hoa, trầu rượu vẫn cúng cả hai lễ. Một vài nhà làm, những người khác thấy thuận tiện bắt chước, dần dần trở thành tục của địa phương.
Cúng giỗ giờ nào mới đúng?
Việc cúng giỗ ngày sống (tức lễ tiên thường vào chiều hôm trước, nguyên xưa chỉ cúng vào buổi chiều vì buổi sáng còn phải mua sắm nấu nướng và ra khấn ở mộ yết cáo với thổ thần, long mạch xin phép cho gia tiên về nhà dự lễ giỗ).
Ngày nay, do bận công việc và do phong tục của từng địa phương, từng nhà, việc cúng giỗ có thể tiến hành vào sáng hoặc chiều tuỳ theo gia chủ.
Nhiều gia đình anh em ở xa, không về cùng 1 nơi thì làm lễ cả hai nơi. Theo đó, người anh thì sẽ làm ễ cúng giỗ chính vào buổi sáng, người em có thể làm lễ "vái vọng" vào buổi chiều.
Văn khấn Lễ 49, 100 ngày trong Tang lễ
Văn khấn Lễ Chầu Tổ trong Tang lễ
Văn khấn Lễ 3 ngày (Tế Ngu hoặc Phục Hồn) trong Tang lễ
Văn khấn lễ Hồi Linh trong tang lễ
Văn khấn lễ Thành Phần trong tang lễ
Văn khấn khi đào huyệt trong tang lễ
Văn khấn Lễ Chúc Thực trong Tang lễ
Văn khấn lễ Thành Phục trong Tang lễ
Văn khấn Lễ Thiết Linh trong Tang lễ
Nghi thức tang lễ của người Việt Nam
Bài văn khấn cúng cho ngày Giỗ chính - cúng Gia tiên
Bài văn khấn cúng ngày Tiên Thường trong nhà
-
Nghiên cứu của ĐH Harvard: Trẻ có 3 đặc điểm này lớn lên KIẾM TIỀN rất siêu, không phải cứ học giỏi là sẽ giàu có
-
Tôi dặn con: Sau này bố mẹ mất là hết, chẳng phải hương khói giỗ chạp làm gì cả
-
“Đại gia ngầm” số 1 Trung Quốc, sở hữu 3.000 hecta đất ở Hồng Kông, nhưng không hề bán hay cho thuê, làm giàu bằng cách hiến tặng những mảnh nhỏ
-
Bài học từ tư duy triệu phú: Không tham lợi nhuận nhỏ là người nỗ lực nhưng làm được 2 việc này mới đến gần với thành công
-
Người có phẩm đức sẽ không hèn, có học thức sẽ không nghèo
-
Vì sao làm càng nhiều sẽ càng chịu thiệt thòi: Không biết 5 quy tắc ngầm này, bạn vừa hại thân, vừa khiến sự nghiệp xuống dốc!