www.bachkhoakienthuc.com

Lịch cúng sao giải hạn tại Chùa Phúc Khánh mới nhất

15/11/2016 14:40

Hướng dẫn đăng ký, lịch cúng sao giải hạn tại Tổ đình Phúc Khánh (Hà Nội) năm 2017, 2018, 2019 dành cho người dân.

Chùa Phúc Khánh ở đâu?

Tổ đình Phúc Khánh

Địa chỉ: 382 Tây Sơn, Phường Ngã Tư Sở, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Hàng năm dòng người đổ về đây chiêm bái, lễ Phật cầu an, dâng sao giải hạn, cầu siêu rất đông. Trong đó tháng giêng là tháng đông nhất, mỗi ngày có hàng nghìn phật tử đổ về đây. Đặc biệt, vào các khóa lễ, phía trong khuôn viên của nhà chùa không còn một chỗ trống. Hàng nghìn người dân đứng kín từ trong chùa tràn ra đến ngoài phố Tây Sơn, lan sang cả Ngã Tư Sở, nhiều người còn chấp nhận đứng xa cả cây số để vái vọng.

Nhiều người tin rằng, Phúc Khánh là một ngôi chùa thiêng. Khi mọi người tới đây cầu sao giải hạn, cúng, khấn, lễ thì đất nước được ổn định, phát triển giàu mạnh; gia đình thuận hòa, nhận được nhiều phúc đức; đường công danh, sự nghiệp được hanh thông, thuận lợi; con cháu thì đuề huề, sung túc; bản thân thì được an tâm, tĩnh tại...

Chùa Phúc Khánh
Chùa Phúc Khánh

Chùa Phúc Khánh thờ ai?

Chùa Phúc Khánh thuộc hệ phái Bắc tông.

Theo truyền thuyết, chùa được dựng từ cuối thời Trần do việc mở rộng kinh thành Thăng Long. Vào thời Lê, chùa là cơ sở đào tạo tăng tài cho Phật giáo. Về sau, việc đào tạo được chuyển qua chùa Quán Sứ.

Sau đó, chùa gặp cơn binh hỏa bị hư hỏng hoàn toàn. Có tài liệu cho chùa nằm trong khu vực diễn ra trận đánh Đống Đa năm 1789 nên bị đổ nát, sau được nhà sư Chiếu Liên xây dựng lại với sự hỗ trợ của Đô đốc Trần Văn Lễ (thời Tây Sơn) đã từng ém quân ở chùa. Ông Đô đốc còn cho đúc quả đại hồng chung và pho tượng Cửu Long cúng chùa.

Chùa qua nhiều lần trùng tu, xây dựng vào các năm 1853, 1921, 1932, 1935, 1940, 1993, 1996, 1998. Đặc biệt, năm 1940, Hòa thượng trụ trì Thích Trung Thứ đã cho kiến thiết ngôi chùa, làm cơ sở đào tạo tăng tài, điểm An cư kiết hạ hàng năm của chư Tăng.

Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Ở đây có 20 pho tượng có giá trị nghệ thuật cao. Chùa có 21 tấm bia đá, tấm bia cổ nhất là năm 1698; 3 đại hồng chung, chuông cổ nhất đúc năm 1796; 14 bộ bao lam (cửa võng) và các đồ thờ khác như bát hương đồng, long ngai, nhang án... đều rất quý.

Đại lễ Cầu an tại Chùa Phúc Khánh
Đại lễ Cầu an tại Chùa Phúc Khánh

Lịch cúng sao giải hạn tại Chùa Phúc Khánh

Cúng sao hay dân sao giải hạn là cách gọi dân gian dùng để chỉ khóa lễ đầu năm mà Phật tử hay thực hiện ở Chùa. Theo các nhà tu hành, Phật giáo không có lễ cúng sao hay dâng sao mà chỉ có lễ cầu an đầu năm, là dịp người Phật tử và người tu hành thành tâm cầu cho quốc thái, dân an, người người được an vui, các thành viên trong gia đình được khỏe mạnh.

Các khóa lễ của Chùa Phúc Khánh thường tổ chức từ Mồng 8 Tết đến hết ngày 20 Tháng Giêng hàng năm.

Riêng ngày 14 tháng Giêng hàng năm, nhà chùa thường tổ chức Đại lễ cầu an cho rất đông người tham gia.

Phiếu đăng ký làm lễ cầu an tại Chùa Phúc Khánh
Phiếu đăng ký làm lễ cầu an tại Chùa Phúc Khánh

Người dân muốn làm lễ, phải đến tận nơi và ghi phiếu đăng ký từ trước.

Nhà chùa bố trí sẵn bảng tra cứu sao hạn theo quan niệm dân gian và có người hướng dẫn, tiếp nhận đăng ký làm lễ cầu an.

Theo lịch thì năm nay, từ ngày 15/12 Âm lịch, Chùa Phúc Khánh bắt đầu tiếp nhận đăng ký làm lễ cầu an.

Để biết thông tin về lễ cầu an Tết Đinh Dậu 2017, có thể gọi theo số điện thoại 04.3.8538.377 để được giải đáp.

Nếu không muốn hại con, ngừng ngay những việc này từ hôm nay
Cho trẻ ăn kẹo, uống nước ngọt có gas, sử dụng smartphone, mắng chửi... là những việc khiến cho trẻ tổn thương cả thể chất lẫn tinh thần những chúng ta lại hay mắc phải...