www.bachkhoakienthuc.com

Bà bầu, bà đẻ có nên ăn quýt không, những lưu ý khi ăn quýt?

23/11/2016 16:52

Bà bầu trong khi mang thai, bà đẻ sau khi sinh có được ăn quả quýt không. Tác dụng của quýt đối với sức khỏe của bà bầu, thai nhi, em bé thế nào...

Tác dụng của quả quýt

Quýt là trái cây phổ biến ở Việt Nam. Đến mùa, quýt được bài bán khắp nơi trên cả nước. Theo các nhà khoa học, trong quả quýt chứa 87,8% nước, 0,9% protein, 20,6 hydrat carbon, 0,3 chất béo (cao chiết bằng erther), 0,4% chất vô cơ gồm: Ca 0,05 mg%; P 0,02 mg%, Fe 0,01%, caroten 350 UI, vitamin B1 40 UI % và vitamin C 68 mg%, phenyl propanoid glucoisid, terpenoid glucosid, limonoid glucosid và adnosin, trong đó chất citrusin A có tác dụng hạ áp.

Múi quýt có các thành phần dinh dưỡng không thể thiếu được đối với sức khỏe, bao gồm đường, protein, lipid, vitamin, axít hữu cơ, chất khoáng... Người bị cao huyết áp, bệnh mạch vành, đau dạ dày, suy dinh dưỡng, cơ thể suy nhược sau khi ốm... ăn quýt rất có lợi.

Xơ quýt vị đắng, tính bình, có vitamin P giúp phòng chữa cao huyết áp, rất có ích đối với người cao tuổi. Nó cũng có tác dụng điều hòa khí, tan đờm, thông lạc, thông kinh, thường dùng trị các chứng khí trệ kinh lạc, ho tức ngực, ho ra máu...

Hạt quýt vị đắng, tính bình, có công hiệu điều hòa khí, giảm đau, tan u cục, thường dùng chữa sa nang, sưng đau tinh hoàn, đau lưng, viêm tuyến sữa, ung thư vú giai đoạn đầu...

Lá quýt vị đắng, tính bình, có tác dụng trợ gan, hành khí, tiêu thũng, tan u cục, dùng chữa các chứng đau mạng sườn, sa nang, đau vú, u cục ở vú.

Vỏ quýt xanh tính ấm, vị đắng, cay, có tác dụng trợ can, phá khí, tan u cục, tiêu tích trệ, dùng chữa các chứng đau chướng mạng sườn, sa nang, cương vú, u cục vú, đau dạ dày, ăn khó tiêu, sốt rét lâu ngày thành báng bụng.

Quý có tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe
Quý có tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe

Mẹ bầu, bà đẻ có nên ăn quýt

Ốm nghén thường là dấu hiệu của thai kỳ khỏe mạnh. Các nghiên cứu cho thấy, những người bị ốm nghén thường giảm nguy cơ sẩy thai cũng như sinh con nhẹ cân. Tuy nhiên, triệu chứng ốm nghén gây ra sự khó chịu vô cùng cho bà bầu. Hãy khắc phục nó bằng tinh dầu quýt hoặc vỏ quả quýt khô để giúp bạn giảm căng thẳng. Massage tinh dầu quả quýt vào bàn chân sẽ giúp bạn có được trạng thái vui vẻ. Trong 100g vỏ quýt có chứa 119mg vitamin C vì vậy vỏ quýt có tác dụng làm mát gan, giải tỏa ưu sầu, giảm đau, xua tan bực tức, tâm trạng không tốt lúc thai nghén.

Theo các nhà nghiên cứu, ở thời kỳ đầu của thai nghén, có thể do bánh nhau phát triển tăng sản sinh ra estrogen. Hormon này làm cho thai phụ nhạy cảm với các mùi, vị nên đã gây buồn nôn và nôn. Do đó, trà gừng vỏ quýt sẽ giúp mẹ bầu giảm triệu chứng này một cách rất hiệu quả.

Họ cam quýt tốt cho sức khỏe của mẹ bầu
Họ cam quýt tốt cho sức khỏe của mẹ bầu

Họ nhà cam quýt rất giàu vitamin C và hàm lượng canxi tương đối lớn. Sau khi sinh, lớp màng bên trong cổ tử cung sản phụ xuất hiện vết thương tương đối lớn, chảy nhiều máu. Nếu ăn một lượng quýt thích hợp, có thể ngăn ngừa tình trạng tiếp tục chảy máu.

Can-xi là thành phần quan trọng trong việc hình thành cấu trúc xương và răng ở trẻ sơ sinh. Nếu người mẹ ăn một lượng quýt thích hợp có thể thông qua sữa của mình cung cấp chất can-xi cho trẻ, như vậy không chỉ thúc đẩy quá trình tăng trưởng hệ thống xương và răng của trẻ, mà còn có thể ngăn ngừa bệnh còi xương cho bé.

Ngoài ra, hạt quýt, sơ quýt còn có tác dụng thông sữa. Khi tuyến sữa của người mẹ bị tắc, dẫn tới việc sữa bị ít đi, thậm chí gây ra bệnh viêm tuyến sữa cấp tính, ảnh hưởng đến việc nuôi trẻ sơ sinh bằng sữa mẹ. Ăn quýt có thể tránh được các hiện tượng trên.

Như vậy, bà bầu, bà đẻ trong thời kỳ nuôi con nhỏ hoàn toàn có thể ăn quýt.

Lưu ý khi ăn quýt

- Chú ý chọn mua các loại quýt có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tránh mua quýt của Trung Quốc có phun, tẩm hóa chất độc hại.

- Không nên ăn quýt quá nhiều, không nên ăn khi đói vì có thể làm tăng tiết dịch vị dạ dày.

Xem thêm clip: Công dụng của quả quýt

Nếu không muốn hại con, ngừng ngay những việc này từ hôm nay
Cho trẻ ăn kẹo, uống nước ngọt có gas, sử dụng smartphone, mắng chửi... là những việc khiến cho trẻ tổn thương cả thể chất lẫn tinh thần những chúng ta lại hay mắc phải...