www.bachkhoakienthuc.com

Bà bầu ăn cay được không, ớt cay có ảnh hưởng tới thai nhi thế nào?

22/09/2016 11:10

Mẹ bầu ăn cay có sao không, tác dụng của ớt cay đối với sức khỏe bà bầu và thai nhi thế nào...

Ớt cay có tác dụng gì?

Quả ớt là gia vị gần như không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt. Ớt cay có rất nhiều ích lợi đối với sức khỏe mà không phải ai cũng biết.

Trong thành phần của ớt có giàu chất chống oxy hóa (antioxydants) như vitamin A, vitamin C... cần thiết cho sự tổng hợp collagen, làm cho tiến trình lão hóa chậm lại. Hơn nữa, các antioxydants bảo vệ các tế bào chống lại tác hại của các gốc tự do (free radical) sản sinh nhiều trong cơ thể do: ô nhiễm môi trường, stress, rượu bia, thuốc lá... Bằng cách trung hòa các gốc tự do, làm cho ta nhìn trẻ trung hơn, da bớt nhăn hơn...

Theo nghiên cứu, thành phần chủ yếu của ớt là capsaicin (C9H1402) có vị cay, tính nóng, tán hàn. Vị cay nên ớt có khả năng sinh nhiệt tốt, đốt cháy calo, đốt cháy chất béo, tăng tỉ lệ trao đổi chất, tạo cảm giác no lâu hơn, thúc đẩy sự truyền tải hệ thần kinh, làm cho thận tiết ra các dịch thể, dịch này có khả năng đốt cháy chất béo trong cơ thể. Vị cay làm cho cơ thể phản ứng, tăng tiết adrenallin và tăng cường hoạt động của cơ tim, kéo theo quá trình đốt cháy năng lượng, đốt cháy các mô mỡ, làm giảm LDL cholesterol ở các cá thể béo phì.

Ngoài ra, khi ăn ớt, chất capsaicin làm cho cơ thể tăng tiết endorphin, một thứ morphin nội sinh làm giảm đau, hỗ trợ nhiều cho bệnh nhân bị đau khớp, gout.

Ớt cay
Ớt cay

Những người không nên ăn ớt cay

Những người mắc các chứng sau đây nếu ăn ớt cay có thể làm cho bệnh nghiêm trọng hơn:

– Người mắc bệnh tim, bệnh não, bệnh huyết quản, người cao huyết áp, bệnh viêm khí quản mãn tính, người mắc bệnh phổi.

– Người có bệnh viêm loét dạ dày mãn tính, người bị bệnh viêm thực quản. Vị cay, đặc biệt là vị cay của ớt, có thể gây bỏng da nếu ở mức độ đậm đặc.

Vì thế, vị cay chắc chắn sẽ có hại cho niêm mạc dạ dày, đặc biệt đối với những người bị loét dạ dày từ trước. Hơn nữa, ăn quá cay cũng ảnh hưởng đến men tiêu hóa của dạ dày, gây khó tiêu, ăn cay quá có nguy cơ loét dạ dày.

– Người bị bệnh viêm túi mật, sỏi mật.

– Người mắc bệnh trĩ, đang bị đau mắt đỏ hay viêm giác mạc.

– Sản phụ, người đang mang thai, người có bệnh về thận.

– Người mắc bệnh viêm da và mọi thứ bệnh về da.

– Người đang uống thuốc Đông y, nếu ăn ớt sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả trị bệnh của thuốc.

– Những người ốm yếu gầy còm.

– Mẹ cho con bú nếu ăn quá cay sẽ ảnh hưởng đến trẻ qua sữa, mẹ bị bốc hỏa trong cơ thể còn con cũng nóng trong người, khó ngủ, hay quấy khóc.

Nhiều món ăn của Việt Nam phải có ớt cay
Nhiều món ăn của Việt Nam phải có ớt cay

Bà bầu ăn ớt cay được không?

Theo các chuyên gian, ớt cay không ảnh hưởng tới người mẹ đang mang thai. Tuy nhiên, ớt cay có thể gây dị ứng cho trẻ về sau này.

Một công bố khác lại cho thấy, nếu người mẹ mang thai ăn ớt sẽ gây viêm loét miệng, lưỡi, táo bón và ảnh hưởng đến cả con.

Ông bà ta xưa cũng quan niệm, ớt cay có vị nóng nên nếu người mẹ ăn quá nhiều đồ cay khi mang thai, con sinh ra dễ bị rôm sảy, nóng trong người.

Như vậy, ớt cay có nhiều ích lợi đối với sức khỏe. Tuy nhiên, do tính chất cay, nóng của ớt, một số trường hợp nên kiêng hoặc hạn chế ăn ớt.

Đối với ớt bột (ớt cay khô), cần chú ý xem có bị bảo quản bằng hóa chất hay không. Trước khi ăn, cần kiểm tra kỹ, nếu ớt bị mốc thì nên loại bỏ khỏi bữa ăn.

Hạt ớt cũng được cho là không tốt. Nếu ăn vào, hạt ớt đọng ở dạ dày gây cay, nóng ở một vị trí nhất định có thể dẫn tới viêm loét, đau dạ dày.

Khi ăn ớt, người ta thường bỏ hạt, lấy vỏ ớt ăn sống hoặc làm nước chấm, trộn vào thức ăn...

Xem clip 10 loại trái cây bà bầu không nên ăn

Nếu không muốn hại con, ngừng ngay những việc này từ hôm nay
Cho trẻ ăn kẹo, uống nước ngọt có gas, sử dụng smartphone, mắng chửi... là những việc khiến cho trẻ tổn thương cả thể chất lẫn tinh thần những chúng ta lại hay mắc phải...