www.bachkhoakienthuc.com

Giảo cổ lam có tác dụng gì, khuyến cáo của bác sĩ

05/04/2016 21:59

Cây Giảo Cổ Lam còn có tên khác là Thất diệp đảm, Ngũ diệp sâm. Đây là cây thuốc quý hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như tiểu đường, huyết áp cao, mỡ máu, tăng cường sức khỏe.

Tác dụng của cây giảo cổ lam

Cây Giảo Cổ Lam hay còn gọi là Ngũ diệp sâm, Thất diệp đảm. Giảo cổ lam được phát hiện ra và sử dụng đầu tiên ở Nhật Bản với tên gọi cây Trường sinh. Ở Trung Quốc, Giảo cổ lam được gọi là Jiaogulan, cây Sâm nam.

Giảo cổ lam có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino Họ bầu bí: Curcubitaceae

Giảo cổ lam có thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá. Cây cái và cây đực riêng biệt. Lá kép có hình chân vịt. Cụm hoa có hình chuỳ, nhiều hoa nhỏ màu trắng, cánh hoa rời nhau xoè hình sao, bao phấn dính thành đĩa, bầu có 3 vòi nhuỵ. Quả khô có hình cầu, đường kính khoảng 5 - 9 mm, khi chín có màu đen.

Trong cây giảo cổ lam có các thành phần chính: Flavonoid, Saponin.

Giảo cổ lam có tác dụng tuyệt vời đối với các bệnh:

- Giúp hạ mỡ máu, giảm cholestrol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu.

- Chống huyết khối, hạ mỡ máu, tăng cường lưu thông máu.

- Giúp làm hạ huyết áp, hỗ trợ điều trị bệnh mỡ máu cao, cao huyết áp, phòng ngừa các biến chứng về tim mạch.

- Giúp hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2, phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.

- Chống lão hóa, giảm căng thẳng, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc.

Giảo cổ lam có nhiều công dụng đối với việc chữa b
Giảo cổ lam có nhiều công dụng đối với việc chữa bệnh

- Chống viêm gan, giúp giải độc gan.

- Tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa sự hình thành và tăng sản của khối u.

Lưu ý khi sử dụng giảo cổ lam

Theo khuyến cáo của bác sĩ Hoàng Xuân Đại, khi sử dụng giảo cổ lam cần thận trọng, chú ý những vấn đề sau:

- Như kết quả khoa học cho thấy, thành phần hóa học chính của nó là flavonoid và saponin. Số saponin của giảo cổ lam nhiều gấp 3 – 4 lần so với nhân sâm. Vậy nên khi lạm dụng liệu có thể xảy ra ngộ độc như nhân sâm, nhất là đối với những người lạm dụng liều dùng mà khả năng tự điều tiết bị suy giảm kết hợp cơ địa dễ bị kích ứng?

- Đối với đường huyết kết quả thử tác dụng dược lý cho thấy: Giảo cổ lam có tác dụng hạ và bình ổn đường huyết thông qua cơ chế làm tăng tiết insulin của giảo cổ lam và cơ chế làm tăng nhạy cảm của mô đích với insulin. Bởi lẽ đó, nếu như những người sử dụng với khả năng tự điều tiết của cơ thể bị suy giảm, kết hợp lạm dụng khiến cho tăng tiết insulin làm cho sự tiêu hủy đường quá mức cho phép dễ dẫn tới tình trạng hạ đường huyết đột ngột gây nguy hiểm cho sức khỏe.

- Đối với huyết áp, tim mạch và cholesterol: Làm hạ mỡ máu (đã nghiên cứu cả dược lý thực nghiệm và thử lâm sàng), nhất là đối với cholesterol toàn phần. Điều trị cho kết quả tốt, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, chống huyết khối và bình ổn huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch, não. Các thử nghiệm lâm sàng tại bệnh viện cho thấy, giảo cổ lam giúp hạ mỡ máu và huyết áp, hạ đường huyết, rất tốt cho tim mạch... Nhưng vì việc sử dụng quá liều không được sự chỉ định của thầy thuốc rất có thể làm hạ hàm lượng cholesterol toàn phần dẫn đến thiếu hụt cholesterol.

- Còn việc giảo cổ lam sử dụng trong trị liệu ung thư chỉ mang khả năng hỗ trợ chứ không như một số người nhầm tưởng là thuốc trị bệnh ung thư. Liều lượng và cách dùng thuốc giảo cổ lam là uống 2 viên/lần, ngày 2 lần, uống sau khi ăn. Dùng cho người mệt mỏi, huyết áp cao, đường huyết cao, người ăn ngủ kém. Nếu cần sử dụng thường xuyên dài ngày để có tác dụng lâu dài cũng cần có chỉ định của bác sỹ....

Nếu không muốn hại con, ngừng ngay những việc này từ hôm nay
Cho trẻ ăn kẹo, uống nước ngọt có gas, sử dụng smartphone, mắng chửi... là những việc khiến cho trẻ tổn thương cả thể chất lẫn tinh thần những chúng ta lại hay mắc phải...