www.bachkhoakienthuc.com

Quả Mơ có tác dụng gì?

09/04/2016 09:15

Tác dụng của quả mơ: Mơ muối chữa ho, trừ đờm, tức thở, phù thũng. Dầu hạt mơ (dầu hạnh nhân) làm thuốc bổ, thuốc nhuận tràng...

Quả Mơ
Quả Mơ

Tác dụng của quả mơ

Tên khoa học:

Prunus mume Sieb. et Zucc., họ Hoa hồng (Rosaceae)

Bộ phận dùng:

Quả già đã chế muối (Mơ muối - Fructus Mume preparatus). Nhân hạt (Hạnh nhân).

Thành phần hoá học chính:

Thịt quả chứa acid hữu cơ, flavonoid, carotenoid. Nhân hạt ngoài dầu béo (35-40%) còn có chứa glycosid cyanogenic là amigdalin.

Công dụng:

Mơ muối chữa ho, trừ đờm, tức thở, phù thũng. Dầu hạt mơ (dầu hạnh nhân) làm thuốc bổ, thuốc nhuận tràng...

Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 3-6g mơ muối dạng thuốc sắc, hoàn tán.

Bài thuốc từ quả mơ

Từ quả mơ, người ta cũng chế biến thành Ô mai, vừa là món ăn, vừa là vị thuốc. Cách chế biến Ô mai như sau: Quả mơ chín vàng được thu hái, đem phơi trong mát đến héo. Sau đó cho vào vai ngâm với muối, theo tỉ lệ 1kg mơ: 300g muối. Sau 3 ngày, 3 đêm thì vớt ra, tiếp tục phơi trong mát đến khi da quả mơ săn lại, rồi tiếp tục đem ngâm với muối theo cách trên. Làm liên tục như vậy 6 – 7 lần, tới khi da quả mơ săn chắc, có các hạt muối trắng mịn kết tinh trên bề mặt. Khi đó, có thể cất ở nơi khô mát, đem dùng dần. Để chế biến thành món ăn ưa thích, Ô mai được gia giảm thêm gừng sao khô và bột cam thảo.

Ô mai được dùng phổ biến trong nhân dân làm thuốc trừ ho, tiêu đờm, chữa viêm họng. Có thể dùng riêng Ô mai để ngậm; hoặc Ô mai kết hợp với Mật ong và một số thảo dược khác để chế thành cao dùng uống hoặc ngậm. Danh y Hải Thượng Lãn Ông đánh giá cao tác dụng của Ô mai. Ông viết “Ô mai có vị chua, tính liễm, có thể thăng, có thể giáng, giúp hạ khí, chỉ ho, có vai trò cốt yếu trong các bài thuốc chữa ho, nhất là chứng ho lâu ngày”. Vì vậy, trong đông y, Ô mai thường được thêm vào các bài thuốc dùng để chữa các chứng ho dai dẳng lâu ngày, ho lâu năm, ho tái đi tái lại, dẫn tới đau họng, khản tiếng, tức ngực, bụng, mệt mỏi, suy kiệt…

Một số bài thuốc hay từ quả mơ:

Mơ còn có tên mai. Mơ xanh gọi là thanh mai, khi ngâm rượu gọi là thanh mai tửu. Mơ muối gọi là diêm mai hay bạch mai. Ô mai là mơ có màu đen

Ho lâu ngày: bạch mai 20g, cát cánh 10g, mạch môn 10g, cam thảo 5g, trần bì 10, hoàng kỳ 20g, 2 bát nước sắc còn 1/2 bát, chia 2 lần uống trong ngày.

Đái tháo đường, không tự chủ được tiểu tiện: bạch mai, thục địa, hoài sơn, đan phiến, ngũ vị tử. Mỗi loại 10g, nhục quế 2g. Sắc uống.

Sỏi mật, viêm đau túi mật: bạch mai, cam thảo chế, kim tiền thảo, hải kim sa, diên hồ tố, kê nội kim. Mỗi loại 15g sắc uống.

Đi lỏng dài ngày do tỳ hư: bạch mai, bạch truật, kha tử, đảng sâm, mỗi loại 10g sắc uống.

Ra mồ hôi trộm: bạch mai, hoàng kỳ, ma hoàng căn, đương quy. Mỗi loại 10g sắc uống.

Miệng khô khát phiền nhiệt: bạch mai, thiên hoa phấn, ngọc trúc, thạch hộc. Mỗi loại 6g sắc uống.

Tẩy giun đũa: bạch mai 10g, xuyên tiêu 6g, gừng 3 lát sắc uống.

Chữa răng đau nhức: quả mơ chín giã nát xát vào răng.

Giải say rượu dùng mơ nấu với trà uống (rất hay).

Mụn cóc (hạt cơm) trên da. Bạch mai 30g ngâm nước muối 24g (bỏ hạt) ít giấm nghiền mịn đắp lên mụn cơm.

Nếu không muốn hại con, ngừng ngay những việc này từ hôm nay
Cho trẻ ăn kẹo, uống nước ngọt có gas, sử dụng smartphone, mắng chửi... là những việc khiến cho trẻ tổn thương cả thể chất lẫn tinh thần những chúng ta lại hay mắc phải...